【bongdanet.mobil】Chủ động các kịch bản sản xuất, cung ứng nông sản, trong dịch Covid
Tổ công tác đặc biệt phía Bắc của Bộ NN&PTNT làm việc với tỉnh Bắc Giang và Hải Dương chiều 12/8. Ảnh: Khánh Linh |
Chiều 12/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc làm việc trực tuyến giữa Tổ công tác đặc biệt phía Bắc của Bộ NN&PTNT (Tổ 3430) với 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản, trong dịch Covid-19.
Nguồn cung quan trọng cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Làm việc với UBND tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và các thành viên Tổ công tác 3430 của Bộ NN&PTNT đánh giá cao khả năng ứng phó dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế, sản xuất của Bắc Giang và Hải Dương.
Báo cáo tại buổi làm việc trực tuyến, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang dự kiến thu hoạch lúa vụ mùa ước đạt 284.580 tấn, trong đó tiêu thụ trong tỉnh khoảng 70% sản lượng, số còn lại tiêu thụ ngoài tỉnh. Bắc Giang sẽ thu hoạch rải vụ từ nay đến tháng 9/2021 với 83.000 tấn; trong đó, tiêu thụ nội tỉnh chiếm trên 70%, còn lại tiêu thụ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trái cây như cam, bưởi sẽ cung cấp 100.000 tấn, với 80% tiêu thụ ngoài tỉnh… Về chăn nuôi, dự kiến đến hết quý IV/ 2021, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 55.270 tấn, sản lượng tiêu thụ trong tỉnh khoảng 40%, số còn lại tiêu thụ ngoài tỉnh; sản lượng trứng gia cầm đạt 46.675 nghìn quả, tiêu thụ trong tỉnh 50%....
Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cũng cho biết, Hải Dương hiện có 6.500 ha rau màu và thu hoạch liên tục, sản lượng trung bình 50.000 tấn/tháng. Kế hoạch gieo trồng cây vụ Đông đạt 21.000 ha, thu hoạch từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022 và sản lượng chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố và xuất khẩu. Hải Dương có tổng đàn lợn 370.000 con, gia cầm 14 triệu con, trứng gia cầm tươi khoảng 16 triệu quả/tháng. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi tiêu thụ trong tỉnh khoảng 50%, số còn lại xuất đi các tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…
Con số trên cho thấy, nguồn cung lương thực, thực phẩm của Hải Dương và Bắc Giang đóng vai trò rất quan trọng trong phục vụ nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Hà Nội, nhất là trong giai đoạn phải giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 như hiện nay.
Phải có kế hoạch sản xuất và “đi trước đón đầu”
Ông Lê Ô Pích - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tỉnh phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp 6 tháng cuối năm đạt từ 4,5 - 5% và tập trung vào các lĩnh vực có thế mạnh như chăn nuôi và sẽ đẩy mạnh việc tái đàn để đảm bảo nguồn thực phẩm cho tỉnh cũng như các địa phương khác. Chính quyền Bắc Giang sẽ chỉ đạo linh hoạt các hình thức tổ chức sản xuất như cơ cấu lại cây trồng rau, quả theo hướng vận chuyển thuận lợi và bảo quản được trong thời gian dài như bầu bí, khoai tây… góp phần đảm bảo đủ nguồn cung nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp.
Ông Trần Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND Hải Dương cho hay, tỉnh phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp 6 tháng cuối năm đạt 3%. Để đạt mục tiêu này, tỉnh Hải Dương đề nghị Bộ NN&PTNT cung cấp thông tin và dự báo kịp thời, chính xác nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu để địa phương kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, đặc biệt có giải pháp cụ thể giúp Hải Dương tiêu thụ rau vụ Đông để tránh bị dư thừa, dồn ứ...
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, hai tỉnh đã có những giải pháp kết nối tiêu thụ rất sáng tạo, xúc tiến thương mại rất đa dạng và hiệu quả. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng Bắc Giang và Hải Dương cần chia sẻ kinh nghiệm của mình, không chỉ về chống dịch và còn về sản xuất với các địa phương trên toàn quốc.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nghiên cứu, mở rộng thêm các thị trường, không chỉ trong nước mà phải vươn ra toàn cầu cho các mặt hàng nông sản chủ lực, có thế mạnh của Bắc Giang và Hải Dương.
Ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, khả năng sau dịch Covid-19, khu vực phía Nam sẽ thiếu nông sản nên các tỉnh cần chuẩn bị sản xuất để có thể cung ứng cho các địa phương phía Nam. Do đó, các lĩnh vực phải có kế hoạch sản xuất và “đi trước đón đầu”.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, hai địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng vật tư nông nghiệp cho sản xuất và có phương án mở rộng diện tích, tăng quy mô đàn, sử dụng giống chất lượng để tăng quy mô, hiệu quả sản xuất. Đồng thời, các địa phương xây dựng các phương án phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Hiện nay, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi, thủy sản đã có kế hoạch phòng, chống cấp quốc gia nên các địa phương phải trình HĐND tỉnh để sớm mua và tiêm vắc-xin phòng ngừa .
Các đơn vị chuyên môn rà soát các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất để phổ biến cho người dân tổ chức sản xuất hiệu quả. Việc chỉ đạo sản xuất phải tính đến đáp ứng đúng yêu cầu thị trường xuất khẩu mục tiêu...
Ngày 12/8, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cùng tổ công tác đặc biệt phía Bắc của Bộ NN&PTNT đã kiểm tra tình hình chăn nuôi và giết mổ đàn bò tại Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội, tại huyện Đông Anh. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, rút bài học từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc phải tính trước phương án để chủ động ứng phó với những khó khăn, đứt gãy trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. |
(Bài tuyên truyền thực hiện theo Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
(责任编辑:La liga)
- ·Sau ngày 21/9, Hà Nội nới lỏng một số hoạt động, không áp dụng cấp giấy đi đường
- ·Xăng, dầu tăng giá thấp hơn dự báo
- ·Hớn Quản: Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận
- ·Khởi sắc Biển Bạch Ðông
- ·Đức có 156 tỷ euro vay mới, ủy quyền nợ 200 tỷ euro vì Covid
- ·Ấm lòng “tô cháo tình thương”
- ·Sau Tết giá gas tăng mạnh
- ·Hơn 200 phần quà tặng đồng bào dân tộc thiểu số và học sinh nghèo
- ·Diễn đàn Kinh tế Hà Nội lần thứ V: Gỡ khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội
- ·Đánh giá tác động của COVID
- ·Doanh nghiệp viễn thông chung tay giúp chính quyền, người dân đảm bảo thông tin liên lạc sau bão Nor
- ·Trò chuyện với Duẫn “khùng”
- ·Trao tặng 5 mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ nghèo
- ·Điểm tựa của người lao động
- ·'Khát vọng vùng đất Chín Rồng'
- ·Nuôi tôm chuẩn Vietgap: Hướng đi bền vững
- ·Khởi sắc Thới Bình thôn
- ·Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh đôi
- ·Ngừng mua điện mặt trời mái nhà nếu sử dụng thiết bị, phần mềm có đường lưỡi bò
- ·Xây dựng đô thị văn minh