【bảng xếp hạng j league 3】Dự án đường Hồ Chí Minh qua 4 nhiệm kỳ, cần “chốt” thời gian thông toàn tuyến
Chiều 24/5,chốtbảng xếp hạng j league 3 Quốc hội thảo luận ở tổ dự thảo nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Dự án trọng điểm quốc gia kéo dài qua 4 kỳ Quốc hội
Theo đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Kim Toàn (Bình Định), báo cáo của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, theo Nghị quyết số 66/2013/QH13 đến năm 2020 hoàn thành nối thông tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) quy mô tối thiểu 2 làn xe, với chiều dài khoảng 2.744 km. Đến nay, đã hoàn thành 2.362 km đạt 86,1% và khoảng 258 km tuyến nhánh; đang triển khai 211 km; còn lại khoảng 171 km chưa bố trí được vốn để triển khai thực hiện. Trong đó, cần đến 5.500 tỷ đồng để đầu tư các đoạn tuyến còn lại.
Các đại biểu quốc hội thảo luận tại tổ chiều 24/5. |
ĐB Lê Kim Toàn đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan cần đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm về triển khai đầu tư dự án. Bởi theo ĐB, đây là dự án kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, từ Quốc hội khóa XI đã xác định điểm đầu và điểm cuối, xác định tuyến đi như thế nào. Đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, mới bắt đầu đầu tư, đến nay đến năm 2022, quá 2 năm chưa hoàn thành.
Đây cũng là vấn đề nhận nhiều ý kiến của các vị ĐBQH. Có ĐB cho rằng, đây là dự án quan trọng cấp quốc gia, nhưng trải qua rất nhiều năm, đến 18 năm chưa hoàn thành và vẫn chưa biết đến thời gian nào là mốc dự án sẽ hoàn thành thông toàn tuyến.
“Một công trình giao thông trọng điểm mà qua 4 nhiệm kỳ Quốc hội thì dài quá” - ĐB Lê Kim Toàn cảm thán.
Có ĐB cho rằng, chưa công trình quốc gia nào triển khai 18 năm chưa xong. Còn 6 đoạn với 279 km chưa triển khai, trong đó, giai đoạn 2021-2025 mới bố trí vốn cho 108 km, còn 171 km chưa có vốn. Do đó, ĐB đề nghị cần phải làm rõ những việc làm được, chưa làm được, nhất là bố trí nguồn vốn.
Có một thực tế đó là giai đoạn 2015-2020, đối với dự án này chưa bố trí đủ nguồn vốn, nhưng vẫn bố trí vốn cho các dự án khác.
Các ĐB đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, địa phương nơi có dự án đi qua. Đồng thời, Chính phủ cần bố trí tập trung nguồn lực cho 171 km còn lại; quyết liệt triển khai dự án để hoàn thành được dự án. Theo đó, cần có thời gian cụ thể hoàn thành dự án này, ít nhất là năm 2025 phải thông toàn tuyến.
5 năm chỉ thực hiện thêm 8%
ĐB Trần Văn Khải - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phát biểu nêu những điểm đặc biệt của dự án trọng điểm quốc gia này. Theo ĐB, dự án đường Hồ Chí Minh, có 3 điểm đặc biệt: Thứ nhất, là con đường duy nhất mang tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự án trọng điểm quốc gia được QH thông qua nghị quyết. Thứ hai, đây là dự án giao thông triển khai lâu nhất từ trước đến nay, hơn 2 thập kỷ và với tinh thần này chưa có thời gian kết thúc. Thứ ba, đây là dự án có nhiều nghị quyết của Quốc hội nhất.
Là cơ quan thẩm tra dự án này, ĐB Trần Văn Khải cho biết, thời gian thực hiện dự án là quá dài, “ngoài ra, chúng ta băn khoăn về hiệu lực hiệu quả của các nghị quyết của Quốc hội”.
ĐB Trần Văn Khải cho biết: “trong quá trình thẩm tra, chúng tôi “rất gay gắt” với Bộ Giao thông vận tải, nhưng dự án chậm triển khai, nhất là trong 5 năm gần đây. Đến 2015 dự án tuyến đường Hồ Chí Minh đã triển khai được 80%, trong vòng 5 năm thực hiện thêm được hơn 8%”.
Tờ trình Chính phủ đã làm rõ các tồn tại và các nguyên nhân khiến dự án “lỡ hẹn”.
Tuy nhiên, ĐB Lê Kim Toàn băn khoăn, về xác định nguồn vốn, đã xác định là công trình giao thông trọng điểm, nhưng vốn cho dự án tuyến đường Hồ Chí Minh không được bố trí kịp thời, cần 5.500 tỷ đồng cho các hợp phần còn lại. Trong khi đó, chúng ta vẫn dành vốn cho các công trình đầu tư khác.
“Tôi băn khoăn, 171 km đó, tại sao không báo cáo kịp thời để hoàn thành dự án, thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh theo nghị quyết của Quốc hội. Trong khi chúng ta có nguồn lực để bố trí các dự án công trình giao thông khác. Số tiền hơn 5 nghìn tỷ không phải là nhiều. Khi đã đánh giá tổng kết nghị quyết của Quốc hội, cần đánh giá thấu đáo, tránh những tồn tại ở các công trình đầu tư sau” - ĐB Lê Kim Toàn nói.
Một số ý kiến đề nghị, sau khi hoàn thành công trình tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi Cà Mau, cần phát triển vùng phía Tây của đất nước với vùng duyên hải. ĐB cho rằng, cần đầu tư nhiều hơn cho các tuyến đường Đông Tây, chứ không chỉ kết nối theo chiều dọc./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bỏ trốn khỏi nơi làm việc ở nước ngoài, NLĐ có bị xử lý?
- ·Ra mắt dự án nghìn tỷ ở Đà Nẵng
- ·Ít doanh nghiệp sợi, vải đăng ký nhãn hiệu
- ·Doanh nghiệp nông sản: Chật vật ứng phó với nắng hạn
- ·Prime Minister works with Standing Board of Lào Cai provincial Party Committee
- ·Trao đổi kinh nghiệm xây dựng chính sách phát triển điện ảnh Đức
- ·Vinhomes Gardenia giới thiệu biệt thự liền kề thương mại The Botanica
- ·Tử hình 'nghịch tử' cầm dao đâm chết cha mẹ trong cơn ngáo đá
- ·Bệnh viện hẹn lịch mổ, bé bệnh tim đành từ chối vì thiếu tiền
- ·Bắt thêm người trong vụ ‘nổ’ quen biết lãnh đạo Trung ương và tỉnh để lừa đảo
- ·Con gái tôi tha thiết muốn được ở với mẹ
- ·Việt Nam là điểm đến 'có một không hai' thu hút du khách Ấn Độ
- ·Bắt thêm 2 đối tượng uy hiếp ngư dân, 'bảo kê' trên vùng biển Kiên Giang
- ·Jetstar Pacific lần đầu tiên có lãi sau 25 năm
- ·Xót xa gia đình chồng nhiễm chất độc da cam, vợ thần kinh
- ·Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
- ·Cấp 13 sổ đỏ trái quy định, 4 cán bộ ở Quảng Nam bị bắt
- ·Festival Ninh Bình lần thứ III hứa hẹn nhiều nét mới, đặc sắc và ấn tượng
- ·Đức “còi”
- ·Bắt đối tượng 'nổ' quen cả giám đốc công an tỉnh để lừa đảo tiền tỷ