【keo nha cai 5me】Ngành dầu khí
Hội thảo khoa học "Ngành Dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế” |
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Ngành Dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế” diễn ra sáng 26/9/2017 tại Hà Nội. Hội thảo do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Đóng góp 20% tổng thu ngân sách nhà nước
Theànhdầukhíkeo nha cai 5meo PGS,TS Vũ Văn Hà- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, ngành dầu khí trải qua chặng đường 55 kể từ khi đoàn thăm dò dầu lửa 36 ra đời năm 1961. Tháng 6/1986, việc tấn dầu thô đầu tiên được khai thác đã ghi danh Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới.
Dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Ngành dầu khí đóng góp hơn 20% trong tổng thu ngân sách quốc gia, đóng góp 16-18% GDP trong các năm qua.
Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành dầu khí còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biển của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên vùng biển của Việt Nam.
Đặc biệt, là một ngành kinh tế có nhiều đặc thù, hoạt động trong môi trường hợp tác quốc tế, ngành dầu khí Việt Nam đã đi tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế từ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Hiện nay, dự án Dung Quất là một thí dụ cho thấy Việt Nam có thể tham gia nền công nghiệp chế biến dầu với độ khó vào loại cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến.
Những thành tựu mà ngành dầu khí đạt được trong những thập niên qua đã mang lại cho Việt Nam vị trí quan trọng trong cộng đồng các quốc gia xuất khẩu dầu khí thế giới, đồng thời nâng cao khả năng hợp tác quốc tế, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý điều hành để dần dần người Việt Nam có thể tự điều hành các dự án có quy mô lớn, điều kiện địa chất, kỹ thuật phức tạp; dần mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài với 5 lĩnh vực chính là: tìm kiếm, thăm dò và khai thác; lọc hóa dầu; công nghiệp khí; công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Đây đều là những lĩnh vực cốt lõi, nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật và nhân lực chất lượng cao.
Phân tích những đóng góp lớn của ngành dầu khí với nền kinh tế đất nước, GS. TS. Vũ Văn Hiền- Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, từ năm 1987 đến nay có hơn 77 hợp đồng dầu khí đã được ký kết, trong đó 53 hợp đồng đang còn hiệu lực. Tính đến đầu năm 2010 đã khoan trên 600 giếng khoan tìm kiếm - thăm dò và khai thác dầu khí với khối lượng khoan gần 1,9 triệu m3. Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho quốc gia với các sản phẩm phục vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng sạch. Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí cũng đã cung cấp gần 35 tỷ m3 khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc, 35% - 40% nhu cầu u-rê và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công nghiệp và tiêu dùng dân sinh.
Vươn tới những chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành
Trong bối cảnh hiện nay, theo GS.TS Vũ Văn Hiền, "khi giá dầu trên thế giới sụt giảm mạnh, nhiều nguồn năng lượng mới được phát triển thì ngành dầu khí nói chung và ở Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức".
Chỉ rõ một số khó khăn, GS.TS Vũ Văn Hiền cho rằng, việc khai thác một số mỏ khí chậm tiến độ, nguyên nhân chính do thiếu vốn… Quá trình khai thác dầu tại các mỏ ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nên không hoàn thành kế hoạch. Sản lượng điện của Ngành Dầu khí năm 2016 tuy hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng đạt thấp hơn so với công suất khả dụng của các nhà máy điện và kỳ vọng. Tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... có sự giảm sút.
Đồng quan điểm nhận định ngành dầu khí Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, PGS.TS Vũ Văn Hà cho rằng, những khó khăn đó đến từ yếu tố chủ quan và cả những tác động khách quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng; sự cạnh tranh của các nguồn năng lượng khác, nhất là năng lượng sạch, tái tạo được và cả sự tác động của giá dầu giảm....
Chiến lược phát triển ngành dầu khí nước ta đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 đã xác lập các mục tiêu hàng năm như: gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn; khai thác dầu khí tăng 10-36% cho từng giai đoạn 5 năm, trong đó từ nước ngoài phải gấp 3-5 lần so với mức hiện nay; các sản phẩm lọc và hóa dầu gấp 1,5 đến 5 lần so với hiện tại; doanh thu tăng trưởng 10-15%… là một thách thức trong bối cảnh giá dầu hiện nay. Nhiều mỏ dầu chủ lực sau nhiều năm khai thác đã bắt đầu suy giảm. Trong bối cảnh mới, việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tìm kiếm thăm dò dầu khí sẽ khó khăn. Nhiều dự án lớn của PVN có mức đầu tư cao (vùng khai thác xa bờ, độ sâu 1.500m), phải thúc đẩy tiến độ, nên sức ép về vốn rất lớn do việc vay vốn từ các tổ chức quốc tế ngày càng khó khăn, chưa kể nhu cầu nhân lực có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao hiện đang là khó khăn không nhỏ. Việc triển khai các dự án trọng điểm ở nước ngoài cũng đang đứng trước nhiều thách thức, có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ngành.
