【thứ hạng của gillingham】Nên kinh doanh gì ở Hà Nội vừa lạ vừa độc đáo?
"Cà phê bò sát": Ý tưởng kinh doanh độc đáo nhất Hà Nội
Pet cafe là quán cà phê có nhiều loài bò sát nhất Hà Nội nằm trên phố Ngọc Khánh,ênkinhdoanhgìởHàNộivừalạvừađộcđáthứ hạng của gillingham quận Ba Đình. Chủ quán là Nguyễn Minh Nghĩa (ảnh). Đây cũng được coi như trụ sở của Câu lạc bộ những người yêu thích động vật và thiên nhiên, với trên 3.000 thành viên.
Quán cà phê lạ và độc là một gợi ý tuyệt vời cho câu hỏi nên kinh doanh gì ở Hà Nội để hút khách. Ảnh ZingNews
Chủ quán là một người đam mê các loài bò sát. Chủ quán là Nguyễn Minh Nghĩa, một người đam mê các loài thú, đặc biệt là bò sát. Anh bắt đầu với thú chơi này từ hơn 8 năm trước từ loài kỳ nhông Việt Nam. Anh chia sẻ, thú chơi này rất công phu, tỷ mẩn và đòi hỏi nhiều đam mê. Các con thú của anh phần lớn được nuôi từ khi còn rất nhỏ, thậm chí có con còn chưa mở mắt, nên phải tốn rất nhiều thời gian và công sức cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và thuần hoá. Hàng ngày, ngoài việc cho ăn, tắm rửa, phơi nắng cho chúng thì người nuôi còn phải dành thời gian để giao tiếp, chơi đùa với chúng.
Nhiều khách hàng đến xem và không ngần ngại chạm tay vào các con vật. Ảnh ZingNews
Khi bước vào quán, khách lạ không khỏi ngạc nhiên, thậm chí có phần sợ hãi khi gặp những thú cưng của quán, nhưng sau khi được các thành viên giải thích lại tỏ ra thích thú, thậm chí không ngại đụng chạm. Các loài bò sát của quán đều nằm trong danh sách thú cảnh trên thế giới. Chủ quán cho biết, để thuần dưỡng được một con phải miệt mài từ 6 - 8 tháng.
Khách hàng thích thú chạm vào những loài bò sát trong quán. Ảnh minh họa
Nuôi các loại bò sát này phải tỷ mỉ và tốn kém. Chủ quán tiết lộ, do các loài bò sát đều là động vật có nhóm máu lạnh, nên điều kiện môi trường cho chúng cũng phải đảm bảo sao cho giống với tự nhiên. "Nuôi trong lồng thì không khó, vì đa phần thức ăn đều là những thứ dễ kiếm, nhưng về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thì không đơn giản", anh Nghĩa nói. Mỗi tháng bầy thú nuôi của Nghĩa tốn khoảng 6-7 triệu đồng thức ăn.
Quán cà phê độc đáo này không chỉ thu hút những thành viên trong câu lạc bộ những người yêu thích động vật và thiên nhiên, mà còn cuốn hút rất nhiều các bạn trẻ tò mò đến chiêm ngưỡng những con vật cưng.
Trong bộ sưu tập còn có những chú nhím cảnh bé nhỏ, dễ thương. Ảnh ZingNews
Cửa hàng bao cấp: Kiếm tiền từ hoài niệm
Lấy ý tưởng về hình ảnh của các cửa hàng mậu dịch trong thời bao cấp, việc kinh doanh ăn uống giúp khách hàng "hoài niệm" về một Hà Nội xưa đang thịnh hành và thu hút đông đảo hành khách. Với những ai đang băn khoăn không biết kinh doanh gì ở Hà Nội hãy nghĩ đến những ý tưởng độc, lạ điển hình như nhà hàng bao cấp này.
Cửa hàng mậu dịch là một sự lựa chọn cho những ai đang băn khoăn không biết nên kinh doanh gì ở Hà Nội độc mà lạ . Ảnh minh họa
Nhìn từ bên ngoài các cửa hàng này rất mộc mạc. Cừa hàng Mậu dịch số 37, Nam Tràng, Ngũ Xá, Ba Đình; cửa hàng mậu dịch 46 An Dương, Yên Phụ; Cộng cà phê; Bao cấp cà phê-59 Thổ Quan-Khâm Thiên....là những địa điểm kinh doanh theo ý thưởng hoài niệm độc đáo đó.
Nhìn từ ngoài vào các cửa hàng rất mộc mạc. Ảnh minh họa
Bảng hiệu thời bao cấp xếp hàng lấy nước. Ảnh minh họa
Ở đây, không gian thường tái hiện lại quãng thời gian Việt Nam thời bao cấp với mái ngói cấp bốn rêu phong, bức tường gạch vôi thô... Cách bài trí ở đây cũng đặc biệt, tỉ mỉ đến từng chi tiết để làm sống dậy những ký ức xưa cũ. Một chiếc bình bi đông, một đôi dép cao xu, chiếc xe đạp cà tàng, chiếc ti vi đời cũ hay cả bát đũa, menu, bảng hiệu và đồng phục nhân viên phục vụ. Tất cả đều chứng tỏ sự hiểu biết và kỳ công của chủ quán.
Không gian với những bức tường vôi thô sơ. Ảnh minh họa
Nhiều vật dụng trong quán đều mang tính hoài cổ. Khách đến đây không chỉ để thưởng thức hương vị của những thức ăn, đồ uống một thời khốn khó mà còn để ngắm nhìn, để hoài niệm. Có lẽ vì thế, cách phục vụ tại các quán cũng theo kiểu bao cấp thay vì “cơm bưng nước rót", chiều chuộng như Thượng đế hiện nay. Chủ quán thậm chí còn cố ý lựa chọn "bồi bàn" theo phong cách các cô bán lương thực, tạp phẩm một thời: dáng vẻ hơi mập mạp, khó tính và thường ở tuổi trung niên. Không chỉ người già, giới trẻ cũng hào hứng, ngạc nhiên khi muốn tìm hiểu những gì mà bố mẹ, ông bà mình đã trải qua. Họ thích thú đến bật cười những tấm bảng hiệu, như: "Máy nước công cộng cấm chen ngang".
Chiếc chạn lâu đời với những chiếc bát, đĩa tráng men. Ảnh VietnamNet
Một vị khách trẻ chia sẻ: “Em và các bạn thường xuyên ghé những địa điểm ăn uống này. Sau cảm giác thú vị là sự xúc động khi lần đầu tiên nhìn thấy những vật dụng mà trước đây, em chỉ nghe qua lời kể của mẹ". Ở các quán này, đồ ăn thức uống chất lượng không khác nhau là mấy, nhưng vì đánh trúng tâm lý khách hàng nên giá khá cao. Thực đơn của quán có nhiều món ăn cũ, độc, như cơm độn khoai, nem mậu dịch, dưa xào tóp mỡ, rau củ luộc chấm sốt mậu dịch, cơm rang mậu dịch...Thời bao cấp, đó chỉ là món ăn rẻ mạt, thường gặp trong bất cứ gia đình nào, thì nay phải trả từ 30.000-100.000 đồng/món. Nếu đi theo nhóm, mỗi người phải sẽ chi 100.000 - 200.000 đồng cho một bữa cơm tại đây. Đồ uống tại những quán cà phê bao cấp khá phong phú, có loại được hiện đại hóa nên giá cũng khá đắt, như Cộng cocktail 75.000 đồng, bao cấp cocktail 70.000 đồng,...
Mặc dù giá không mềm nhưng các quán vẫn hút khách. Tuy nhiên, mọi người đến đây thường không quá quan tâm đến giá cả mà chủ yếu là để tìm lại một chút không gian, một khoảnh khắc hoài niệm. Do vậy, mấy năm trở lại đây, hình thức kinh doanh nhà hàng ăn uống thời bao cấp nở rộ và ngày càng hút khách.
Kiếm tiền từ nghề giải cứu những chiếc chai
Anh Tâm, chị Thúy cùng tốt nghiệp ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội. Sau khi ra trường, hai vợ chồng làm đồ họa, thực hiện các dự án quảng cáo cho nhiều công ty, có thu nhập khá. Bên cạnh công việc chính, anh Tâm đầu tư nhiều thời gian cho đam mê chế tác đồ mỹ nghệ từ đá. Trong dịp nói chuyện với vợ về chủ đề đồ tái chế sáng tạo, anh Tâm nảy ra ý thử tận dụng những vỏ chai vứt đi để chế tạo thành những đồ gia dụng hữu ích. Chiếc máy cắt, mài đá anh tậu về từ lâu được mang ra sử dụng để cắt vỏ chai rượu sau đó mài nhẵn dùng làm cốc uống nước.
Anh Đinh Thiên Tâm phát triển ý tưởng kinh doanh khi đổi phận cho những vỏ chai bị vứt đi. Ảnh ZingNews
Vốn có tài hội họa, chị Diệu Thúy giúp chồng trang trí cho chiếc cốc, đồng thời dùng nửa trên của chai để chế thành chụp đèn tặng bạn bè. “Lúc đầu mình chỉ xác định làm chơi, dùng trong nhà và tặng bạn bè nhưng không ngờ lại được nhiều người thích thú, gợi ý nên làm đồ bán, vừa không tốn vốn mà lại được giá. Chồng mình thấy ý tưởng kinh doanh từ vỏ chai tái chế cũng hay nhưng điều kích thích anh ấy hơn lại là việc đổi phận cho những vỏ chai vứt đi trở thành đồ gia dụng hữu ích, đẹp và được mọi người trân trọng”, chị Thúy chia sẻ.
