【lich bóng đa hôm nay】Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII
Đại biểu góp ý tổng kết hoạt động của các cơ quan,ỳhọpthứQuốchộlich bóng đa hôm nay lãnh đạo Nhà nước
Sau khi nghe Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước trình bày báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ tại hội trường, sáng 23-3, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ để góp ý kiến với các bản báo cáo tổng kết này.
Đánh giá cao kết quả đạt được trong hoạt động của các cơ quan cũng như các đồng chí lãnh đạo Nhà nước trong nhiệm kỳ qua, các đại biểu đồng thời đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện thêm các bản báo cáo và kiến nghị nhiều vấn đề để nhiệm kỳ sau nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động. Hai bản báo cáo thu hút được nhiều ý kiến đại biểu nhất là báo cáo của Quốc hội và báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đại biểu Quốc hội cần cả dũng khí và trình độ
Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của cử tri và nhân dân cả nước, Quốc hội hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Do vậy, chất lượng hoạt động của các đại biểu Quốc hội trực tiếp quyết định chất lượng hoạt động của Quốc hội. Thảo luận về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội, nhiều đại biểu xoáy sâu vào vấn đề này với mong muốn Quốc hội khóa XIV sẽ thành công hơn nữa trong việc khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Đại biểu Phan Đình Trạc (Nghệ An) nhấn mạnh tới yêu cầu về tính cách mạnh mẽ cần có của một đại biểu Quốc hội. Nhiều đại biểu có kiến thức rất sâu, nhưng cần mạnh dạn, cần dám nêu ra ý kiến kiến nghị của cử tri, thể hiện chính kiến của đại biểu. “Việc phát biểu trước hội trường là rất quan trọng, nên phải chọn người có tính cách mạnh mẽ một chút, dám công khai thể hiện quan điểm, thì hoạt động của Quốc hội mới sôi nổi”, đại biểu nói.
Cùng cách nghĩ như vậy, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nhiệm kỳ qua, việc thảo luận của đại biểu vẫn theo cách thức xếp hàng, chưa nhấn vào những vấn đề nổi cộm. Do thế, đại biểu đề nghị, nhiệm kỳ tới phải nâng cao chất lượng của đại biểu Quốc hội, “phải tìm được những đại biểu dám nói, nói xây dựng nhưng gai góc để người ta nhìn ra vấn đề mà sửa”.
Tự nhận thấy mình còn “nhiều món nợ với cử tri”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh) kể, có cử tri phải khóc trước mặt đại biểu khi đến gửi đơn, thư khiếu nại. Nhưng đại biểu Quốc hội chỉ đóng vai trò như người chuyển thư. Như vậy chưa đủ thuyết phục để thỏa mãn cử tri. Đại biểu đề nghị phải có được những giải pháp để thực sự phát huy trách nhiệm của đại biểu nhân dân trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri.
Đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) đề cập tới tầm quan trọng của việc đại biểu Quốc hội phải có đủ cả dũng khí và trình độ. Nếu không đủ cả dũng khí và trình độ, đại biểu Quốc hội sẽ chỉ nghe theo cơ quan đề xuất chủ trương, thiếu hẳn tính phản biện. Trong khi đó, theo đại biểu, tính phản biện rất quan trọng trong xây dựng chính sách.
Một số hoạt động của Chính phủ còn hạn chế
Đánh giá rất cao nỗ lực và kết quả công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới cực kỳ khó khăn, tái cơ cấu thành công ngân hàng, nhưng các đại biểu cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế trong một số hoạt động của Chính phủ.
Đại biểu Trần Đình Sơn (Đắc Lắc) nêu quan điểm, công tác chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ “hầu như chỉ là khẩu hiệu, pháp luật vẫn chưa đến được với người dân vùng sâu, vùng xa”. “Phát sinh tội phạm, vi phạm thường nhật trong cuộc sống cũng có nguyên nhân một phần là pháp luật chưa đi vào thực tiễn, chưa đến được với người dân do tuyên truyền pháp luật còn yếu kém”, lời của đại biểu Trần Đình Sơn.
Đại biểu Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) lại góp góc nhìn về công tác cải cách hành chính. Theo đại biểu, báo cáo của Chính phủ về vấn đề cải cách hành chính khá hoành tráng, nhưng dân vẫn còn khổ vì nhiều thủ tục không giảm, trong khi vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, làm khó dân, làm khó doanh nghiệp; mục tiêu tinh giản bộ máy vẫn chưa có kết quả rõ rệt, vẫn giảm chỗ này lại phình chỗ kia…
Sau phiên thảo luận tại tổ, Quốc hội sẽ dành nhiều phiên họp tại hội trường để thảo luận tập trung về từng bản báo cáo tổng kết.
Theo QĐND
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giải pháp nào cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid
- ·Thới Bình rộn ràng trước ngày hội lớn
- ·Đảm bảo lượng tiền lưu thông trong dịp tết
- ·Vai trò Mặt trận trong khối đại đoàn kết
- ·Hai cửa khẩu của Trung Quốc đã mở cửa thông quan với Việt Nam
- ·Chính phủ thảo luận khái quát nhiệm vụ năm 2013
- ·Quý 1, khối doanh nghiệp thu 6.240 tỷ đồng
- ·Động viên, hỗ trợ đoàn viên công đoàn gặp hỏa hoạn
- ·Thị trường chứng khoán ngày 7/5: Khối ngoại bán ròng 70 tỷ đồng, VN
- ·Cao su Việt Nam cần có thương hiệu
- ·Các hợp tác xã tăng cường chuyển đổi số
- ·Công điện của Thủ tướng về cúm H5N1, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết
- ·Hợp sức cùng đi lên
- ·Công nghiệp phần cứng tăng trưởng mạnh
- ·Hà Nội: Tận dụng thời gian 'vàng', thần tốc xét nghiệm, tiêm vaccine trước 15/9
- ·Cựu chiến binh xã Long Hưng giúp nhau thoát nghèo
- ·Các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ
- ·70 triệu USD xây dựng dây chuyền 2 sản xuất gỗ MDF
- ·Bất động sản hàng hiệu
- ·Nông dân mất hết đất là nguy cơ lớn