【soi kèo trận barca】Nguy cơ kinh tế toàn cầu giảm tốc vì dịch COVID
Nội lực kinh tế nhìn từ dịch Covid-19 | |
"Cấp tốc" tăng sức đề kháng cho nền kinh tế | |
Trung Quốc lao đao vì dịch bệnh,ơkinhtếtoàncầugiảmtốcvìdịsoi kèo trận barca Mỹ gánh nhiệm vụ giải cứu kinh tế toàn cầu? | |
Mỹ và Trung Quốc nhất trí tái khởi động Đối thoại Kinh tế Toàn diện | |
WB: Kinh tế toàn cầu sẽ chấm dứt tình trạng giảm tốc trong năm 2020 |
Kinh tế toàn cầu có thể giảm tốc vì dịch COVID-19 |
Trong những năm gần đây, tỉnh Hồ Bắc với thành phố Vũ Hán là thủ phủ, là một trong những điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2018, tỉnh này đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế gần 8%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc (chưa đến 7%). Tuy nhiên, kể từ khi bệnh COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán hồi tháng 12/2019, tỉnh Hồ Bắc và các khu vực lân cận bị phong tỏa khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể hoạt động sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ít nhất 2 điểm phần trăm.
Trung Quốc đã thông báo hàng loạt biện pháp để chống lại các ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa bơm 1.200 tỷ Nhân dân tệ vào các thị trường trong nỗ lực nhằm vực dậy nền kinh tế. PBOC dự kiến sẽ công bố các biện pháp nới lỏng tiền bổ sung sớm nhất trong tuần này, và có thể sẽ có thêm các hành động về tài chính sau đó. Tuy nhiên, việc giới chức y tế Trung Quốc chưa thể kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh sẽ làm giảm hiệu quả của bất cứ biện pháp nào nhằm thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Dịch bệnh cũng gây thiệt hại nặng nề cho Nhật Bản, nước đang phải xử lý các tác động tiêu cực của việc tăng thuế tiêu dùng vào đầu tháng 10/2019. Việc tăng thuế đã khiến nền kinh tế này bị tăng trưởng âm 6,3% trong quý IV/2019. Nếu xu hướng này tiếp tục trong quý I/2020, Nhật Bản có thể rơi vào tình trạng suy thoái về mặt kỹ thuật.
Dịch COVID-19 đang gây thiệt hại cho ngành du lịch và công nghiệp ô tô của Nhật Bản vốn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Năm ngoái, các du khách đến từ Trung Quốc chiếm tới gần 30% trong tổng số du khách nước ngoài tới Nhật Bản. Các du khách Trung Quốc cũng được coi là những người hào phóng khi chi tiêu của họ chiếm khoảng 35% trong tổng số tiền chi tiêu của du khách nước ngoài ở “đất nước Mặt trời mọc”. Theo dự báo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), ngành du lịch của Nhật Bản có thể thiệt hại 1,29 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 1-3/2020, do lượng du khách Trung Quốc sụt giảm. Còn theo dự báo của Viện Nghiên cứu Resona, chi tiêu của du khách nước ngoài tại Nhật Bản có thể giảm ít nhất 624,4 tỷ yen (5,68 tỷ USD). Các khách sạn và hãng bán lẻ như siêu thị và các cửa hàng hóa-mỹ phẩm sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Cùng với du lịch và công nghiệp ô tô, ngành hàng không của Nhật Bản cũng bị thiệt hại nặng nề. Hãng hàng không Japan Airlines cho biết trong 10 ngày kể từ ngày 20/1, ngày phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus nCoV gây bệnh COVID-19 ngoài Vũ Hán, có khoảng 25% vé máy bay trên các chuyến bay tới Trung Quốc bị hủy. Trong khi đó, số lượng khách đặt vé trên các chuyến bay tới Trung Quốc trong tháng 2 của hãng hàng không All Nippon Airways (ANA) cũng giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyến bay ở chiều ngược lại, mức giảm thậm chí còn cao hơn (50%).
Đối với nền kinh tế Nhật Bản nói chung, Viện Nghiên cứu Resona nhận định nếu dịch COVID-19 tiếp tục lây lan cho đến khoảng tháng 4/2020, thiệt hại đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ tương đương với mức thiệt hại do đại dịch SARS gây ra trong giai đoạn 2002-2003.
Điều chắc chắn rằng các ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ không chỉ giới hạn ở châu Á. Dịch bệnh nguy hiểm này đang lan rộng ra khắp thế giới. Các hãng chế tạo ô tô của Đức, Pháp và Mỹ đều buộc phải đóng cửa các nhà máy ở Vũ Hán. Giá dầu thô đang lao dốc do nhu cầu của Trung Quốc giảm và từ đó sẽ tác động tiêu cực tới các nước sản xuất dầu thô. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm 2020. Tuy nhiên, tổ chức này có thể sẽ hạ thấp dự báo của mình do dịch COVID-19.
Theo dự kiến, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Saudi Arabia vào cuối tuần này để thảo luận về các thách thức kinh tế do dịch COVID-19 gây ra. Hội nghị này là sẽ phép thử về mức độ hợp tác của các nền kinh tế G20 trong việc xử lý tình trạng khẩn cấp về kinh tế và y tế.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Phạt 70 triệu đồng, buộc tiêu hủy 2,4 tấn gà đông lạnh nhập lậu
- ·Bất cập trong báo cáo quyết toán hàng sản xuất xuất khẩu
- ·Chứng khoán hôm nay (2/8): Giằng co nhưng VN
- ·Một kĩ sư người Trung Quốc thừa nhận đánh cắp mã nguồn của IBM
- ·Phố Wall quay cuồng khi kinh tế Mỹ vẫn nóng thúc đẩy đặt cược tăng lãi suất
- ·Trả giá vì livestream làm nhục người khác để đòi nợ
- ·Khoảnh khắc Thanh Nhã xé gió sút tung lưới tuyển Đức
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Kết quả bóng đá U17 châu Á 2023 hôm nay 17/6
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·PSG ra tối hậu thư cho Mbappe, Real Madrid chờ nổ siêu bom tấn
- ·Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
- ·Kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế đã được tiếp thu, giải quyết
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Gundogan dứt áo rời Man City, ký 2 năm với Barca
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tăng tốt, nhưng thanh khoản ở mức thấp
- ·49 năm thống nhất đất nước: Có bạn Cuba trong tháng Tư khải hoàn
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Hai cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và Thành phố Hà Nội khai gì?