会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bongdaso tỷ lệ 88】Đề án đổi mới giáo dục!

【bongdaso tỷ lệ 88】Đề án đổi mới giáo dục

时间:2024-12-27 12:38:44 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:859次

BÁO CÁO TÓM TẮT

Về Đề án “Đổi mới căn bản,Đềánđổimớigiáodụbongdaso tỷ lệ 88 toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

 Đề án Đổi mới toàn diện giáo dục

Đề án Đổi mới Giáo dục phải ngăn chặn việc đọc - chép, học thuộc lòng.

Thực hiện Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Ban cán sự đảng Chính phủ được giao chủ trì xây dựng Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khóa XI). Ban Chấp hành Trung ương cho rằng đây là vấn đề lớn, hệ trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, tạo sự thống nhất cao để ban hành nghị quyết vào một thời điểm thích hợp. Tại Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương giao Ban Cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh Đề án để trình Ban Chấp hành Trung ương.  

A. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐỀ ÁN

Từ tháng 01 năm 2013, Ban soạn thảo Đề án tiếp tục triển khai các hoạt động nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Đề án trên tinh thần khoa học, cầu thị, tiếp thu các ý kiến góp ý của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tiếp thu ý kiến tại nhiều hội thảo khoa học, trong đó có 2 cuộc hội thảo lớn (ngày 11 - 12 tháng 7 tại Hà Nội và ngày 16 tháng 7 tại Thành phố Hồ Chí Minh), với sự tham gia của các cơ quan liên quan[1], các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các nhà khoa học. Một số nội dung cơ bản của đề án được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Dự thảo Đề án đã được gửi xin ý kiến góp ý của một số bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Cựu giáo chức Việt Nam...

Chính phủ, Ban Cán sự đảng Chính phủ đã có nhiều phiên họp thảo luận, hoàn thiện Đề án. Ngày 29 tháng 8 năm 2013, Bộ Chính trị đã nghe và cho ý kiến về dự thảo Đề án. Đến nay, dự thảo Đề án đã hoàn thành.

So với Dự thảo Đề án trình Hội nghị Trung ương 6, Dự thảo lần này đã chỉnh sửa, bổ sung và làm sáng tỏ nhiều nội dung:

Thể hiện sự thẳng thắn, đúng mức hơn trong đánh giá thực trạng, nguyên nhân; làm rõ hơn mối liên hệ về nội dung giữa các phần của Đề án.

Quan niệm và các quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được trình bày rõ hơn và được cụ thể hóa trong mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp.

Đề án gồm 5 phần: (1) Sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; (2) Thực trạng giáo dục và đào tạo Việt Nam; (3) Định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; (4) Tổ chức thực hiện; (5) Những vấn đề xin ý kiến Trung ương.

Kèm theo Đề án có 08 phụ lục[2].

B. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

 

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

1. Qua ba lần cải cách[3] và quá trình đổi mới những năm gần đây, giáo dục Việt Nam (bao gồm cả đào tạo, sau đây gọi chung là giáo dục) đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài. Nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua, nay đã không còn phù hợp, cần được điều chỉnh.

2. Yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Nếu không đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thì nhân lực sẽ là yếu tố cản trở sự phát triển của đất nước.

 3. Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ. Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là các nước tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải cách giáo dục.

4. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM

I. Những thành tựu, kết quả

Nhìn tổng quát, trong thời kỳ đổi mới đất nước, giáo dục đã cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp rất quan trọng vào thành tựu của đất nước: vượt qua khủng hoảng kinh tế, thoát khỏi tình trạng nước nghèo, chủ động hội nhập quốc tế ngày càng hiệu quả. Những thành tựu, kết quả chính của giáo dục là:

1. Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao được trình độ đào tạo, trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động.

2. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, lao động nông thôn, đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn. Bình đẳng giới trong giáo dục được bảo đảm.

3. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học sinh, sinh viên Việt Nam đạt kết quả cao trong các kỳ thi quốc tế và khu vực. Nhân lực nước ta đã làm chủ được một số công nghệ hiện đại.

4. Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực.

5. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, trình độ đào tạo được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

6. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng cường và từng bước hiện đại hóa.

7. Xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu, kết quả:

Những thành tựu, kết quả quan trọng của giáo dục bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; sự ưu tiên đầu tư của các gia đình cho việc học tập của con em mình; ý thức ham học hỏi và tinh thần vượt khó của các thế hệ học sinh, sinh viên; sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục; ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng đổi mới trong chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bước đầu đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

II. Những hạn chế, yếu kém

Đề án chỉ ra 6 hạn chế, yếu kém:

1. Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Giáo dục còn nặng bệnh thành tích; đánh giá kết quả ở nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu thực chất.

2. Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức; phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, nhiều bất cập. Thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh.

3. Hệ thống giáo dục còn cứng nhắc, thiếu tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và các phương thức giáo dục, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Chưa gắn kết đào tạo với sử dụng và nhu cầu của thị trường lao động.

4. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Một số hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục, chậm được khắc phục, có việc còn trầm trọng hơn, gây bức xúc xã hội. Chưa coi trọng đúng mức đánh giá hiệu quả quản lý và hiệu quả đầu tư cho giáo dục.

5. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; thiếu động lực tự học và đổi mới; chưa bắt kịp yêu cầu của đổi mới giáo dục.

6. Nhiều chính sách và cơ chế tài chính lạc hậu, phân bổ tài chính mang tính bình quân, dàn trải. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc hậu, chưa đạt chuẩn quy định, thiếu quỹ đất dành cho phát triển giáo dục.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:

Chưa nhận thức sâu sắc và chậm đổi mới tư duy về phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương còn lúng túng trong việc cụ thể hóa quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và xử lý các vấn đề của giáo dục trong thực tiễn; chưa thể chế hóa kịp thời, phù hợp các chủ trương, chính sách của Đảng về giáo dục. Chưa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục. Việc xác định nhiều mục tiêu phát triển giáo dục chưa tính toán đầy đủ đến các điều kiện thực hiện. Thiếu quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, của ngành giáo dục. Không kịp thời sơ kết, tổng kết, đánh giá các chính sách về giáo dục. Các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thỏa đáng.

Tư tưởng và thói quen bao cấp trong giáo dục còn nặng nề. Chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quyết định chất lượng giáo dục của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Những nhận thức lệch lạc về giáo dục, bệnh hình thức, sính bằng cấp và những tiêu cực xã hội đã để lại nhiều hậu quả khó khắc phục trong giáo dục.

Yếu kém trong công tác quản lý, chỉ đạo của ngành giáo dục, bao gồm cả quản lý ngành và quản lý các cơ sở giáo dục, là nguyên nhân của nhiều yếu kém khác. Quản lý, chỉ đạo còn nặng về điều hành sự vụ; chưa chủ động tham mưu các chính sách, giải pháp bảo đảm điều kiện phát triển giáo dục; chưa coi trọng đúng mức công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát; chưa kịp thời tổng kết, nhân rộng các điển hình tiên tiến, chưa tạo được động lực đổi mới từ trong ngành. Các nguyên lý giáo dục chưa được quán triệt và thực hiện tốt[4]. Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Chưa có cơ chế sàng lọc, đưa những nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất, đạo đức ra khỏi ngành giáo dục.

Nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục của phần đông gia đình còn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục. Mức chi cho mỗi người học chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, chưa phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo.

III. Đánh giá chung

Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp, được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, với những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: thực hiện giáo dục toàn dân, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần giáo dục ý thức công dân, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ con người Việt Nam; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; các điều kiện đảm bảo chất lượng được tăng cường; chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các cấp học, trình độ đào tạo có tiến bộ; hợp tác quốc tế được mở rộng; lực lượng lao động qua đào tạo tăng khá nhanh. Những thành tựu trên và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới cho phép và đòi hỏi giáo dục Việt Nam chuyển từ phát triển thực tế chủ yếu theo mục tiêu số lượng sang mục tiêu coi trọng cả chất lượng, hiệu quả và số lượng theo nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững, giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập. Giáo dục vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa được ưu tiên nhất trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa được coi là nhân tố quyết định của phát triển đất nước. Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục đã được nêu từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII vẫn chậm được khắc phục, có mặt còn nặng nề hơn. Khoa học giáo dục còn lạc hậu. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nhân lực của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích cực chủ động góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Quản lý giáo dục còn nhiều bất cập; kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Thiếu dự báo nhu cầu nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân để làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển giáo dục.

