会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich thi đau bong đa anh】Đồng bộ cơ sở dữ liệu để điện tử hóa chi trả an sinh xã hội!

【lich thi đau bong đa anh】Đồng bộ cơ sở dữ liệu để điện tử hóa chi trả an sinh xã hội

时间:2024-12-23 20:48:48 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:442次

hội thảo

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Bùi Tư

Còn nhiều khó khăn trong chi trả an sinh xã hội

Ngày 16/6,Đồngbộcơsởdữliệuđểđiệntửhóachitrảansinhxãhộlich thi đau bong đa anh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội thảo hệ thống dữ liệu tích hợp và thanh toán điện tử trong thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, tại Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong triển khai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Song song với việc xây dựng nền tảng hạ tầng dữ liệu, gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 26/5/2020 về đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Để đối phó với đại dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra gói hỗ trợ thu nhập để hỗ trợ những đối tượng bị ảnh hưởng như người nghèo, cận nghèo, lao động phi chính thức bị mất thu nhập, lao động có hợp đồng lao động phải nghỉ không lương… Mặc dù hệ thống thực hiện chính sách xã hội hiện có của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhưng việc đăng ký, xác định đối tượng và thực hiện chi trả vẫn là hai trong số những thách thức của việc triển khai.

Cụ thể, việc chi trả cho các đối tượng an sinh xã hội hiện nay chủ yếu bằng tiền mặt, đòi hỏi phải tiếp xúc và tương tác nhiều với một số lượng lớn người đến nhận tiền. Thứ hai, việc đăng ký đối tượng mới, ví dụ người lao động phi chính thức hiện được thực hiện thủ công với nhiều quy trình, giấy tờ, thủ tục.

Ông Nguyễn Văn Hồi cho biết thêm, về thanh toán điện tử trong chi trả an sinh xã hội, hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đã thực hiện thí điểm chi trả điện tử thông qua đơn vị dịch vụ chi trả tại 2 huyện ở Cao Bằng. Qua hơn 1 năm thực hiện thí điểm, kết quả thu được rất tích cực, tạo thuận lợi, giảm thời gian đi lại nhận trợ cấp cho người dân. Cán bộ chi trả dễ kiểm soát dòng tiền. Thời gian kho bạc duyệt chi cũng giảm từ 3 ngày xuống còn trong ngày. Hiện tại, Bộ LĐ-TB&XH đang tiếp tục triển khai thí điểm tại Vĩnh Phúc.

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ

Ông Vũ Anh Nam - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở LĐ-TB&XH Vĩnh Phúc cho biết, địa phương được Bộ LĐ-TB&XH lựa chọn tham gia vào dự án tích hợp cơ sở dữ liệu và thanh toán điện tử. Theo ông Nam, để thực hiện được dự án, cần có sự thay đổi về nhận thức và thói quen của đối tượng hưởng trợ cấp và của cán bộ cơ sở. Đồng thời, cơ quan quản lý phải xác định được cơ sở dữ liệu của các nhóm đối tượng khác nhau. Các dữ liệu hiện nay đang đơn lẻ, muốn làm được phải có sự đồng bộ về dữ liệu, phải có sự chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành.

“Hiện nay, có nhiều văn bản hướng dẫn cách xác định đối tượng khác nhau. Có nghĩa là đầu vào của dữ liệu đang khác nhau, do đó việc đồng bộ dữ liệu là tương đối khó. Ngay cả việc điều chỉnh cơ sở dữ liệu hàng năm cũng có sự chênh lệch lớn” - ông Nam cho hay.

Đồng quan điểm với ông Nam, ông Nguyễn Văn Hồi cho biết, để xây dựng hệ thống dữ liệu và thanh toán điện tử, phải có sự thay đổi thói quen và nhận thức của cán bộ và người dân, đồng thời cần xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ, xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành, đồng bộ.

