【kèo bóng đá malaysia hôm nay】Việt Nam chia sẻ quan điểm tại Hội thảo của WTO về kinh tế tuần hoàn
Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai,ệtNamchiasẻquanđiểmtạiHộithảocủaWTOvềkinhtếtuầnhoàkèo bóng đá malaysia hôm nay Đại sứ-Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: Tố Uyên/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Hội thảo trực tuyến của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với chủ đề Nền kinh tế tuần hoàn, đa dạng kinh tế và hỗ trợ thương mại đã thảo luận về cách tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn và thương mại bền vững, sự tương tác của cách tiếp cận này với các mục tiêu đa dạng hóa kinh tế và thương mại của các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển (LDCs).
Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ thương mại giai đoạn 2020-2022 thuộc Ủy ban Thương mại và Phát triển của WTO.
Tham gia trình bày tại Hội thảo có đại diện của một số tổ chức quốc tế như WTO, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Viện Nghiên cứu quốc tế hoàng gia Anh (Chatham House).
Hội thảo thu hút hơn 120 đại biểu tham dự trực tuyến từ các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các cơ quan từ thủ đô và các Phái đoàn đại diện thường trực tại Geneva.
Tại Hội thảo, các diễn giả tập trung thảo luận về mối liên hệ giữa mục tiêu công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế, các Mục tiêu phát triển bền vững, cách tiếp cận thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm đưa ra các giải pháp cho phát triển bền vững.
Đa số ý kiến cho rằng việc tạo ra giá trị trong nền kinh tế tuyến tính gây ra vấn đề cạn kiệt tài nguyên, gây ra tình trạng nhiều chất thải và ô nhiễm trầm trọng.
Để giải quyết các vấn đề này, mô hình kinh tế tuần hoàn giúp giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường do khai thác tài nguyên, bằng cách sử dụng rác thải của ngành này làm đầu vào nguyên liệu sản xuất của ngành khác.
Các vòng tái tạo nguyên liệu dần trở thành một chuỗi các chu kỳ tái tạo tài nguyên. Ngoài ra, tăng trưởng xanh và kết nối kỹ thuật số được xem là một trong những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững tại các nước đang phát triển.
Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng quan tâm tìm hiểu về vai trò của Chương trình Hỗ trợ thương mại trong việc hỗ trợ cho phát triển bền vững, thông qua tài trợ, chuyển giao công nghệ và bí quyết có thể giúp làm cho sản xuất và tiêu dung một cách bền vững trong khi hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế; đồng thời đánh giá các cơ hội mà kinh tế tuần hoàn có thể mang lại giúp cho việc tham gia vào các chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển (LDCs).
Nhận lời mời của Ban tổ chức, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã trình bày quan điểm và kinh nghiệm của Việt Nam về kinh tế tuần hoàn.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam, việc xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn được xác định là một trong những định hướng và giải pháp để phát triển đất nước nhanh và bền vững, phát triển nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, ít chất thải, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Ở Việt Nam cho tới nay, một số chính sách, cơ chế thúc đẩy các yếu tố của nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện trong chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, sản xuất sạch hơn, tái chế, tái sử dụng rác thải, kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững, đặc biệt đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược quốc gia về phát triển xanh, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu thụ bền vững...
Đại sứ Tuyết Mai cũng nhấn mạnh trong quá trình thực hiện công cuộc Đổi mới từ 1986, Việt Nam luôn coi trọng vấn đề sản xuất và phát triển kinh tế gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguyên liệu sản xuất, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Hiệu quả của các chính sách này thể hiện rõ thông qua việc hiện nay có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong việc áp dụng mô hình sản xuất sạch đạt tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng chia sẻ về những thách thức lớn đặt ra trong việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống sang xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, đồng thời bày tỏ Việt Nam mong muốn học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về vận hành kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.
Việt Nam cho rằng việc tăng cường triển khai hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thông qua các cam kết trong WTO và các hiệp định thương mại mới được ký kết gần đây sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho người dân.
Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Phát triển, Đại sứ Mujtaba Piracha (Pakistan) và đại diện Ban thư ký WTO đã cảm ơn Việt Nam tham gia trình bày và đóng góp nhiều ý kiến đáng chú ý, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu về bức tranh tổng thể và sự chủ động của Việt Nam trong việc từng bước thực hiện các tiêu chí của mô hình kinh tế tuần hoàn./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/7: Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa rất to nhiều nơ
- ·Hoàn thành xây dựng Sân bay Long Thành trước ngày 31/3/2025
- ·U19 Bình Dương có chiến thắng đầu tay
- ·Loại đất được phép thực hiện đầu tư dự án đô thị mới
- ·Chính thức khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
- ·Ngôi đầu bảng chỉ còn cách 90 phút
- ·Gỡ rối giúp dự án điện gió về đích
- ·Việt Nam thông báo chương trình đón các đoàn thể thao dự SEA Games 31
- ·Tập đoàn Tân Á Đại Thành hỗ trợ cải thiện nước sạch cho người nghèo ở Quảng Bình
- ·1.104 tỷ đồng xây hồ chứa nước ngọt và hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 7 tỉnh ĐBSCL
- ·Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM: ‘Sẽ cho kiểm tra, xử lý các trường hợp lách thuế như
- ·Những cây cầu mở ra cơ hội phát triển Thành phố Hoa phượng đỏ
- ·Becamex Bình Dương giữ vững ngôi đầu bảng BTV Cup 2021
- ·Phê duyệt khung bồi thường, tái định cư Dự án cầu Rạch Miễu 2
- ·Cáp treo vượt sông Hồng: 4 'câu hỏi lớn' về tính khả thi của dự án
- ·Bình Dương đặt niềm tin vào lứa cầu thủ trẻ
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Dự kiến tổ chức các giải đấu thể thao vào đầu tháng 11
- ·Cổ động viên được vào sân cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận gặp Nhật Bản và Saudi Arabia
- ·Vụ cô giáo lùi xe khiến học sinh tử vong: Người cho mượn xe bị xử lý thế nào?
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương đội tuyển U23 Việt Nam