会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kêo bong da】Phó chủ tịch Quảng Trị: Không bắt buộc giao hàng cứu trợ để địa phương phân phối!

【kêo bong da】Phó chủ tịch Quảng Trị: Không bắt buộc giao hàng cứu trợ để địa phương phân phối

时间:2025-01-11 13:16:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:734次

Đó là khẳng định của ĐBQH Hà Sỹ Đồng,óchủtịchQuảngTrịKhôngbắtbuộcgiaohàngcứutrợđểđịaphươngphânphốkêo bong da Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị với báo chí trước nhiều thông tin liên quan đến việc cứu trợ đồng bào lũ lụt những ngày qua.

Phối hợp để bảo đảm tuyệt đối an toàn trong quá trình cứu trợ

Câu chuyện cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt thời gian qua thu hút được sự quan tâm của dư luận. Là lãnh đạo một trong các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nề, chứng kiến trực tiếp việc cứu trợ từ các tổ chức, cá nhân đến người dân trong thời gian qua, ông có thể chia sẻ một số thực tế?

Có thể nói rằng, miền Trung vừa trải qua đợt lũ lịch sử với nhiều thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Thông tin lũ lụt tang thương dồn dập tại miền Trung khiến nhân dân cả nước cùng hướng về nơi đây, thấp thỏm âu lo.

Với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, trong những ngày vừa qua, nhiều tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong cả nước đã không quản ngại đường xa, khó khăn, nguy hiểm, đi tận nơi cứu trợ người dân vùng lũ. Đây là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần giúp nhân dân vùng lũ vượt qua lúc khó khăn, hoạn nạn…

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức cứu trợ, do nóng lòng được giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt nên nhiều đoàn cứu trợ trực tiếp đến các vùng ngập lụt trong thời tiết mưa lớn, mực nước dâng cao, lại chưa thông thuộc đường sá, trong khi, các phương tiện đi lại còn thô sơ, dụng cụ bảo hộ chưa đầy đủ, nguy cơ mất an toàn về tính mạng và tài sản cho người tham gia cứu trợ là rất cao. Việc cứu trợ tự phát tại các vùng lũ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm đến bản thân người cứu trợ.

Ngoài ra, điều này còn dẫn đến việc phân bổ các nguồn cứu trợ cho các vùng trong một địa phương không đồng đều, có nơi được nhiều đoàn đến cứu trợ, nhưng có nhiều nơi không được tiếp cận hàng cứu trợ.

Vậy theo ông các đoàn cứu trợ tự phát nên phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương để công tác cứu trợ được an toàn và đúng địa chỉ?

Việc các mạnh thường quân tự do làm từ thiện, miễn là xuất phát từ động cơ tốt, giúp đỡ kịp thời các hoàn cảnh khó khăn là phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên trong những lúc mưa lũ đang có những diễn biến phức tạp, cần phải có cơ chế phối hợp giữa những người làm từ thiện với các tổ chức ở địa phương. Đồng thời cần có sự giám sát, trước hết là giám sát sự an toàn hoạt động từ thiện của chính cá nhân những người làm từ thiện.

Trường hợp tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm thật sự mong muốn trực tiếp cứu trợ đến tận tay cho người dân, nên thông qua kênh của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, Hội Chữ Thập đỏ, Ban Vận động cứu trợ thiên tai các cấp để họ nắm được thông tin, có kế hoạch điều phối hàng cứu trợ một cách hợp lý và có phương án sắp xếp, bố trí lực lượng, phương tiện vận chuyển hỗ trợ cho người làm từ thiện, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong quá trình cứu trợ.

{ keywords}
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng hỏi thăm một gia đình có con nhỏ trong chuyển kiểm tra công tác cứu hộ, cứu nạn tại các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ vào ngày 9/10.
{ keywords}
 

Nhưng có một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng địa phương yêu cầu các đoàn cứu trợ phải nộp hàng, tiền cứu trợ về chính quyền để họ phân phối, trong khi nhiều tổ chức, cá nhân muốn trực tiếp trao tận tay đến người dân?

Các địa phương mong muốn các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm khi tài trợ thì có thông báo và phối hợp với Ban Vận động Quỹ thiên tai của tỉnh hoặc cấp ủy, chính quyền, Hội, đoàn thể ở địa phương để được thông tin, hướng dẫn và tạo thuận lợi nhằm hỗ trợ đến đúng địa chỉ, kịp thời, bảo đảm sự công bằng và nhất là an toàn tính mạng cho nhà hảo tâm.

Đây là sự phối hợp nhằm tạo thuận lợi cho nhà hảo tâm. Còn nếu những nhà hảo tâm muốn đi thẳng đến địa chỉ đã chọn thì chính quyền địa phương cũng rất hoan nghênh.

Về cơ bản, các cấp chính quyền, Mặt trận ở Quảng Trị luôn trân trọng, tạo mọi điều kiện tốt nhất và khuyến khích, kêu gọi tất cả các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm quan tâm hỗ trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm giúp đỡ nhân dân bị ảnh hưởng do thiên tai.

Chính quyền không ngăn cấm, hạn chế, cản trở việc cứu trợ nhân dân; không bắt buộc phải giao hàng hóa cứu trợ để tỉnh, huyện, xã phân phối; không cấm các tổ chức tổ chức, cá nhân trực tiếp giao hàng hóa cứu trợ đến nhân dân như một số bài viết đăng trên mạng xã hội, trang facebook.

Tuy nhiên, như tôi đã nói trong điều kiện thiên tai bão lũ, đi lại rất khó, đôi khi có chỗ nguy hiểm mà người ở xa đến không biết, nếu nôn nóng và liều lĩnh quá thì có thể nguy hiểm đến tính mạng, tài sản…

Vì vậy, xác định việc cứu trợ là cấp thiết, kịp thời, nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng cho cả người dân và người đi cứu trợ, một số địa phương đã có văn bản chỉ đạo, trong đó yêu cầu phải có sự phối hợp giữa chính quyền với cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm trong quá trình tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ, bảo đảm việc cứu trợ đến nơi cần đến, nhất là an toàn cho các đoàn cứu trợ.

Có thể do các văn bản chỉ đạo này chưa diễn đạt đầy đủ và sát thực với ý kiến chỉ đạo chung của tỉnh, của huyện nên một số bài viết mạng xã hội có những bình luận trái chiều, làm ảnh hưởng đến công tác cứu trợ của các địa phương.

Luật pháp phải bắt nguồn từ cuộc sống, phục vụ cuộc sống

Vấn đề dư luận quan tâm mấy hôm nay là liệu các đoàn cứu trợ của cá nhân và các tổ chức tự phát như Thủy Tiên vừa qua nếu áp vào các quy định pháp luật, cụ thể là Nghị định 64/2008 thì sẽ như thế nào?

Nghị định số 64/2008 của Chính phủ được ban hành và có hiệu lực đã 12 năm qua và có những điểm không được cuộc sống đón nhận. Hiện nay, tinh thần tương thân tương ái trong nhân dân ta rất cao, điều này là rất đáng tự hào. Mỗi khi có thiên tai thì có hàng nghìn nhóm từ thiện đứng ra quyên góp, ủng hộ bão lụt; bây giờ nhà nhà làm từ thiện, người người làm việc thiện, hàng triệu cá nhân vẫn tiến hành quyên góp và cứu trợ tự nguyện.

{ keywords}
Trong những lúc mưa lũ đang có những diễn biến phức tạp, cần phải có cơ chế phối hợp giữa những người làm từ thiện với các tổ chức ở địa phương để đảm bảo an toàn cho chính cá nhân những người làm từ thiện.

Bản thân nhiều người làm từ thiện không hề biết những quy định này; hoặc có biết và có thực hiện theo hướng dẫn và của địa phương nhưng vẫn không thông qua các tổ chức mà Nghị định 64 quy định. Như vậy, thực tế đã chứng minh Nghị định số 64 có những hạn chế, không phù hợp thực tiễn, không phát huy hiệu quả quản lý nên cần phải sửa đổi. 

Chính vì vậy, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 64/2008 là rất cần thiết.

Vậy theo ông, Nghị định thay thế Nghị định 64 cần phải có những quy định nào để phù hợp với thực tiễn hiện nay?

Luật pháp phải bắt nguồn từ cuộc sống, phục vụ cuộc sống. Không nên cứng nhắc chỉ cho phép tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội mới có quyền huy động, kêu gọi quyên góp, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

Tuy nhiên, việc huy động quyên góp phải có sự quản lý, giám sát, cần có quy định cụ thể để tạo mọi điều kiện tốt nhất và khuyến khích cá nhân, tổ chức đăng ký thiện nguyện với thủ tục không rườm rà, khẩn trương, kịp thời.

Phải có sự ràng buộc trách nhiệm, không chỉ đảm bảo công khai, minh bạch trong thu, chi quỹ, mà còn phải đảm bảo an toàn tính mạng cho cả người dân và người đi cứu trợ. Đây là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng.

Đồng thời quy định phương thức đi từ thiện để bảo đảm an toàn cho những chuyến đi; quy định công khai minh bạch tài chính, vừa ngăn chặn các hành vi lạm dụng quyên góp để trục lợi, vừa  khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân được phát huy tối đa tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, chung tay, góp sức để gúp người gặp nạn.

Qua đó, để hoạt động cứu trợ đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật, bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng. Khi đó, một cá nhân thiện nguyện đóng góp, ủng hộ cho việc từ thiện vào một quỹ sẽ yên tâm hơn khi biết đồng tiền của mình được đến đúng đối tượng cần giúp đỡ .

Mặt trận, chính quyền các tỉnh miền Trung nói riêng, tỉnh Quảng Trị nói riêng rất mong nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trên mọi miền đất nước đối với những khó khăn, thiệt hại của mua lũ vừa qua.

Phương Nguyên

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ: Nghị định 64 không áp vào cá nhân như Thủy Tiên

Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ: Nghị định 64 không áp vào cá nhân như Thủy Tiên

Bên hành lang Quốc hội sáng nay (23/10), Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu trao đổi về nhiều vấn đề trong việc vận động, tiếp nhận, phân phối các nguồn đóng góp để cứu trợ người dân ở miền Trung.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
  • Những thông tin cần biết trước thềm sự kiện Galaxy Unpacked ngày 9/2
  • Thêm 1 doanh nghiệp gia nhập thị trường cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng
  • Vụ Con Cưng: Cơ bản chấp hành đúng quy định pháp luật
  • Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
  • iPhone SE Pro rò rỉ qua concept mới
  • Panasonic tổ chức cuộc thi thiết kế giải pháp không khí cho sinh viên
  • Cướp dùng súng uy hiếp vét sạch tiền công ty tài chính trong vài phút
推荐内容
  • 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe 
  • 7 mẫu đồng hồ thông minh tốt nhất tháng 2/2022
  • Tặng Bitcoin, Coinbase sập sàn vì quá tải
  • CEO Viettel Campuchia: ‘Metfone sẽ là một doanh nghiệp trường tồn!’
  • Ngập cao tốc Phan Thiết
  • Những điều cần biết về MXH của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump