【kết quả alajuelense】Sửa Luật Khám bệnh, Chữa bệnh phải gỡ được vướng mắc, khó khăn cho ngành y
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Toạ đàm. |
Toạ đàm do Ủy ban Xã hội phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tại Nhà Quốc hội.
Phát biểu tại Tọa đàm,ửaLuậtKhámbệnhChữabệnhphảigỡđượcvướngmắckhókhănchongàkết quả alajuelense Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là dự luật có phạm vi tác động rất rộng tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, sức khoẻ, tính mạng của người dân. Đây cũng là dự ánLuật khó, nhất là trong điều kiện hiện nay, sau khi những tác động của dịch bệnh Covid-19, các vấn đề của ngành y tế, y tế cơ sở, y tế dự phòng, tài chínhy tế... đang bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức và đặt ra những yêu cầu mới về khuôn khổ pháp lý.
“Nội dung dự án Luật nhận được sự quan tâm sâu sắc không chỉ trong ngành y tế, mà còn của cử tri và nhân dân cả nước. Khi Quốc hội sửa đổi xong Luật này thì có tháo gỡ được những khó khăn, vướng măc hiện nay của ngành y tế hay không? Có giúp cho ngành y tế thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình theo tinh thần Nghị quyết số 20 của Trung ương về chăm sóc sức khoẻ của nhân dân hay không? Đó là câu hỏi hết sức quan trọng phải trả lời”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, đến nay, chất lượng dự thảo Luật đã được nâng lên so với phiên bản trình Quốc hội lần đầu. Tuy nhiên, dự án Luật cũng còn các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện thêm như: cấp giấy phép hành nghề, các chức danh nghề nghiệp trong ngành y; cách thức tổ chức đánh giá năng lực hành nghề; việc sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề khám bệnh và chữa bệnh để vừa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đối với các chuyên gia nước ngoài, người nước ngoàihành nghề y tại Việt Nam vừa bảo đảm hội nhập quốc tế, thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi; hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh và chữa bệnh…
Theo ông Vương Đình Huệ, qua tổng hợp dư luận xã hội, ý kiến của nhân dân, cử tri, ngành y tế cho thấy tài chính y tế hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong đó, nhiều ý kiến rằng cần đưa tài chính y tế vào Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu không đưa vào thì cũng rất khó khăn vì hiện nay chưa có luật về đơn vị sự nghiệp công lập mà mới chỉ có một số quy định tại các luật liên quan. Riêng với cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì hiện mới chỉ được quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định này cũng quy định chung cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập chứ chưa có quy định riêng cho lĩnh vực hết sức đặc thù của ngành y tế.
"Ngành y tế cần sự đồng hành, đóng góp chung của xã hội, của Quốc hội, của Chính phủ, các cấp, các ngành để tháo gỡ những khó khăn hiện nay”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Nhấn mạnh cơ chế tài chính y tế là vấn đề hết sức quan trọng đối với ngành y tế hiện nay, một số chuyên gia nhất trí cần có một chương riêng quy định về cơ chế tài chính khám, chữa bệnh trong Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi).
Một số chuyên gia đánh giá việc dự thảo Luật hiện đã có quy định về xã hội hoá công tác khám, chữa bệnh, bổ sung chủ thể ngoài nhà nước được cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, phi vụ lợi là điểm mới.
Tuy nhiên, các ý kiến này cũng lưu ý, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế là chính sách có tác động rộng lớn, bao quát, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của cơ sở y tế, thậm chí dễ nảy sinh xung đột giữa hệ thống y tế tư nhân và y tế công lập.
Hiện nay, Nhà nước đang chủ trương cắt giảm đầu tưcông, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệpđầu tư vào lĩnh vực y tế tư nhân. Nhưng vừa qua, ở một số địa phương, có tình trạng đầu tư “công không ra công, tư không ra tư” do chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư xã hội hoá y tế, mời doanh nghiệp đầu tư trong khuôn viên bệnh viện công.
Cho rằng, đây thực chất là hình thức “núp bóng” chủ trương xã hội hóa, dễ nảy sinh tiêu cực, sai phạm, đại diện Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam đề nghị không nên luật hoá chính sách xã hội hoá đối với khối y tế công lập trong Luật Khám bệnh, Chữa bệnh.
Một số chuyên gia cũng nhất trí quan điểm trên và cho rằng, chính sách tài chính trong lĩnh vực y tế cần bảo đảm nguyên tắc "công ra công, tư ra tư". Cùng với đó, Dự thảo Luật cần phân định rõ 3 chủ thể khám chữa bệnh gồm: y tế công/y tế nhà nước, y tế tư nhân và y tế ngoài nhà nước nhân đạo phi vụ lợi... và có quy định nhằm bảo đảm sự cạnh tranh công bằng trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của 3 chủ thể này.
Dự án Luật Khám bệnh, Chữa bệnh (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ ba và theo chương trình sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tư (tháng 10/2022).
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hồn nhiên đón nhận tình yêu trong khi đã có...
- ·Dư luận Nga đánh giá cao chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
- ·Đề nghị EU rút ‘Thẻ vàng’; sớm phê chuẩn Hiệp định EVFTA
- ·Anh mất phương hướng vụ Brexit
- ·Công ty Điện lực Long An trao giải thưởng các cuộc thi Tiết kiệm điện
- ·Đề nghị Singapore đẩy mạnh hợp tác về đổi mới sáng tạo với Việt Nam
- ·Thủ tướng Cộng hòa Armenia Nikol Pashinyan thăm chính thức Việt Nam
- ·Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư Dubai (UAE)
- ·Khốn khổ vì chồng thích yêu kiểu tra tấn
- ·Bộ trưởng TT&TT sẽ tiếp công dân định kỳ mỗi tháng 1 lần
- ·Ra quân điểm dừng chân nghĩa tình
- ·Cán bộ, công chức Bộ Tài chính quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018
- ·Trưa nay bão số 5 vào đất liền, đã sơ tán gần 35.000 người
- ·Thường trực Ban Bí thư tiếp Đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
- ·Long An khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao
- ·Báo Công Thương: Truyền tải thông tin nhanh nhạy, có tính chuyên nghiệp cao
- ·Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!
- ·Đưa việc vay, trả, sử dụng nợ công đi vào quỹ đạo
- ·Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- ·Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn Nikkei (Nhật Bản)