Phần thứ ba

ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đề án nêu những thuận lợi, thách thức, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

I. Bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo

1. Thuận lợi

a) Đất nước ổn định về chính trị, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 là những tiền đề cơ bản để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam;

b) Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, mong muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, tận dụng cơ hội phát triển đất nước trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng" và hội nhập quốc tế mạnh mẽ;

c) Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới giáo dục;

d) Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng tạo cơ hội thuận lợi để nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục và quản lý giáo dục hiện đại và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển giáo dục;

đ) Nhân dân ta với truyền thống hiếu học và chăm lo cho giáo dục, sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và đầu tư cao cho giáo dục và đào tạo.

2. Thách thức

a) Nguồn lực Nhà nước và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nhất là về tài chính còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục trong khi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao;

b) Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triển không đều giữa các địa phương vẫn là nguyên nhân của sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục và sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các đối tượng người học và các vùng miền;

c) Tư duy bao cấp, sức ỳ trong nhận thức, tác phong quan liêu trong ứng xử với giáo dục của nhiều cấp, nhiều ngành, của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng như tư duy bao cấp và tâm lý khoa bảng của người dân còn lớn, không theo kịp sự phát triển nhanh của kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ;

d) Khoảng cách phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ giữa nước ta và các nước tiên tiến có xu hướng gia tăng. Hội nhập quốc tế và hiện tượng thương mại hóa giáo dục đang làm nảy sinh nhiều nguy cơ tiềm ẩn như sự thâm nhập lối sống không lành mạnh, xói mòn bản sắc văn hoá dân tộc; sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục kém chất lượng, lạm dụng dạy thêm, học thêm, chạy trường, chạy điểm, v.v...

II. Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục (nội dung, phương pháp, thi, kiểm tra, đánh giá), các chính sách, cơ chế và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, ở cả Trung ương và địa phương, ở mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân.

Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học.

Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa củng cố, phát huy các thành tựu và điển hình đổi mới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố tích cực mới; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình để khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.

* Phương án 1:

Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau:

1. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò một nhân tố quyết định để thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực công dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện tốt các nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức (nâng cao dân trí) sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học (năng lực công dân).

3. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, phù hợp quy luật phát triển khách quan, những tiến bộ khoa học và công nghệ. Chuyển phát triển giáo dục hiện nay chủ yếu theo mục tiêu số lượng sang phát triển theo mục tiêu vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, vừa đáp ứng yêu cầu số lượng theo nhu cầu nhân lực của xã hội. Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa và dân chủ hóa giáo dục.

4. Xây dựng xã hội học tập. Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu tính liên thông hiện nay sang hệ thống giáo dục mở[5], linh hoạt, bảo đảm liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân học tập suốt đời. Thực hiện xã hội hóa, dân chủ hóa giáo dục và hội nhập quốc tế.

5. Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục. Phát triển hài hòa, bình đẳng, hỗ trợ lẫn nhau giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giáo dục các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng diện chính sách.

6. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập để phát triển đất nước. Việc hội nhập phải trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa và độc lập dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển bền vững giáo dục nước nhà.

* Phương án 2:

Các văn kiện của Đảng về giáo dục đã nêu nhiều quan điểm chỉ đạo còn nguyên giá trị phải tiếp tục được quán triệt và thực hiện: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng - an ninh; đa dạng hóa các loại hình giáo dục; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng diện chính sách.

Để tiến hành thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong hoàn cảnh hiện nay, cần quán triệt thêm một số quan điểm chỉ đạo sau:

1. Giáo dục là một nhân tố giữ vai trò quyết định để thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, cần được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên lãnh đạo và đầu tư về tài chính và nhân lực.

2. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức (nâng cao dân trí) sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học (năng lực công dân).

3. Chuyển phát triển giáo dục chủ yếu theo mục tiêu số lượng sang phát triển theo mục tiêu vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, vừa đáp ứng yêu cầu số lượng theo nhu cầu nhân lực của xã hội; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa và dân chủ hóa giáo dục.

4. Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu liên thông sang hệ thống giáo dục mở; hình thành cơ chế học tập suốt đời gắn với xây dựng xã hội học tập; thực hiện xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

5. Phát triển giáo dục phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển hài hòa, bình đẳng, hỗ trợ lẫn nhau giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giáo dục các vùng, miền.

6. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập để phát triển đất nước. Việc hội nhập phải trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa và độc lập dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển bền vững giáo dục nước nhà.

III. Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2030

Các mục tiêu được nêu trong Đề án là mục tiêu định hướng, vì vậy Đề án không nêu số liệu cụ thể như trong các Chiến lược đã được ban hành.  

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục; khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội để giáo dục và đào tạo trở thành một nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và hội nhập quốc tế.

a) Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả - thực học, thực nghiệp; phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước;

b) Xây dựng nền giáo dục mở, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giáo dục mầm non tập trung giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, góp phần hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.

Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và thực hiện miễn học phí trước năm 2020 cho đối tượng này. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng, phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng địa phương.

b) Giáo dục phổ thông tập trung nâng cao dân trí, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), tin học, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Xây dựng mới chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh kết thúc lớp 9 phải có tri thức phổ thông nền tảng, cơ bản; học sinh trung học phổ thông phải được tiếp cận nghề nghiệp và được chuẩn bị tốt cho giai đoạn học sau phổ thông. Thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.

Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, phấn đấu đến năm 2020 có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.

c) Giáo dục nghề nghiệp tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp.

Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của doanh nghiệp, thị trường lao động trong nước và xuất khẩu.

d) Giáo dục đại học tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự đổi mới tri thức, sáng tạo của người học.

Có mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; phát triển một số trường ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phong phú về công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

đ) Giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng diện chính sách được học tập ở mọi lúc, mọi nơi, mọi trình độ nhằm nâng cao dân trí, trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi nghề nghiệp đối với người lao động; củng cố bền vững kết quả xóa mù chữ.

IV. Nhiệm vụ và giải pháp

Để thực hiện được những quan điểm và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Đề án đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp.

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với quá trình đổi mới giáo dục, trước hết là đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục

Nhiệm vụ và giải pháp này nhằm thay đổi nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về giáo dục. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa trước mắt, vừa lâu dài quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

a) Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, với sự tham gia của toàn xã hội. Nhận thức sâu sắc và đầy đủ các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và điều kiện bảo đảm thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà. Tư duy mới về giáo dục được cụ thể hóa từ khâu quán triệt đến tổ chức thực hiện trong hệ thống Đảng, chính quyền, ngành giáo dục và trong toàn xã hội;

b) Khẳng định đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quyết định chất lượng giáo dục; người học là chủ thể của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục nhân cách, lối sống và hướng nghiệp, chọn ngành nghề cho con em mình; công nghệ thông tin ngày càng có tác động mạnh mẽ làm thay đổi cơ bản cách lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và quản lý giáo dục;

c) Tăng cường nghiên cứu để tạo cơ sở khoa học và vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học quản lý phục vụ công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

d) Đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục.