Hơn nữa, theo PGS, TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ngành dầu khí Việt Nam đang đối mặt thách thức áp lực đổi mới mô hình quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện nay, mô hình quản trị của PVN đang cho thấy một số bất cập, chưa bám sát với khung quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt. Mô hình quản lý hiện tại đang cho thấy mâu thuẫn về cơ chế hoạt động giữa tập trung, tích tụ (PVN/công ty mẹ) và phân tán trong quản lý điều hành và vốn (công ty con thường là công ty cổ phần).
Đánh giá về mức độ hội nhập của ngành dầu khí, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia, các cam kết cắt giảm thuế quan thì Hiệp định Antiga trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN là có mức sâu nhất. Theo đó, từ năm 2016, thuế nhập khẩu diesel, ma-dút đã có thuế suất là 0%. Riêng các loại xăng, thuế suất cũng sẽ được loại bỏ (0%) theo lộ trình, tác động không nhỏ đến ngành dầu khí trong nước. Như vậy, thị trường sẽ có tính cạnh tranh cao, không chỉ với các nhà đầu tư nước ngoài mà cả với những nhà nhập khẩu trong nước do thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ được loại bỏ vào năm 2029.
Tại Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã nêu rõ: Phát triển ngành dầu khí thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển ngành dầu khí; xây dựng PVN… có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, chủ động tích cực hội nhập quốc tế.
Để thực hiện được ịnh hướng chiến lược trên, các đại biểu cho rằng, cùng với việc cải thiện cơ chế quản lý, chính sách của nhà nước, hoàn thiện khu pháp lý để tạo đột phát cho sự phát triển của ngành dầu khí, thì bản thân PVN cần khẩn trương xây dựng hệ thống quản trị nhân sự theo chuẩn mực quốc tế, bao gồm ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng bản đồ năng lực; xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí người đại diện và đại diện phần vốn của PVN trong các hoạt động dầu khí trong nước và ngoài nước… Toàn ngành cần điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh để có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài có tiềm lực lớn ngay trên sân nhà và cần xem công nghiệp khí là trọng tâm, động lực phát triển của ngành. Mặt khác, các đơn vị nghiên cứu khoa học của Tập đoàn cần hướng mạnh vào nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhằm giảm giá thành thăm dò, khai thác, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến…
Hội thảo “Ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập quốc tế” nhận được gần 40 tham luận, sự tham gia thảo luận đóng góp ý kiến của đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực dầu khí, các nhà nghiên cứu kinh tế. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Rùng mình cảnh 'xe điên' ngược chiều, lao vun vút trên cao tốc Hà Nội
- ·Từ ngày 1
- ·Trang thiết bị chữa cháy với từng loại xe để khỏi bị công an "thổi"
- ·Công nhân điêu đứng vì “sập bẫy hụi”
- ·Hồ sơ điều tra
- ·Đừng để mất cả tình và tiền vì thiếu hiểu biết
- ·Trợ cấp thôi việc và mất việc làm
- ·Việt Nam đứng thứ 7 trên toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu
- ·Thủ tướng yêu cầu Bộ TN
- ·Chế tạo dụng cụ phát hiện nhanh ung thư qua thử nước bọt
- ·Cánh mày râu Việt rộ mốt săn lùng sim rừng để ngâm rượu
- ·Cùng BIDV Bình Phước vào xuân
- ·Khát vọng sống của người khuyết tật
- ·Khai thác đôi tàu nhanh, hiện đại nhất Việt Nam trên tuyến Bắc
- ·Vụ cô giáo chửi học viên ‘óc lợn’: Nếu học viên yêu cầu, trung tâm MST phải hoàn trả lại tiền
- ·Nhà nông nuôi 6 con học đại học
- ·Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH
- ·Bảo đảm an toàn là nguyện vọng chính đáng của người lao động
- ·Tàu cá vi phạm vùng khai thác vẫn tái diễn, khó gỡ thẻ vàng IUU
- ·Bình Phước vẫn trong nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm