【ka bd hom nay】Chứng khoán hôm nay (17/3): VN
VN-Index không giữ được sắc xanh
Thị trường chứng khoán hôm nay vẫn không thực sự tích cực với một phiên giảm nhẹ về cuối tuần. Thị trường trong nước khép lại một tuần giảm điểm dù có thông tin hỗ trợ giảm lãi suất vào phiên giữa tuần,ứngkhoánhôka bd hom nay bên cạnh đó đây cũng là tuần cơ cấu danh mục của các quỹ ETF với lượng mua nhiều hơn bán.
Theo dữ liệu từ MBS, dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm -2,26 điểm (-0,22%) xuống 1.045,14 điểm. Độ rộng của thị trường ở mức khá cân bằng, khi toàn sàn HOSE có 187 mã tăng, 178 mã giảm và 83 mã đứng giá.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên VN-Index phiên này là: VCB (-2,2%), VHM (-2,58%), VNM (-2,49%), HPG (-2,16%), GAS (-0,86%)… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VJC (+6,76%), VPB (+1,29%), HDB (+3,64%), VRE (+1,9%), BVH (+2,88%)… |
Trong khi đó, chỉ số VN30 nhích tăng nhẹ +0,72 điểm (+0,07%) lên 1.047,71 điểm. Ở rổ VN30 có 16 mã tăng, trong khi cũng có 11 mã giảm và 3 mã đứng giá. Nhóm midcap và smallcap ngược dòng với thị trường chứng khi tăng lần lượt +0,24% và +0,2%.
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 11.338 tỷ đồng, tăng 7,5% so với phiên hôm qua, qua đó đưa thanh khoản bình quân tuần này cao hơn 18% so với tuần trước.
Khối ngoại mua ròng 708,68 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua của khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu như: SHB, NVL, VND, SSI, DCM… Ở chiều ngược lại: HPG, STB, VNM, PLX, VHM… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Xu thế đi ngang, tích lũy vẫn hiện hữu
Thị trường chứng khoán hôm nay không để lại điểm nhấn. Điểm số thiếu lực tăng nên cuối cùng giảm khi đóng cửa. Thanh khoản cũng thế, dù là phiên tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF nhưng cũng không có gì đột biến. Áp lực bán hôm nay dù không mạnh song bên mua động lực cũng chẳng lớn. Thị trường vẫn duy trì xu hướng đi ngang, tích lũy. Xu hướng nay đến bao giờ có thể thay đổi thì cũng không ai dám chắc.
Nhìn vào từng cổ phiếu, thị trường khá cân bằng hôm nay, thậm chí là sắc xanh có nhỉnh hơn. Độ rộng tốt, thanh khoản không lớn, biên độ biến động giá không cao - điều này có nghĩa là thị trường đang đi ngang khá rõ.
Dòng tiền khối nội vẫn yếu khiến thị trường thiếu động lực tăng. Ảnh: Minh họa. |
Vẫn như những phiên trước, tiền nội yếu là nguyên do chính khiến chỉ số không bứt phá được. Khối ngoại tuần này mua ròng rất tốt nếu nhìn về con số, nhưng dòng tiền đó lại chủ yếu đến từ các quỹ ETF tái cơ cấu danh mục. Thanh khoản tăng nhưng chủ yếu là tiền ngoại, còn tiền nội vẫn thờ ơ.
Nhà đầu tư có thể tâm lý đang bị xáo trộn. Tin xấu có thể không nhiều hơn, nhưng tin tốt thì chưa đủ lực để lay động họ xuống tiền. Nhà đầu tư thận trong cũng có lý khi khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vẫn ở phía trước. Ở trong nước, lãi suất cho vay có giảm được thực chất hay không thì cần thêm thời gian để ngấm dần. Dòng tiền có chuyển dịch vào thị trường chứng khoán vì lãi suất huy động giảm cũng vậy - cần phải chờ thêm.
Bình luận về phiên giao dịch cuối tuần, chuyên gia của MBS cho rằng, trong khi chứng khoán thế giới “xanh mướt” thì thị trường trong nước lại ngược dòng, dù có lực cầu ngoại mua ròng rất mạnh. Tuần này thị trường được hỗ trợ bởi thông tin giảm lãi suất nhưng có thể thấy lực cầu nội cũng không mấy hào hứng.
Về kỹ thuật, khả năng thị trường lại duy trì trạng thái đi ngang trong biên độ hẹp ở tuần sau, thanh khoản cũng được dự báo sẽ giảm so với tuần này. Nhà đầu tư không nên lướt sóng trong bối cảnh thanh khoản ở mức thấp. Vùng hỗ trợ cho chỉ số VN-Index ở khu vực 1.030 - 1.033 điểm, thanh khoản thấp nên dòng tiền cũng không lưu trú quá 1 vòng T+ ở các nhóm cổ phiếu tín hiệu như: đầu tư công, dầu khí, thép, sản xuất điện…
Chứng khoán toàn cầu phục hồi sau khi hai ngân hàng First Republic Bank và Credit Suisse Bank được cứu. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kích thích kinh tế khi nước này dần dần hồi phục sau những hạn chế thời dịch bệnh. Thị trường tiền tệ vẫn đang đặt cược lớn vào khả năng FED tăng lãi suất với bước nhảy 0,25 điểm phần trăm vào tuần tới. Sau cuộc họp ngày thứ Năm, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde miêu tả động thái tăng lãi suất lần này của ECB là “quyết định mạnh mẽ” để đưa lạm phát về tầm kiểm soát. Sau khi tăng, lãi suất chính sách của ECB được đưa lên mức 3%. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, VinFast gặp khó vì khủng hoảng chip kéo dài
- ·Quý I/2020: Viettel nộp ngân sách gần 10.000 tỷ đồng
- ·Saigon Co.op cung cấp 30.000 suất ăn cho các khu vực cách ly
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Hệ sinh thái blockchain Solana đang thất thoát hàng triệu USD do bị hack?
- ·Các nhà bán lẻ công nghệ ồ ạt 'lấn sân' thị trường thuốc
- ·Doanh nghiệp thuỷ sản bị giảm tới gần một nửa đơn hàng
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Khi chị em Kim Kardashian chê Instagram
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Các nhà sản xuất pin điện rục rịch tăng giá do nguyên liệu đầu vào khan hiếm
- ·Trung Nguyên tuyên bố bà Diệp Thảo không còn là cổ đông
- ·Xuất khẩu thép xây dựng Hòa Phát tăng mạnh trong tháng 2
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Thaco tham gia chuỗi cung ứng linh kiện nhựa toàn cầu
- ·Mỗi tháng có hơn 700.000 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma
- ·Tất cả iPhone 14 đều có 6GB RAM song bản Pro vẫn vượt trội nhờ một điểm
- ·Chuyên Gia AI
- ·PVN kiến nghị cấm nhập khẩu xăng dầu vì Covid