【lịch vô địch úc】Bị cả làng cười vì trồng cỏ, chàng trai chờ 3 năm để đáp trả "cực gắt"
Bị cả làng cười vì trồng cỏ,ịcảlàngcườivìtrồngcỏchàngtraichờnămđểđáptrảquotcựcgắlịch vô địch úc chàng trai chờ 3 năm để đáp trả "cực gắt"
(Dân trí) - Khi anh Hải mang cỏ về trồng, người dân trong xóm, trong xã cười lớn vì không hiểu anh trồng để làm gì. Sau 3 năm, thấy anh có thu nhập cao, nhiều người đã đến mua giống về trồng theo.
Ngồi nhà bán cỏ khắp cả nước
Anh Hà Văn Hải (SN 1990), quê xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, hiện là một ông chủ của 3 lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe và sơn nhà. Mỗi năm, vợ chồng anh thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp, tuổi thơ của Hải và 2 người anh sống trong cơ cực. Lớn lên anh Hải quyết tâm học hành để mong đổi đời và đã đậu vào Trường Đại học Ngân hàng như mong ước. Bố mẹ quá khó khăn nên phải vay tiền chương trình cho học sinh, sinh viên, ngân hàng chính sáchxã hội để anh Hải đi học.
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp ngành tài chínhngân hàng, anh Hải xin làm việc ở TPHCM nhưng lương thấp, không đủ sống nên quyết định về quê khởi nghiệp. Nhờ có 2ha đất đồi của bố mẹ, anh Hải về quê nuôi dê.
Ban đầu, anh nuôi 50 con dê thịt. Sau lứa nuôi đầu tiên thành công, anh Hải quyết định vay thêm vốn ngân hàng để tăng đàn lên gấp đôi. Sau khi nhập 100 con giống về nuôi, dê bị bệnh nhiều, gầy gò, chết yểu. Anh Hải phải bán tháo, lâm cảnh nợ nần.
"Khi đi học đại học, tôi làm thêm đủ thứ vẫn không đủ sống. Ra trường tưởng cuộc sống tốt hơn nhưng lại thất bại ngay lúc đầu khởi nghiệp, chán nản lắm", anh Hải tâm sự.
Sau cú sốc, anh Hải quyết định ra Bắc Ninh làm công nhân để có tiền trả lãi ngân hàng và tiếp tục ước mơ khởi nghiệp. Nhiều đêm, anh Hải trằn trọc về nguyên nhân thất bại nên đã mua thêm tài liệu, sách vở để nghiên cứu.
Qua tìm hiểu, anh Hải phát hiện cỏ tại một trang trại trên địa bàn là loại cỏ được trồng bằng hạt giống lấy từ Isreal, khác biệt với cỏ bản địa là không có lông.
Anh Hải nghi ngờ nguyên nhân dê bị bệnh và chết là do giống cỏ bản địa không phù hợp để chăn nuôi dê.
Năm 2016, sau thời gian nghiên cứu, học cách trồng cỏ, anh Hải quyết định ra Thái Nguyên học hỏi và mua giống cỏ sữa NLT-01 về trồng.
Cách trồng đơn giản, chỉ cần cắm thân xuống đất và tưới nước cho cỏ nảy mầm. Nhờ chất đất, khí hậu phù hợp nên cỏ sữa phát triển nhanh. Từ đó, anh Hải tự nhân giống và nghiên cứu cách phòng bệnh cho cỏ. Chỉ sau 2 năm, 2ha đất đồi của gia đình anh Hải đã trở thành một đồi cỏ mênh mông.
Sau khi trồng cỏ sữa thành công, anh Hải bắt đầu bán nhưng ít người mua. Anh quyết định đi học thêm lớp truyền thông và quản trị để bán hàng.
Trong thời gian học ở Bắc Ninh, anh Hải lập nhóm bán hàng trên Facebook, Zalo, TikTok và Youtube. Khoảng 1 năm, các kênh bán hàng của anh được nhiều người theo dõi.
"Tôi cũng tìm đủ cách để quảng cáo, bán hàng. Ban đầu tôi bán theo cân thì ít người đặt mua. Sau đó tôi thử bán theo hom (từng khúc thân cỏ), mỗi khúc 1.000 đồng, nhiều người đặt mua hơn. Từ đó, tôi bán theo hom và ngày càng đông khách hàng, giờ bán khắp cả nước rồi", anh Hải chia sẻ.
Giải nhất nông dân ứng dụng khoa học
Sau khi trồng và bán thành công loại cỏ sữa NLT-01, anh Hải bắt đầu mở rộng nghiên cứu các giống cỏ khác để phù hợp đất, khí hậu của từng địa phương. Đến nay, cơ sở của anh Hải đã có hơn 20 giống cỏ, trong đó có 5 giống được nhập khẩu hạt từ Thái Lan.
Các giống cỏ của anh Hải được bán qua mạng, vận chuyển bằng đường bưu điện, có hướng dẫn kỹ thuật trồng. Giá bán rẻ, giống tốt, dễ trồng nên hiện nay, các giống cỏ của anh Hải khá được ưa chuộng.
Cơ sở của anh Hải giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao độngvới mức lương 5-7 triệu đồng/tháng/người; giải quyết việc làm cho hàng trăm người là cộng tác viên bán hàng và người dân trồng cỏ trong xã.
Khởi nghiệp lần thứ 2 thành công, có vốn, anh Hải bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực sơn nhà. Hiện tại, anh cùng vài người bạn nhận thầu sơn nhà và làm đại lý cho một hãng sơn.
Chưa dừng lại ở đó, anh Hải còn thuê thêm đất, xây dựng một trung tâm chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động.
Đến nay, vợ chồng anh Hải có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Gia đình anh vừa xây xong ngôi nhà mới hơn 2 tỷ đồng và có trong tay một số vốn lớn để tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ông Trương Công Thuyên, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, chia sẻ: "Anh Hải khởi nghiệp rất thành công. Mới đây, anh giành được giải nhất nông dân ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh.
Hiện cả xã có gần 10ha đất trồng cỏ theo mô hình và kỹ thuật của anh Hải, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Các công tác xã hội khác, anh cũng rất năng nổ, nhất là ủng hộ người nghèo ăn Tết và xóa nhà tranh tre dột nát cho hộ nghèo…".
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Lao động nữ phấn khởi với những quy định của Bộ luật Lao động năm 2019
- ·Bàn giao nhà tình thương và nhà tình nghĩa
- ·Ngày hội thanh niên hiến máu tình nguyện
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Khởi công cầu kênh Xẻo Giá
- ·Thị xã Long Mỹ: Bàn giao mái ấm tình thương
- ·Chăm lo tốt cho nạn nhân chất độc da cam
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Hơn 5.760kg gạo hỗ trợ học sinh khó khăn
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Sức mua khẩu trang y tế tăng
- ·Cần chấn chỉnh nhóm chợ tự phát
- ·Ghi nhận nhiều góp ý về kết quả quan trắc môi trường
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước
- ·Chọn thực phẩm chay an toàn
- ·Nhiều hài cốt liệt sĩ vẫn còn nằm lại chiến trường xưa...
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Tiếp nhận 212 đơn vị máu