【kq u19 phap】Quy định về giao dịch liên kết không gây khó khăn cho các doanh nghiệp
22 doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã bị ngành Thuế thanh tra,địnhvềgiaodịchliênkếtkhônggâykhókhănchocácdoanhnghiệkq u19 phap kiểm tra | |
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết quyết toán thuế TNDN thế nào? |
Quy định về giao dịch liên kết không gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Ảnh: Thùy Linh. |
Không phải quy định mới
Mới đây, Hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết, thông báo mới của Tổng cục Thuế tại Hội nghị trực tuyến ngày 18/3/2021 đang khiến 7.800 doanh nghiệp hoang mang khi đưa trường hợp “Công ty vay của ngân hàng thương mại với tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó, giao dịch phát sinh giữa 2 bên là giao dịch liên kết”. Theo Hội này, nếu đưa ngân hàng và doanh nghiệp vào là giao dịch liên kết theo điểm d khoản 2 Điều 5 thì thực chất quy định này dường như chuyển hướng mục tiêu “chống vốn mỏng” đối với doanh nghiệp chứ không phải nhằm mục tiêu chống chuyển giá, trái với tinh thần của Nghị định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.
Trong thông cáo báo chí mới phát đi của Bộ Tài chính, quy định về xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay được quy định tại Thông tư số 117/2005/TT-BTC, Thông tư số 66/2010/TT-BTC, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
"Đây không phải là quy định mới về xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay. Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP còn nâng mức tỷ lệ cao hơn so với quy định tại Thông tư số 66 (từ 20% lên mức 25%)", Tổng cục Thuế khẳng định.
Cùng với đó, khi xác định 2 doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết thì giao dịch phát sinh giữa 2 doanh nghiệp này là giao dịch liên kết và phải thực hiện kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định. Đồng thời nếu doanh nghiệp có giao dịch liên kết chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế sẽ áp dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP) và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Do đó, đây không phải là quy định mới gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thuế, do nhiều doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu hoạt động bằng việc vay vốn ngân hàng với mức vốn vay lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nên nhiều doanh nghiệp được xác định có mối quan hệ liên kết với Ngân hàng khi vay vượt 25% vốn góp của chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng các khoản nợ trung và dài hạn.
Cân nhắc khi đưa ra quy định
Qua triển khai thực hiện, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) cũng nhận được một số văn bản hỏi của các cục thuế về việc xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay, trong đó có xác định mối quan hệ liên kết vay giữa doanh nghiệp với ngân hàng với mức vốn vay trên 25% vốn chủ sở hữu. Giao dịch xác định chi phí lãi vay với ngân hàng theo nguyên tắc giao dịch độc lập không phải là vướng mắc của doanh nghiệp mà vấn đề là ở việc khi xác định có quan hệ liên kết theo vốn vay với ngân hàng, doanh nghiệp và ngân hàng phát sinh giao dịch sẽ được xác định là giao dịch liên kết, chi phí lãi vay được trừ của doanh nghiệp sẽ áp dụng khống chế theo quy định của Nghị định.
Theo đó, việc xác định mối quan hệ liên kết theo vốn vay với đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nghiên cứu (có thể nâng mức cao hơn – không giữ ở 25% như hiện tại) để phù hợp hơn với đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu bằng vốn vay.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu này cũng cần phải cân nhắc thêm do Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp: “ … Nghiên cứu, xây dựng các quy định khắc phục tình trạng "vốn mỏng", chuyển giá, đầu tư "chui", đầu tư "núp bóng"….”
Tại buổi trao đổi với chuyên gia (dự án RARS) về vấn đề vốn mỏng có nên áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam hay không, chuyên gia cũng khuyến nghị, ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường vay nhiều, “mức thị trường” không phải là vay gấp 3 đến 4 lần vốn chủ sở hữu mà có thể có thể tới 7 đến 8 lần. Do đó, Tổng cục Thuế sẽ cân nhắc khi đưa ra quy định về vốn mỏng áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững
- ·Trực tiếp bóng đá U17 Việt Nam 2
- ·Đặng Văn Lâm tỏa sáng trên sân, màn ăn mừng càng khiến dân mạng thích thú
- ·Võ sĩ Trung Quốc thi đấu 'như trò đùa', Từ Hiểu Đông lên tiếng
- ·Ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
- ·Bóng 3 lần đập xà ngang, Man Utd trắng tay rời London
- ·Xem trực tiếp U17 Việt Nam vs U17 Kyrgyzstan trên kênh nào?
- ·Trần Thị Thanh Thúy lần đầu ra sân ở giải bóng chuyền nữ VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Hoa Kỳ và Brazil
- ·3 cách cầm vợt pickleball chuẩn kỹ thuật, phù hợp cho mọi cú đánh
- ·Vốn FDI sẽ chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2023?
- ·Thực hư thông tin Nguyễn Xuân Son kịp dự AFF Cup 2024
- ·Giải Vitality Golf Tournament 2024 tổ chức thành công tại Ruby Tree Golf Resort
- ·Giải Vitality Golf Tournament 2024 tổ chức thành công tại Ruby Tree Golf Resort
- ·10 tháng đầu năm 2021: Hoạt động xuất – nhập khẩu TPHCM đạt mức tăng trưởng dương
- ·Vì sao tuyệt kỹ Lý Tiểu Long bị đề nghị cấm sử dụng?
- ·HLV U17 Việt Nam: Vé qua vòng loại mới là điều quan trọng nhất
- ·Bóng 3 lần đập xà ngang, Man Utd trắng tay rời London
- ·Một số diện tích lúa Đông Xuân sớm bị đe dọa do nước lũ tăng nhanh
- ·Vừa chia tay Hoàng Đức, Thể Công Viettel lại gặp thêm trở ngại