2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

Nhiệm vụ và giải pháp thứ hai nhằm chuyển từ giáo dục chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học.

a) Xác định mục tiêu giáo dục con người vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. Phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọng trang bị kiến thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề;

b) Nội dung giáo dục đổi mới theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Thiết kế nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tích hợp[6] cao các môn học ở các lớp học dưới và phân hóa[7] dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục dành cho học sinh tự chọn. Đa dạng hóa nội dung giáo dục nghề nghiệp theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ, hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Đổi mới nội dung giáo dục đại học theo hướng cơ bản, tích hợp các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và hiểu biết xã hội, tiếp cận thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đổi mới chương trình giáo dục đạo đức, giáo dục công dân, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng tập trung vào những giá trị cơ bản của đạo lý dân tộc, đạo đức xã hội, trách nhiệm cộng đồng, những giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin; giảm tải phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề đào tạo. Dạy học ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng thực tế của người học. Chú trọng dạy tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số. Phát triển đa dạng nội dung, tài liệu học tập đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người;

c) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm “giảng ít, học nhiều”. Chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Bồi dưỡng khát vọng học tập suốt đời.

Chuyển từ chủ yếu thực hiện chương trình giáo dục trên lớp học sang tổ chức đa dạng các hình thức thực hiện chương trình giáo dục; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học của người học. Coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; tăng cường áp dụng hình thức giáo dục từ xa có chất lượng.

3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học

Nhiệm vụ và giải pháp thứ ba nhằm xây dựng hệ thống đánh giá kết quả giáo dục một cách khoa học, hiệu quả, góp phần tạo ra một nền giáo dục thực chất, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 

a) Nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục phải chú trọng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn; hạn chế yêu cầu ghi nhớ máy móc, “học tủ”; đánh giá được sự tiến bộ về phẩm chất và năng lực của người học; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy và tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của xã hội; 

b) Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng kiểm tra năng lực học sinh, thiết thực, hiệu quả, tin cậy, sử dụng được kết quả công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ cho tuyển sinh của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học;

c) Đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp đối với giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề trên cơ sở đánh giá năng lực thực hiện, kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, có sự tham gia của doanh nghiệp hoặc đại diện sử dụng lao động;

d) Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học theo hướng kết hợp kết quả giáo dục phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo; đánh giá kết quả đào tạo đại học theo hướng chú trọng đánh giá năng lực phân tích, phê phán, sáng tạo, giải quyết vấn đề và thái độ nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo, năng lực thích nghi với môi trường làm việc;

đ) Ngoài việc đánh giá kết quả học tập của người học, cần tiến hành các hình thức đánh giá chất lượng giáo dục cả nước, từng địa phương, từng cơ sở giáo dục; thực hiện các kỳ đánh giá quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông và tham gia đánh giá quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục;

e) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục của Nhà nước, của xã hội. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo, công khai kết quả kiểm định trước xã hội.

4. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

Nhiệm vụ và giải pháp thứ tư nhằm khắc phục những bất hợp lý của hệ thống giáo dục khép kín, thiếu mềm dẻo, thiếu liên thông; xây dựng hệ thống giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân và tăng hiệu quả giáo dục.

a) Xây dựng khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh đất nước và xu thế các nước trong khu vực và trên thế giới. Mở thêm loại hình bồi dưỡng sau tiến sĩ;

b) Ổn định hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay, thực hiện giáo dục cơ bản, bắt buộc 9 năm, phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; phân hóa và định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông; tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của các nước;

c) Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Rà soát, hoàn thiện hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng: thống nhất về tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra, chính sách, cơ chế và đối tượng áp dụng; bảo đảm liên thông trong hệ thống; bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ. Hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao; đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu, đồng thời đổi mới cơ chế để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng - thực hành. Hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại học vùng, đồng thời củng cố và phát triển một số cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đạt trình độ cao ở khu vực và trình độ quốc tế để cung cấp nhân lực chất lượng cao. Nghiên cứu giảm hợp lý số năm học đại học ở một số ngành và lĩnh vực (cá biệt có trường hợp tăng thêm);

d) Hệ thống giáo dục phổ thông chủ yếu là loại hình trường công lập; đồng thời khuyến khích xã hội đầu tư phát triển các trường chất lượng cao. Trong giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, phát triển song song loại hình trường công lập và ngoài công lập; tăng cường vai trò trường ngoài công lập, bao gồm cả các trường chất lượng cao. Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư;

đ) Đa dạng hoá các phương thức đào tạo. Quy hoạch phát triển các cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân và xây dựng xã hội học tập. Phát triển các trung tâm giáo dục - đào tạo - bồi dưỡng nghề các cấp từ cơ sở. Đẩy mạnh đào tạo nghề, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tập trung phát triển một số cơ sở giáo dục đại học dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển công nghệ đào tạo mở và từ xa.

5. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng. Quản lý tốt là tiền đề căn bản để dạy tốt và học tốt

Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, điều đặc biệt quan trọng là phải đổi mới căn bản quản lý giáo dục; trong đó tập trung vào việc tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của ngành giáo dục, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục.

a) Tiếp tục đẩy mạnh việc phân định công tác quản lý nhà nước về giáo dục với công tác quản lý đào tạo, quản trị của cơ sở giáo dục;

b) Các cơ quan quản lý giáo dục địa phương được chủ động quyết định hoặc tham gia trực tiếp về quản lý nhân sự, tài chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, phổ thông, nghề nghiệp; 

c) Coi trọng quản lý chất lượng đầu ra, quản lý quá trình đào tạo và chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng. Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục và đào tạo; 

d) Xây dựng cơ chế thu nhận và xử lý các thông tin trong quản lý giáo dục. Đồng thời với việc cấp trên đánh giá cấp dưới, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và của các cơ sở giáo dục;

đ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục và thị trường lao động. Tăng cường công tác dự báo về giáo dục, đào tạo và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội;

e) Hoàn thiện cơ chế quản lý lưu học sinh ở nước ngoài, cơ chế liên kết đào tạo với nước ngoài và cơ chế quản lý những cơ sở giáo dục nước ngoài ở Việt Nam;

g) Đổi mới quản trị cơ sở giáo dục, đào tạo theo hướng phát huy dân chủ, tính sáng tạo; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản; tăng dần vai trò của Hội đồng trường, giảm dần vai trò của bộ chủ quản. Trong Hội đồng trường bảo đảm vai trò của Đảng ủy và cơ quan chủ quản. Thực hiện cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội, công khai, chịu sự giám sát của các chủ thể trong nhà trường, của Nhà nước và của xã hội đối với cơ sở giáo dục đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp;

h) Các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, phối hợp trách nhiệm giải quyết các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc xã hội.

6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo

Nhiệm vụ và giải pháp thứ sáu nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, gương mẫu về trách nhiệm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; đây là giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục.

a) Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng khắc phục tình trạng phân tán; hình thành các trường sư phạm khu vực. Các trường sư phạm chỉ làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu khoa học. Không giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đối với một số cơ sở đào tạo sư phạm hiện nay nếu xét thấy không còn phù hợp. Tập trung xây dựng một số trường sư phạm, sư phạm kỹ thuật trọng điểm. Xây dựng và thực hiện cơ chế điều hòa, phối hợp trong quá trình phát triển và hoạt động của các trường sư phạm, sư phạm kỹ thuật theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên phạm vi cả nước.

Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có năng lực phù hợp vào ngành sư phạm;

b) Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo và năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo.

  Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo từng cấp học. Tiến tới tất cả giáo viên tiểu học, trung học cơ sở phải có trình độ đại học; giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trình độ đại học trở lên và có năng lực sư phạm và năng lực nghề nghiệp tương ứng với trình độ và ngành nghề đào tạo; giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nhà giáo của các cơ sở đào tạo phải đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải được đào tạo về nghiệp vụ quản lý;

c) Có chế độ đặc thù cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục.  

Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá thực tế năng lực và hiệu quả công tác.  

Tiếp tục thực hiện chủ trương về lương cho giáo viên như Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã khẳng định, có thêm chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác tùy theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, theo vùng, đi đôi với cơ chế đánh giá, sàng lọc; bổ sung chế độ cho cán bộ quản lý giáo dục được hưởng thâm niên nghề.

Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các giảng viên trẻ có nhà ở, tham gia nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, năng lực. Có chế độ ưu đãi và quy định hợp lý tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo có trình độ cao, đồng thời có cơ chế miễn nhiệm hoặc bố trí công việc khác đối với những người không còn phù hợp. Bảo đảm bình đẳng về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giữa nhà giáo trường công lập và trường ngoài công lập.

Xây dựng, áp dụng chính sách và cơ chế động viên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện để các nhà giáo, chuyên gia nước ngoài, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài, tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở trong nước.

7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục

Nhiệm vụ và giải pháp thứ bảy khẳng định nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng đầu tư xã hội cho giáo dục, đồng thời vẫn đa dạng hóa và phát huy hiệu quả các nguồn đầu tư khác cho giáo dục.

a) Ngân sách chi cho giáo dục tối thiểu đạt 20% tổng chi ngân sách. Bảo đảm đủ kinh phí đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục. Tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, tỷ lệ chi cho lương và phụ cấp theo lương không quá 75% tổng kinh phí chi thường xuyên hàng năm. Mức chi (tất cả các nguồn) cho một sinh viên đại học/năm tiến tới tối thiểu bằng 1,2 lần thu nhập quốc dân bình quân đầu người/năm[8]. Ngân sách nhà nước đóng vai trò quyết định cho giáo dục phổ cập. Quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo dục vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, những ngành nghề cần thu hút người học. Nghiên cứu cơ chế, mô hình phù hợp nhằm huy động nguồn lực của xã hội để cùng Nhà nước phát triển một số trường mầm non, phổ thông chất lượng cao;

b) Chuyển cơ chế cấp phát kinh phí bình quân sang đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo, không phân biệt cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh và phát triển bình đẳng. Bảo đảm mức chi cho mỗi người học tương ứng với chất lượng, phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo, nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp. Minh bạch hóa các hoạt động liên danh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công; khắc phục tình trạng công tư lẫn lộn. Đổi mới cơ chế phân phối của các trường công theo hướng vừa bảo đảm quyền lợi của người lao động, người học, vừa có tích lũy tái đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất của trường;

c) Có chính sách, cơ chế, quy định tỷ lệ đóng góp của người học, xã hội và Nhà nước trong chi phí giáo dục. Đối với những ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, mức đóng học phí được quy định trên cơ sở tính đủ chi phí, tương ứng với chất lượng đào tạo, ngân sách nhà nước không hỗ trợ, trừ đối tượng chính sách. Xây dựng cơ chế học phí cao - chất lượng cao đối với một số chương trình đào tạo, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và cơ chế tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để chi trả cho việc học. Khuyến khích việc hình thành các quỹ học bổng giúp cho học sinh nghèo và học sinh giỏi;

d) Xây dựng chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Có cơ chế quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia vào quá trình đào tạo và đầu tư cho đào tạo. Thực hiện chính sách tài chính khác nhau đối với trường không vì lợi nhuận và trường vì lợi nhuận. Tiến tới bảo đảm sự bình đẳng về quyền của người học ở trường công lập và người học ở trường ngoài công lập. Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo;

đ) Xóa bỏ phòng học tạm, thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật giáo dục, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin. Đảm bảo đến năm 2020 số học sinh/lớp không vượt quá quy định của từng cấp học. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để có đủ "đất sạch" cho việc xây dựng trường, quản lý nghiêm ngặt không để đất quy hoạch cho xây trường sử dụng vào mục đích khác;

e) Bảo đảm giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí; thực hiện công khai, minh bạch để xã hội và người học giám sát, đánh giá. Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học với ngân sách chi cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang.

8. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lí để giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục, nhất là cơ sở giáo dục đại học để nâng cao chất lượng đào tạo và góp phần phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

a) Thực sự coi trọng vai trò của khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Phát triển mạng lưới cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục, tập trung đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục trình độ cao. Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục để cung cấp luận cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục;

b) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học, với nghiên cứu khoa học và công nghệ; phát triển các sản phẩm và các giải pháp mới phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

c) Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu các khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, trung tâm nghiên cứu, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm ở trình độ hiện đại trong các cơ sở giáo dục đại học. Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học;

d) Khuyến khích thành lập các viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường đại học; hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở giáo dục. Đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các trường đại học để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học;

đ) Nghiên cứu sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học với các trường đại học công lập.

