【cadiz vs atletico madrid】Tháo gỡ điểm nghẽn chậm giải ngân vốn cho chương trình giảm nghèo
Người dân xã Ngọc Lập (xã nông thôn mới của huyện Yên Lập) đẩy mạnh thâm canh chè. Ảnh: TL |
Tỷ lệ giảm nghèo đạt và vượt chỉ tiêu
Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 24/2021/QH15 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tại Quyết định số 90/QĐ-TTg, với tổng nguồn vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương (NSTW) 48.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương (NSĐP) 12.690 tỷ đồng và nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 14.310 tỷ đồng.
Phân tích, làm rõ có hay không “bội thực văn bản”, giấy phép con, cát cứ; tình trạng sợ sai, không dám làm; tình trạng chỉ đạo tháo gỡ tuy cố gắng nhưng chưa quyết liệt và hiệu quả... Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương |
Theo báo cáo kết quả giám sát bước đầu mới đây của Đoàn giám sát của Quốc hội, đến ngày 6/9/2022, Chương trình giảm nghèo bền vững là chương trình đầu tiên trong 3 CTMTQG đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương (16 văn bản).
Mặc dù việc triển khai thực hiện chương trình còn gặp một số khó khăn nhất định, song Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương và nhân dân đã có nhiều nỗ lực trong việc vươn lên thoát nghèo, thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm.
Cụ thể, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, mặc dù chưa đạt so với kế hoạch giao là 1 - 1,5% nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo này cũng được cho là khá tích cực.
Năm 2022 và ước thực hiện năm 2023 kết quả thực hiện giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết 24 của Quốc hội, Quyết định 90 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Trong đó, năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 1,83% vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề ra là duy trì mức giảm 1 - 1,5% hàng năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1,17%, đạt mục tiêu kế hoạch là duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 4,89% (từ 25,91% xuống còn 21,02%), đạt mục tiêu kế hoạch là giảm trên 3%/năm.
Năm 2023, theo báo cáo đánh giá chương trình sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%, (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%). Dự kiến cuối năm 2023 thêm 9 xã đặc biệt khó khăn được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt 61,73% so với mục tiêu 30% số xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đến năm 2025.
Xu hướng giải ngân thấp
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cũng cho biết, chương trình còn những hạn chế, bất cập. Trong đó, liên quan đến nguồn vốn, việc xây dựng phương án phân bổ vốn NSTW chậm.
Tỷ lệ giải ngân năm 2023 mới đạt 37,3% kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được bố trí kinh phí thực hiện tối thiểu 75.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 24 của Quốc hội. Tính đến ngày 31/7 năm nay, giải ngân vốn đầu tư phát triển của chương trình đạt tỷ lệ thấp nhất trong 3 chương trình: gần 3.100 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 37,3% kế hoạch giao năm 2023). Một trong những bất cập được nêu là có quá nhiều văn bản hướng dẫn, mà đến nay vẫn còn vướng mắc. |
Nguồn vốn NSĐP và huy động hợp pháp khác đạt kết quả thấp. Năm 2022 và 2023, vốn NSĐP mới bố trí được 1.129,35 tỷ đồng, chiếm 8,9% tổng nguồn vốn NSĐP. Vốn huy động hợp pháp khác mới huy động được 145,804 tỷ đồng, chiếm 1,02%. Giải ngân nguồn vốn địa phương 6 tháng đầu năm 2023 đạt kết quả thấp (vốn đầu tư phát triển đạt 4,73%; vốn sự nghiệp đạt 12,82%).
Giải ngân vốn NSTW năm 2021 hầu như chưa triển khai do chưa ban hành được các cơ sở pháp lý thực hiện. Năm 2022 đạt kết quả thấp, vốn đầu tư phát triển giải ngân được 45,72%, vốn sự nghiệp chỉ giải ngân được 34,35%. Mặc dù nguồn vốn năm 2022 đã được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm 2023, nhưng với kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm 2023 đạt thấp thì nguy cơ giải ngân không hết vốn là rất lớn. Đây cũng là tình trạng chung của 3 CTMTQG, tuy nhiên CTMTQG giảm nghèo bền vững đang có những khó khăn về giải ngân vốn và có xu hướng giải ngân thấp nhất trong 3 CTMTQG.
