会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh usl championship】Dùng ChatGPT làm bài, sinh viên hoảng khi kiến thức vào nhanh, đi vội!

【bxh usl championship】Dùng ChatGPT làm bài, sinh viên hoảng khi kiến thức vào nhanh, đi vội

时间:2025-01-11 13:26:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:184次

Dùng ChatGPT làm bài,ùngChatGPTlàmbàisinhviênhoảngkhikiếnthứcvàonhanhđivộbxh usl championship sinh viên hoảng khi kiến thức vào nhanh, đi vội

Hoài NamHoài Nam

(Dân trí) - Em dùng ChatGPT để học, vấn đề được xử lý rất hiệu quả, học rất nhanh nhưng em lo ngại mình học rồi quên luôn, chẳng để lại gì nhiều trong đầu...

Đó là vấn đề được một nam sinh đặt ra tại hội thảo Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong học tập nằm trong khuôn khổ Tuần lễ đổi mới sáng tạo 2024 của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) kéo dài từ ngày 11-14/11.

Nam sinh này cho biết, em thường xuyên sử dụng AI, đặc biệt là ChatGPT để học tập, làm bài.

Dùng ChatGPT làm bài, sinh viên hoảng khi kiến thức vào nhanh, đi vội - 1

Sinh viên thực hiện khảo sát về việc sử dụng ChatGPT trong học tập tại hội thảo (Ảnh: H.N).

Bài vở, vấn đề phát sinh trong học tập được công nghệ hỗ trợ xử lý rất hiệu quả, việc học trở nên nhanh chóng, thuận lợi. Nhưng rồi, sinh viên này nhận thấy, kiến thức vào nhanh thì dường như cũng ra đi rất vội, chẳng để lại gì nhiều trong đầu.

Từ trải nghiệm của chính bản thân, nam sinh lo ngại về việc lạm dụng công nghệ trong học tập liệu có thể làm cho sinh viên trở nên học nhanh quên vội, hời hợt, ít chịu động não, suy nghĩ, sáng tạo...

Tại hội thảo, TS Lê Duy Tân, giảng viên Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM, đồng sáng lập Lap AioT Việt Nam thực hiện một cuộc khảo sát nhanh với sinh viên tham dự về việc sử dụng ChatGPT.

Kết quả thể hiện cho thấy 72% đã sử dụng ChatGPT nhưng chưa thành thạo, số sinh viên thành thạo ChatGPT chiếm 20,6%, còn lại là những em chưa sử dụng, xài ké của bạn bè, hoặc chỉ sử dụng khi bí ý tưởng...

Một nghiên cứu gần đây của nhóm giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho thấy có đến hơn 97% sinh viên biết đến ChatGPT.

Trong đó, có 78,92% sinh viên sử dụng ChatGPT trong học tập và 21,08% sinh viên không sử dụng ChatGPT trong học tập. Trong số 21,08% sinh viên không sử dụng ChatGPT trong học tập có khoảng 13,41% sinh viên sử dụng các Chatbot khác trong hoạt động học tập.

TS Lê Duy Tân cho hay, sự xuất hiện ChatGPT gây nhiều lo ngại đến hệ thống giáo dục như làm mất đi khả năng tư duy sáng tạo, khả năng thấu cảm, sai lệch kiến thức, mất an toàn thông tin, ảnh hưởng đến văn hóa đọc, thoái hóa trí tuệ con người...

Ông Tân cũng đề cập đến nguy cơ thoái hóa trí tuệ con người khi quá phụ thuộc và lạm dụng ChatGPT. Một khi con người liên tục dựa vào ChatGPT để giải quyết vấn đề, họ có thể mất khả năng tự giải quyết và phát triển kỹ năng xử lý vấn đề.

Tuy vậy, không thể phủ nhận việc sử dụng ChatGPT đem lại nhiều lợi ích trong giáo dục như cá nhân hóa việc học, sử dụng đơn giản và thuận tiện, tiết kiệm thời gian, hỗ trợ đánh giá...

TS Lê Duy Tân khuyến cáo, sinh viên chỉ nên sử dụng ChatGPT như một công cụ hỗ trợ học tập.

Dùng ChatGPT làm bài, sinh viên hoảng khi kiến thức vào nhanh, đi vội - 2

TS Lê Duy Tân trao đổi về lợi ích và hạn chế trong việc sử dụng ChatGPT trong học tập (Ảnh: Nguyễn Ngọc).

Khi sử dụng, cần thiết lập cho mình một tâm thế, mặc dù được cải tiến liên tục thì bản chất của AI khó chính xác 100% và điều này yêu cầu người dùng cần đủ kiến thức, tư duy, năng lực để nhận biết kết quả do ChatGPT mang lại là đúng hay sai.

"Mình phải giỏi hơn cả AI thì mới có thể sử dụng, khai thác chúng hiệu quả", TS Lê Duy Tân nêu quan điểm.

Đặc biệt, ông Tân lưu ý, người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho ChatGPT và không sử dụng một cách máy móc dữ liệu của ChatGPT để thực hiện các luận văn, nghiên cứu vì sẽ vi phạm liêm chính học thuật.

PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) chia sẻ, xã hội đang ngày càng đặt ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi ở người trẻ không chỉ là kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn là khả năng thích ứng và phát triển các kỹ năng mềm cần thiết.

Điều này đặt ra yêu cầu người học cần xây dựng sự tự tin, mở rộng kiến thức thực tiễn, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến và đóng góp cho sự phát triển của xã hội, cộng đồng.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
  • Khởi động Chương trình giáo dục quản lý tài chính Cha
  • TTCK 9/11: Thị trường vẫn tiềm ẩn rủi ro
  • Thủy Tiên lên tiếng khi bị tố 'dùng chùa' ca khúc 'Giấc mơ tuyết trắng'
  • Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
  • Tăng cường hợp tác tài chính giữa Việt Nam và Trung Quốc
  • Cơ hội “săn vé” ưu đãi lớn nhất năm của Vietnam Airlines
  • Vietjet dành 700.000 vé giá từ 0 đồng trong 3 ngày vàng
推荐内容
  • Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
  • Việt Nam bước vào hội nhập ở mức sâu rộng hơn trong năm 2016
  • Sách của Thạc sĩ Nguyễn Công Thái tiết lộ bí quyết khởi nghiệp cho người trẻ
  • Hội nhập cho DN nhỏ và vừa: Quan trọng là sự tự tin
  • Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
  • Gameshow vận động Ngại Gì Thử Thách: 5 dấu ấn đặc biệt với trẻ em