Những bạn trẻ chưa biết nên kinh doanh gì ở Hà Nội hãy tìm hiểu ý tưởng tái chế vỏ chai đầy nghệ thuật này. Ảnh minh họa
Từ thú vui nhất thời, cặp vợ chồng 8X quyết định theo đuổi mục tiêu kinh doanh nghiêm túc. Được bạn bè bắt mối với nhiều quán bar, nhà hàng tặng miễn phí vỏ chai thủy tinh, chị Thúy nhờ mặt bằng không sử dụng của người nhà làm địa điểm tập kết và lấy chính vỏ chai sau khi tái chế làm quà tặng lại các địa chỉ trên. Những món quà hữu ích được vẽ trang trí theo nhiều phong cách hợp với concept nội thất của mỗi nhà hàng như cốc uống cỡ đại làm từ vỏ chai bia, chụp đèn, đế nến, bình cắm hoa nghệ thuật… không chỉ khiến các chủ quán hài lòng mà còn thu hút nhiều khách yêu thích sản phẩm, tìm tới đôi vợ chồng ve chai. Tuy không phải bỏ vốn cho nguồn nguyên liệu chính song hai vợ chồng mất khá nhiều công của cho việc đầu tư máy móc và tìm nguồn nhập ngoại chất liệu màu vẽ tốt, chuyên dụng trên bề mặt thủy tinh.
Tận dụng những chiếc vỏ chai đã vứt đi và biến chúng thành những tác phẩm vô cùng đẹp đẽ. Ảnh ZingNews
Dù số lượng sản phẩm làm ra có hạn nhưng hút khách không ngờ, đem lại doanh thu hơn 2 triệu đồng/ngày. Vốn là chuyên gia quảng cáo, chị Diệu Thúy đặt tên công việc của mình là “hành trình giải cứu những chiếc chai”. Theo chị, những vỏ chai bị vứt đi tưởng như không còn giá trị dưới bàn tay người thợ, trải qua nhiều công đoạn chế tác lại trở thành những sản phẩm mang tính nghệ thuật, được trưng bày trân trọng trong những công trình kiến trúc đẹp, không gian sang trọng. Và vợ chồng chị tự hào vì công việc không chỉ đem lại lợi nhuận kinh doanh mà còn là việc có lợi cho môi trường, tiết kiệm nguồn nguyên liệu và “đẩy lùi tệ nạn làm rượu giả”.
Hành trình giải cứu những chiếc chai. Ảnh ZingNews
Tiếng lành đồn xa, đam mê ra tiền của đôi vợ chồng trẻ đã được nhiều báo, đài trong nước và quốc tế biết tới. Một tạp chí tiêu dùng của Nhật đã giới thiệu về quán ve chai này với những sản phẩm tái chế nghệ thuật, hút khách trong và ngoài nước. Các sản phẩm được bán với giá từ vài chục tới vài trăm ngàn đồng, theo chủ quán chia sẻ, đem lại nguồn thu nhập đủ để nuôi đam mê và ấp ủ kế hoạch tìm đối tác, mở rộng kinh doanh lâu dài. Anh Đinh Thiên Tâm cho biết, tham vọng lớn nhất của anh là có thể tìm được đối tác phù hợp để mở doanh nghiệp xã hội, nhận dạy nghề cho trẻ em, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Phương Trâm( Tổng hợp từ ZingNews và VietnamNet)
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Giá vàng thiếu động lực, mong manh chờ điều bất ngờ
- ·Trải nghiệm thanh toán ‘một chạm’ cùng Nam A Bank
- ·Cổ phiếu mất giá, đại gia bất ngờ hủy thương vụ 200 tỷ đồng
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Tỉnh nghèo vượt Hà Nội lên top 2 hút vốn FDI, 4 tỷ USD sau 2 năm chưa thấy tiền
- ·Hải quan tổ chức đánh giá 6 năm thực hiện Thông tư 69/2016/TT
- ·Khuyến khích đầu tư vào hệ thống truyền tải điện
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Cục Thuế Nghệ An: Hỗ trợ tốt nhất cho người nộp thuế trong bối cảnh dịch Covid
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 288,8 tỷ USD
- ·Bài 4: Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn gian lận trong lĩnh vực hoàn thuế
- ·Công trình đường dây 220kV Nha Trang
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Bắc Ninh: Tìm giải pháp phát triển bền vững cụm công nghiệp
- ·Giả mạo cán bộ Văn phòng Đảng ủy Tổng cục Hải quan để kêu gọi mua sách
- ·Thầy giáo 'hô biến' đá cuội thành bức tranh tiền triệu
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Vay mua nhà ngày càng khó