【bảng xếp hạng ngoại hạng pháp】Xây dựng kế hoạch chi tiết trung hạn ngành Tài chính
Nhằm thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược Tài chính đến năm 2020,âydựngkếhoạchchitiếttrunghạnngànhTàichíbảng xếp hạng ngoại hạng pháp Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-BTC phê duyệt Chương trình hành động của ngành Tài chính triển thực hiện Chiến lược, trong đó xác định 82 đề án, luật, nhiệm vụ phải thực hiện đến năm 2020, đồng thời nêu rõ định hướng, kết quả, thời gian thực hiện, đơn vị chủ trì… các đề án này.
Ông Trương Bá Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, để triển khai Chương trình hành động một cách hiệu quả, Bộ Tài chính giao Viện Chiến lược và Chính sách tài chính chủ trì phối hợp thực hiện với các đơn vị trong Bộ xây dựng kế hoạch chi tiết trung hạn (còn gọi là Tài liệu chi tiết hóa chương trình hành động) của ngành Tài chính.
Tài liệu chi tiết hóa là văn bản của Bộ Tài chính đưa ra các đề án trọng tâm của ngành Tài chính giai đoạn 2013-2015 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020 và nâng cao hiệu quả phối hợp triển khai giữa các đề án bộ phận trong tổng thể Chiến lược.
Đây cũng là cơ sở để Bộ Tài chính tiến hành điều phối và tổ chức thực hiện tái cấu trúc các lĩnh vực của ngành Tài chính. Trên cơ sở đó, góp phần huy động tốt nhất các nguồn lực trong và ngoài nước, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho việc thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Tài liệu chi tiết hóa cũng sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể về Chương trình hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020, trong đó trọng tâm trước mắt là cho giai đoạn 2013-2015.
Trên cơ sở tài liệu này, các nhà tài trợ sẽ xác định và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính theo một khuôn khổ đồng bộ và nhất quán. Trên cơ sở đó, giúp tăng cường phối hợp giữa các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đối với quá trình tái cấu trúc tài chính nói chung và tài chính công nói riêng, giảm thiểu sự chồng chéo và nâng cao hiệu quả tài trợ.
Được biết, tài liệu chi tiết hóa hiện nay đã và đang được Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng. Về cơ bản đã xây dựng xong khung và đang được rà soát bổ sung.
Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện tài liệu chi tiết hóa cần tiếp tục giải quyết thêm một số vấn đề như luận cứ khoa học để xác định thứ tự ưu tiên đối với các đề án và tính cập nhật của tài liệu chi tiết hóa…
Ông Kim Long Biên, Phó trưởng Ban Cải cách Hiện đại hóa Hải quan (Tổng cục Hải quan) lại quan tâm đến việc thực hiện để đạt hiệu quả. Chương trình hành động nếu không có quản trị hiệu quả, sẽ không đạt kết quả như mong muốn.
Kinh nghiệm của ngành Hải quan, ngay sau khi Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển ngành Hải quan đến năm 2020, ngành đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, đồng thời đề xuất 5 đề án trọng điểm của 5 lĩnh vực then chốt của ngành Hải quan đó là công tác chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, công nghệ thông tin, quản lý giá.
Tuy nhiên, ông Biên cho rằng, còn rất nhiều hoạt của ngành Hải quan, Thuế không có trong trong bản tài liệu chi tiết hóa chương trình hành động của ngành Tài chính giai đoạn 2013-2015, trong khi lại nghiêng nhiều về phần xây dựng thể chế pháp luật là chính.
Ông Kim Long Biên cho biết, sắp tới, ngành Hải quan sẽ đề nghị bổ sung thêm một số nội dung chính vào tài liệu chi tiết ngoài Luật Hải quan như việc nâng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại như dự án VNACCS/VCIS, dự án một cửa quốc gia và một cửa quốc gia ASEAN….
Đồng tình với quan điểm của ông Biên, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho rằng, tài liệu chi tiết hóa phải đáp ứng các yêu cầu: Mới, nhanh và nhu cầu bổ sung một số nội dung mới vào chương trình trung hạn là rất thiết thực.
Phó Vụ trưởng Ban cải cách (Tổng cục Thuế) Hoàng Thị Lan Anh cho rằng, về nguyên tắc sắp xếp theo thứ thự ưu tiên, xếp theo 8 nhóm, theo 2 nguyên tắc “cứng” và nguyên tắc “mềm”, nhưng một số nội dung chưa được rõ nét.
Bà Lan Anh cũng đề nghị đưa nhiều hơn nữa chương trình cải cách kế hoạch thuế, hải quan vào tài liệu chi tiết hóa. Chẳng hạn tập trung lĩnh vực đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN, liên quan đến quản lý lâu dài tài nguyên quốc gia, đến giá chuyển nhượng, vốn mỏng, quản lý hộ kinh…
Nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, bà Lan Anh cho biết vẫn còn băn khoăn vì tính khả thi. Không có chính sách nào chỉ đổi mới thủ tục hành chính cho lĩnh vực tài chính chung mà phải xây dựng cụ thể cho các ngành như thuế, hải quan, kho bạc…
“Nếu ban hành chung sẽ khó thực hiện. Nên chăng kiểm soát chặt việc ban hành và thực hiện các thủ tục hành chính để không tạo gánh nặng cho người dân và DN, đồng thời kiểm soát chặt khâu ban hành”, Phó Vụ trưởng Ban Cải cách Tổng cục Thuế cho biết.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·‘Muốn chết để bớt gánh nặng cho con’
- ·Chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt đến 75 triệu đồng
- ·Miền Trung khẩn cấp ứng phó với bão số 10
- ·Sau khi tập thể dục tránh ăn thứ gì?
- ·Con gái có đồng phạm cùng cậu cắt chân mẹ?
- ·Sử dụng hóa chất trong chế biến thực phẩm sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng
- ·Cầu sập vì 'sức nặng' của du khách Trung Quốc
- ·Đi 1.800km để làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp!
- ·Mua căn hộ: Bạn đứng tên HĐ, tiền tôi trả
- ·Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sẽ được xây mới tại Từ Liêm
- ·Cha mẹ ly hôn không nuôi, con có được coi là trẻ mồ côi?
- ·Thay chủ đầu tư dự án sửa chữa quốc lộ 14
- ·Hải cẩu vịnh Đà Nẵng lại chui lưới ngư dân
- ·Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh đau mắt đỏ
- ·Xót thương người phụ nữ có chồng tâm thần, 3 người con bại não bẩm sinh
- ·Ít nhất 29 người chết, quốc lộ chia cắt vì lũ miền Trung
- ·Giải cứu cá voi gần 3 tấn bị mắc cạn
- ·Nơi từ biệt những “lời ru buồn”
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 07/2016
- ·Hai tấm gương hiến máu nhân đạo ở Chơn Thành