【ti le keo toi nay】Bộ Tài chính đã chủ động các giải pháp tài khoá để hỗ trợ phòng, chống dịch Covid
Cục Thuế Hà Nội: Chủ động hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục gia hạn thuế | |
Gia hạn thuế: Cần đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng | |
Chính phủ chính thức thông qua gói gia hạn thuế, tiền thuê đất hơn 180 nghìn tỷ đồng |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng và đại diện lãnh đạo một số vụ, cục có liên quan dự họp ở đầu cầu trụ sở Bộ Tài chính. Ảnh: Minh Tuấn. |
Hỗ trợ tài khóa hơn 220 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, giải pháp quan trọng nhất được Bộ Tài chính đề xuất là thực hiện gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với tổng mức hơn 220 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Trong đó, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có hiệu lực từ 8/4/2020.
Với Nghị định này, sẽ thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế 5 tháng đối với thuế GTGT và thuế TNDN của doanh nghiệp; thuế GTGT và thuế TNCN của các hộ kinh doanh và tiền thuê đất của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
“Trong quá trình xây dựng Nghị định, chúng tôi đã tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, các doanh nghiệp và hiệp hội các doanh nghiệp để bổ sung, mở rộng phạm vi thực hiện chính sách. Theo Nghị định 41, dự kiến có khoảng 98% doanh nghiệp đang hoạt động, tức khoảng 740 nghìn doanh nghiệp thuộc diện được giãn thuế và tiền thuê đất với tổng mức khoảng 180 nghìn tỷ đồng” – Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo cơ quan Thuế tạo điều kiện về mặt thủ tục cho các hộ và cá nhân kinh doanh khi kê khai tiền thuế khoán được miễn giảm do ngừng/nghỉ được tính trọn tháng, kể cả trong trường hợp ngừng nghỉ không trọn tháng.
Các loại thuế, phí, lệ phí được tích cực miễn giảm. Cụ thể, đã thực hiện miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng vật tư và thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19; đã trình Chính phủ sửa đổi, điều chỉnh biểu thuế xuất nhập khẩu để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, sản, thủy sản, cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô. Dự kiến việc điều chỉnh này sẽ giúp giảm nghĩa vụ nộp NSNN của các doanh nghiệp năm 2020 trên 6 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã đề xuất Chính phủ để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngay từ 1/7/2020 (theo lộ trình ban đầu thì dự kiến áp dụng từ 1/1/2021).
Dự kiến áp dụng thuế suất 15-17% tùy thuộc vào quy mô doanh thu và số lượng lao động của doanh nghiệp, đồng thời cho phép miễn thuế TNDN trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh.
Trường hợp thực hiện từ tháng 7/2020 thì dự kiến sẽ có khoảng 700 nghìn doanh nghiệp (chiếm khoảng 93% tổng số doanh nghiệp trong cả nước) được hưởng lợi, qua đó giảm nghĩa vụ nộp NSNN năm 2020 khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng (cả năm là 15,6 nghìn tỷ đồng).
Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; trong đó dự kiến điều chỉnh tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên mức 11 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên mức 4,4 triệu đồng/tháng.
Việc điều chỉnh sẽ có khoảng 6,8 triệu người được hưởng lợi, trong đó có khoảng 1 triệu đối tượng sẽ không phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm 2020. Tổng số thu nhập người lao động được giữ lại để chi tiêu thêm nhờ việc điều chỉnh này trong năm nay khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng.
Các chính sách hỗ trợ do Bộ Tài chính đề xuất đều được tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, các doanh nghiệp và hiệp hội để bổ sung, mở rộng phạm vi thực hiện. Ảnh: Minh Tuấn. |
Ngoài ra, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát để thực hiện cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp và người dân.
Có thể kể đến như: Miễn lệ phí môn bài đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thành lập mới, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài...; giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp; giảm 67% mức phí công bố thông tin doanh nghiệp; giảm 50-70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính.
Tổng số phí, lệ phí cắt giảm trong thời gian còn lại của năm 2020 khoảng 500 tỷ đồng.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư điều chỉnh giảm giá 10-50% đối với 9 nhóm dịch vụ và miễn hoàn toàn giá đối với 6 nhóm dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Bố trí 36 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người lao động
Ở đầu chi, Bộ trưởng cho hay, ngân sách nhà nước đã ưu tiên nguồn lực 16,2 nghìn tỷ đồng phòng, chống dịch.
Trong đó, đã dành khoảng 9,5 nghìn tỷ đồng cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để mua sắm trang thiết bị vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19. Dự kiến, trong thời gian tới, có thể tiếp tục phải tăng chi thêm để đáp ứng yêu cầu tăng cường khả năng ứng phó với đại dịch này.
Cùng với đó, dành khoảng 6,7 nghìn tỷ đồng để chi chế độ ưu tiên phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19; chi tiền ăn cho người bị cách ly, chi khám chữa bệnh nền trong thời gian cách ly.
Bộ Tài chính cũng ưu tiên bố trí khoảng 36 nghìn tỷ đồng từ NSNN để thực hiện Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho 6 nhóm đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch.
Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn phải chủ động bố trí nguồn để tăng cường hàng dự trữ quốc gia (chủ yếu là lương thực), hỗ trợ kịp thời người dân ở những khu vực khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo không ai bị đói. Bên cạnh đó, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đảm bảo quyền lợi của người bảo hiểm bị tác động bởi dịch bệnh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Ending wars is a prerequisite to protect children: Deputy FM
- ·Ending wars is a prerequisite to protect children: Deputy FM
- ·Japan to continue assisting Việt Nam in COVID
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·President Phúc urges deepening Việt Nam
- ·Việt Nam ensures favourable conditions for foreigners in the country: spokesperson
- ·Congratulations sent to Cambodian party on founding anniversary
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·President sends letter to Russian counterpart
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Việt Nam demands relevant parties not complicate South China Sea situation
- ·Staff of Level
- ·Top Vietnamese, Brunei legislators hold online talks
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Top leader of Laos begins official friendship visit to Việt Nam
- ·Việt Nam protests all violations of its sovereignty over Trường Sa archipelago
- ·Việt Nam chairs meeting of UNSC Informal Working Group on International Tribunals
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Việt Nam urges countries to unite to fight terrorism