Ngoài ra, kinh nghiệm của các nước cho thấy, đối tượng muốn hưởng chế độ phải đăng ký qua hệ thống thông tin điện tử. Hệ thống này đảm bảo dữ liệu liên thông, các cơ quan, ban ngành có thể kiểm tra chéo nhưng vẫn đảm bảo phân cấp chức năng rõ ràng, ví dụ, cấp trung ương không thể làm thay công việc của cấp xã, cơ quan bảo hiểm không thể làm thay công việc của cơ quan quản lý lao động. Chỉ có cấp xã và người dân mới có thẩm quyền thay đổi thông tin. Trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu, cần coi trọng vấn đề bảo mật thông tin để đảm bảo quyền riêng tư của người dân.

Cũng theo ông Hồi, vì không phải mọi người dân Việt Nam đều có mã căn cước công dân hay chứng minh thư nhân dân, việc kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu khác nhau như trợ giúp xã hội, hộ nghèo, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là hết sức cần thiết. Nhờ đó, có thể thực hiện soi khớp dữ liệu để tránh trùng lắp và kiểm tra các điều kiện hưởng để xác định đối tượng hưởng của chương trình.

Ngoài ra, cần có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn về việc mở tài khoản ngân hàng cho người dân ở thành thị và nông thôn, đặc biệt là cho các đối tượng trợ giúp xã hội, nhằm thực hiện chi trả trực tiếp vào tài khoản của đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt, cần có sự tham gia của nhiều đơn vị thực hiện chi trả để người dân có thể lựa chọn phương thức nhận và rút tiền.

Còn theo ông Jonathan Marskell - chuyên gia về Định danh số của Ngân hàng Thế giới, tại Việt Nam, việc tự đăng ký trực tuyến và ứng dụng chuẩn hóa cho chính quyền địa phương là rất khả thi. Tuy nhiên, nút thắt lớn trong xây dựng cơ sở dữ liệu là hệ thống ID quốc gia tại Việt Nam tương đối kém phát triển. Cụ thể, việc triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu căn cước công dân dựa trên sinh trắc học chưa hoàn tất, không phải ai cũng có tài khoản. Hơn thế nữa, mức độ truy cập vào căn cước công dân/cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua API còn hạn chế.

Ông Jonathan Marskell đưa ra phương án thay thế trong ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng tới) là sử dụng mã số BHXH để xác minh danh tính, vì nó có độ bao phủ cao nhất. Đồng thời, đảm bảo khả năng khớp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của BHXH và khả năng API.

Cùng với đó, phải làm cho việc đăng ký mã số BHXH trở nên rất dễ dàng tiếp cận với những người không có mã số BHXH. Sử dụng mã số BHXH làm phương tiện chính để chống trùng lặp.

Chiến lược dài hạn (trên 6 tháng) là tăng cường hệ thống danh tính công dân/cơ sở dữ liệu căn cước công dân dựa trên dữ liệu sinh trắc, bao gồm: mở rộng và đẩy nhanh quá trình đăng ký, áp dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ, thúc đẩy bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, tích hợp với hệ thống của BHXH Việt Nam và của Bộ LĐ-TB&XH./.

Bùi Tư

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Tập trung hỗ trợ các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021
  • Five provinces under investigation for illegal trading of rare earth minerals
  • Việt Nam seeks further investment from RoK in infrastructure, semiconductors, renewables: PM
  • Việt Nam, Netherlands cultivate practical, effective relations
  • Nhận định về tăng trưởng kinh tế năm 2024
  • National Assembly Standing Committee’s 24th session opens
  • Việt Nam, Netherlands cultivate practical, effective relations
  • East Sea disputes need to be resolved through peaceful means: Spokeswoman
推荐内容
  • Khôi phục sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng lũ miền Trung
  • Eighth ASEAN Working Group on Chemicals and Waste meeting opens in Hà Nội
  • Việt Nam advocates int’l cooperation to ensure human rights amid global challenges
  • PM underlines four priorities in digital transformation
  • Hà Nội: Kiểm tra công tác phòng dịch Covid
  • Foreign Minister highlights results of PM’s official visit to China