Do đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị cần sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình và có giải pháp quyết liệt thúc đẩy tốc độ giải ngân vốn năm 2023.
Đề nghị cần làm rõ có hay không câu chuyện cào bằng, sự manh mún, dàn trải của CTMTQG giảm nghèo bền vững, có hay không chưa phân bổ vốn, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội cũng lưu ý thực tế cho thấy rất khó huy động vốn trong dân, tuy nhiên vẫn có những địa phương huy động vốn rất tốt.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị phân tích làm rõ nguyên nhân chủ quan ngoài những nguyên nhân khách quan; làm rõ có hay không “bội thực văn bản”, có hay không giấy phép con, cát cứ; có hay không tình trạng sợ sai, không dám làm; có hay không tình trạng chỉ đạo tháo gỡ tuy cố gắng nhưng chưa quyết liệt và hiệu quả? Đồng thời đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm rõ trách nhiệm của Bộ chủ quản đối với CTMTQG giảm nghèo bền vững và các chương trình còn lại.
Công tác giảm nghèo đạt hiệu quả nhanh nhưng chưa bền vững Nghị quyết 24/2021/QH15 đánh dấu giai đoạn quan trọng trong chuyển đổi mục tiêu giảm nghèo, đó là từ giảm nghèo đơn chiều (thu nhập) trước năm 2016, giảm nghèo tiếp cận đa chiều trước năm 2022 sang giảm nghèo đa chiều để thực hiện giảm nghèo bền vững nhất. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là một chương trình có thời gian thực hiện lâu nhất, đã trải qua 7 giai đoạn triển khai và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, là điểm sáng trong công tác giảm nghèo được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, đa số đối tượng, địa bàn thuận lợi đã thoát nghèo, được thực hiện trong các giai đoạn trước, đến giai đoạn này, địa bàn thực hiện Chương trình là những “lõi nghèo” của cả nước (74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng trung du và miền núi phía Bắc). Theo báo cáo kết quả giám sát bước đầu, kết quả thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo tại 74 huyện nghèo giảm (6,35%) nhưng 52/74 huyện nghèo lại có tỷ lệ hộ cận nghèo tăng 0,2%, tăng 4.027 hộ. Tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo mà chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người ở các huyện nghèo hàng năm. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2021, 2022 chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của Chương trình, phần lớn là do tác động của các chính sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng chính sách xã hội, sự tự lực vươn lên của người dân và tác động chung của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của Nhà nước. Theo Đoàn giám sát, đây là vấn đề Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục phân tích, làm rõ để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Tổng thống đắc cử Trump gặp Tổng thống Biden tại Nhà Trắng
- ·Bán vàng không rõ nguồn gốc trên TikTok, 2 doanh nghiệp bị phạt nặng
- ·Hé lộ về Giải thưởng ESG Việt Nam 2024
- ·Tây Ninh Smart
- ·Lên truyền hình gọi vốn, có dễ lấy được tiền từ túi "cá mập"?
- ·Nhập khẩu xe tăng mạnh trước "tháng cô hồn"
- ·Thông tin bất ngờ về vai trò của lính Triều Tiên ở Kursk
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Công ty đại gia Đặng Thành Tâm đem gần 6.300 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Giá vàng thế giới bật tăng mạnh
- ·Campuchia lập đường dây nóng chống nạn giam người trái phép
- ·ABBANK giảm lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh với khách hàng bị bão lụt
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Vàng thế giới giảm 30 USD, trong nước đứng im
- ·Khẩn trương hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng, xử lý SCB
- ·Tổng thống Putin cảnh báo nguy cơ xung đột toàn cầu
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Xôn xao tin công ty của Thái Công trả mặt bằng 1,1 tỷ đồng/tháng ở TPHCM