9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo

Chủ động mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm và các mô hình giáo dục tiên tiến đi đôi với phát huy nội lực, giữ vững bản sắc dân tộc, độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.

a) Mở rộng hội nhập quốc tế về giáo dục trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ. Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương về giáo dục và đào tạo, gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước;

b) Triển khai các dự án, chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục ở tầm quốc gia, ở các địa phương và các cơ sở giáo dục;

c) Tăng chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài với sự hỗ trợ của ngân sách đối với các ngành mũi nhọn, đặc thù và sinh viên trường sư phạm. Khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng kinh phí tự túc;

d) Liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Lựa chọn liên kết đào tạo với những cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định và công khai kết quả kiểm định. Tất cả cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đều phải dạy và học về đất nước và con người Việt Nam;

đ) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và xây dựng một số cơ sở giáo dục ở Việt Nam.

 

Trong các nhiệm vụ, giải pháp nói trên, có thể coi “đổi mới tư duy giáo dục”, “đổi mới quản lý giáo dục”, trong đó có “đổi mới chính sách, cơ chế tài chính” và “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là các giải pháp then chốt, “đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá” là khâu đột phá.

*

Với các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, nền giáo dục Việt Nam sẽ được đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế:

1. Chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chuẩn hóa cơ sở vật chất;...); xây dựng chuẩn đầu ra và chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và đào tạo, chương trình đào tạo.

2. Hiện đại hóa mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá giáo dục, cơ sở vật chất và hệ thống quản lý giáo dục.

3. Xã hội hóa: đa dạng chủ thể đầu tư, tham gia và giám sát các hoạt động giáo dục; xây dựng xã hội học tập, đảm bảo điều kiện học tập suốt đời cho mọi người dân; thực hiện tốt phương châm phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

4. Dân chủ hóa giáo dục: tạo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục của các đối tượng vùng khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội; đồng thời với việc đánh giá của cấp trên, thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục; cấp dưới tham gia đánh giá cấp trên. Công khai kết quả đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và các cơ sở giáo dục; công khai chính sách giáo dục, công khai tài chính, các điều kiện bảo đảm và kết quả giáo dục; tăng cường vai trò của Hội đồng trường.

5. Hội nhập quốc tế: mở rộng quan hệ song phương và đa phương trong hợp tác quốc tế về giáo dục; khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và xây dựng một số cơ sở giáo dục.

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Uỷ ban quốc gia đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; khẩn trương xây dựng Chương trình hành động thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết.

2. Các cấp ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, tuyên truyền, tạo sự thống nhất về nhận thức; xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết, bổ sung các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương và hàng năm kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện.

3. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo kịp thời thể chế hóa những nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết; rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giáo dục và đào tạo, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản để thực hiện Nghị quyết.

4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

5. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết đến các cấp ủy đảng, chi bộ và đảng viên; chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết.

 

Trên đây là những nội dung chủ yếu của Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.



[1] Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, các trường đại học,...

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Ngủ nhiều và không đều đặn sẽ tăng nguy cơ béo phì và huyết áp cao
  • Parliamentary diplomacy contributes to nation’s international integration
  • President bids farewell to Belgium ambassador
  • Three high
  • Bỏ qua các nguyên nhân khiến ô tô bị nổ lốp nguy cơ tai nạn kinh hoàng
  • Party chief greets Dominican politician
  • Law enforcement leaders must face consequences of actions
  • Hà Nội authorities to revoke licences of long
推荐内容
  • Samsung xác nhận hai điện thoại sắp ra mắt trong buổi họp kín tại CES 2020.
  • 30th Diplomatic Conference opens in Hà Nội
  • Việt Nam innovation network programme launched
  • Việt Nam takes action to remove EC yellow card on fisheries
  • Sai lầm nghiêm trọng nếu bảo quản khoai tây trong tủ lạnh
  • 30th diplomatic conference wraps up