【tỷ số bong đá】Đảm bảo nguồn lực để cải cách tiền lương giai đoạn 2024
Cải cách tiền lương từ nhiều nguồn
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. TheĐảmbảonguồnlựcđểcảicáchtiềnlươnggiaiđoạtỷ số bong đáo đó, quyết định từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương.
Nhiều quy định mới về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp đã có hiệu lực trong năm 2023 |
Quốc hội yêu cầu từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Từ ngày 1/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Nghị quyết 27-NQ/TW đặt mục tiêu của chính sách cải cách tiền lương đến năm 2025 là đảm bảo lương công chức thấp nhất phải cao hơn lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp và đến năm 2030 bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất trong khu vực doanh nghiệp. |
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh, nhiều ý kiến nhất trí thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 và đề nghị cần tính toán thận trọng, cân đối hợp lý, có lộ trình phù hợp, bảo đảm công bằng xã hội. Cần phải thực hiện đồng bộ giữa việc điều chỉnh mức lương cơ sở cùng với đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tinh giản biên chế gắn với xây dựng vị trí việc làm; có chính sách phù hợp, tránh cào bằng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo tổng thể chính sách cải cách tiền lương và cân đối nguồn lực trong việc thực hiện cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030. Trong đó, ngoài chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, cần tính đến nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách lương, phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, thôn, bản... để bảo đảm tính khả thi, ổn định lâu dài theo lộ trình mà Nghị quyết 27-NQ/TW đã quy định.
Tích lũy 560 nghìn tỷ đồng triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW
Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đề nghị. Có đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1/7/2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Nguồn cho cải cách tiền lương từ nhiều nguồn. Ảnh: TL |
Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ chính kiến khi đề nghị không sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi cho mục đích khác khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, bảo đảm đúng quy định của Nghị quyết 27-NQ/TW và dành nguồn để thực hiện cải cách tiền lương.
Một số ý kiến đề nghị cho phép các địa phương đã tự cân đối ngân sách được phép sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương còn dư (tính đến hết năm 2025) để đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm phù hợp với Kết luận số 64-KL/TW ngày 18/10/2023 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2024.
Liên quan đến những vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nhận định của các vị đại biểu Quốc hội là hoàn toàn xác đáng. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có báo cáo tổng thể chính sách cải cách tiền lương, cân đối nguồn lực trong việc thực hiện cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030 gửi các vị đại biểu Quốc hội.
Ngoài ra, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ không kiến nghị cho phép các địa phương đã tự cân đối ngân sách được phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện đầu tư.
Mặt khác, từ ngày 1/7/2024, dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, sẽ cần nguồn lực lớn từ cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để chủ động bố trí. Việc bố trí, sử dụng nguồn lực từ nguồn cải cách tiền lương còn dư cần được Chính phủ tổng hợp, báo cáo trên cơ sở đánh giá tổng thể nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương.
Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm đánh giá tổng thể về nguồn lực cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định ngay trong năm tài khóa 2024 để bảo đảm thực hiện đúng tinh thần kết luận của Ban Chấp hành Trung ương.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, về nguồn cải cách tiền lương, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ và đã tích lũy được 560 nghìn tỷ đồng, đảm bảo triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024.
“Cải cách tiền lương đến năm 2026 sẽ đảm bảo được trong nguồn đã tích lũy này”- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay.
Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành Tài chính, bắt đầu từ năm 2026 thì nguồn phải được bố trí vào trong dự toán của ngân sách và phải tăng cường điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển.
“Chúng ta còn có vượt thu ngân sách và đồng thời sẽ có nguồn lực để bố trí cho chi tiền lương một cách bền vững. Cái gốc vẫn là đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững và tăng được thu ngân sách thì sẽ có tích lũy để trả nợ, để thực hiện vấn đề cải cách tiền lương”- Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh./.
Chuyển xếp lương cũ sang lương mới, không thấp hơn tiền lương hiện hưởngTheo Nghị quyết 27-NQ/TW, chính sách cải cách tiền lương sẽ điều chỉnh, thay đổi cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; người lao động trong doanh nghiệp. Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thiết kế theo cơ cấu mới: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp). Đồng thời, hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sẽ được xây dựng để thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới nhưng bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Nghị quyết 27-NQ/TW đặt mục tiêu của chính sách cải cách tiền lương đến năm 2025 là đảm bảo lương công chức thấp nhất phải cao hơn lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp và đến năm 2030 bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất trong khu vực doanh nghiệp. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt từ Trung Quốc, Indonesia
- ·Hải quan Hải Dương đưa giải pháp giúp doanh nghiệp nộp lệ phí hải quan
- ·PM urges further support for overseas Vietnamese
- ·Hải quan tiếp tục phát hiện doanh nghiệp vi phạm xuất xứ
- ·Ai cũng có thể cống hiến, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
- ·Sửa biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Đồng Nai: Thu vào ngân sách hơn 244 tỷ đồng qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế
- ·Du lịch hè bùng nổ: Đừng mơ tour giá rẻ!
- ·Tân Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia 46 tuổi là ai?
- ·Thu hồi và xử lý hơn 294 tỷ đồng nợ thuế xuất nhập khẩu
- ·Bộ trưởng Công Thương: Chống dịch tả lợn châu Phi, cần những giải pháp quyết liệt hơn!
- ·EVNSPC luôn cầu thị và quyết liệt giải quyết những bức xúc của cử tri
- ·Gia hạn thuế, tiền thuê đất: Thêm hơn 33 nghìn tỷ đồng tiếp sức cho doanh nghiệp
- ·Ngành công nghiệp thực phẩm: Đón đầu EVFTA
- ·Chống hàng giả, hàng nhái: Báo chí phải tiên phong, bản lĩnh
- ·TP. Hồ Chí Minh: Nhiều hộ kinh doanh được miễn, giảm thuế do ảnh hưởng bởi dịch Covid
- ·Hải quan Hải Phòng tiếp tục triển khai các biện pháp quyết liệt chống dịch Covid
- ·Cục Thuế Bắc Giang: Nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu kép
- ·Số điện thoại, email, tiếp nhận thông tin báo cáo nhanh về bầu cử từ các địa phương
- ·Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Dốc toàn lực “tăng tốc” cuối năm, “về đích” cả giai đoạn