【lich thi bong da y】Tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
Tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim,êuchíphânloạiphimvàthựchiệnhiểnthịmứcphânloạiphimcảnhbálich thi bong da y cảnh báo
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo.
Mức phân loại phim
Theo Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL, mức phân loại phimtheo tiêu chí phân loại quy định tại Điều 3 Thông tư này được xếp từ thấp đến cao như sau:
1. Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
2. Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
3. Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
4. Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
5. Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
6. Loại C: Phim không được phép phổ biến.
Tiêu chí phân loại phim
Thông tư quy định, phim được phân loại theo 7 tiêu chí, cụ thể: (1) Tiêu chí về chủ đề, nội dung; (2) Tiêu chí về bạo lực; (3) Tiêu chí về khỏa thân, tình dục; (4) Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện; (5) Tiêu chí về kinh dị; (6) Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục; (7) Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống như sau:
a) Mức độ tác động đến việc hình thành cảm xúc, tư tưởng, thẩm mỹ, khả năng hiểu biết và việc chấp nhận về chủ đề, nội dung đối với từng nhóm người xem theo độ tuổi;
b) Không gây nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, quan hệ gia đình, xã hội; dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền trẻ em, phân biệt đối xử và các chủ đề nhạy cảm, ngụ ý, ẩn dụ.
Tiêu chí về bạo lực được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:
a) Tính thực tế của các tình huống, sự hiện diện của trẻ em, phụ nữ trong các cảnh bạo lực, các cảnh ngược đãi động vật;
b) Các cảnh khuyến khích bạo lực, các nhân vật tự thỏa mãn trong đau đớn, tôn vinh, phô trương bạo lực;
c) Bạo lực vô cớ, những nội dung khiến người xem cho rằng nạn nhân thích thú với bạo lực hoặc khuyến khích người xem bắt chước;
d) Hành vi bạo lực thể hiện trong phim được miêu tả hài hước, cường điệu hoặc giả tưởng; mục đích miêu tả nhằm lên án hành vi bạo lực, kết quả thể hiện sự tích cực, phê phán, loại trừ cái ác, cái xấu;
đ) Miêu tả chi tiết hành vi phạm tội và bạo lực có sử dụng các loại hung khí; những hình ảnh gây đau đớn, chảy máu, nhẫn tâm đối với nạn nhân.
Tiêu chí về khỏa thân, tình dục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:
a) Chủ đề, nội dung, hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục không nhằm mục đích khiêu dâm hay tấn công tình dục trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này; có mục đích hoặc thông điệp giáo dục, phù hợp với nội dung phim;
b) Các hành vi có mục đích hoặc tạo cảm hứng kích thích hoạt động tình dục;
c) Các hành động bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm và bạo lực tình dục ép buộc, có sự tham gia của nhóm nhân vật; nhấn mạnh các yếu tố nỗi đau, sự sợ hãi của nạn nhân, tập trung vào các hình ảnh nạn nhân bị chế ngự, bất lực, sự thích thú của kẻ tấn công;
d) Cách thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục như dàn dựng trực tiếp, trực diện hoặc gián tiếp bằng âm thanh, ngôn ngữ, cử chỉ, hiệu ứng hình ảnh;
đ) Miêu tả các hoạt động tình dục từ hành động ôm hôn, nhưng không miêu tả chi tiết;
e) Tần suất thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục;
g) Độ tuổi của nhân vật trong các cảnh tình dục;
h) Mức độ tác động của hoạt động tình dục đến người xem.
Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích không nhằm hướng dẫn sản xuất, sử dụng trái phép, quảng cáo, tiếp thị, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc mục đích vi phạm pháp luật khác trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này và phù hợp với nội dung phim.
Tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:
Các yếu tố gây căng thẳng, kích thích hoặc tạo cảm giác đe dọa, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người xem;
b) Mức độ tác động của hiệu ứng âm thanh, hình ảnh kinh dị một cách chân thực, kích thích và liên tục;
c) Sắc thái và không khí chung của toàn bộ phim, thời lượng và tần suất của các cảnh kinh dị.
Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:
a) Cử chỉ thô lỗ, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục, lăng mạ, tục tĩu, nói bậy, bao gồm cả tiếng lóng;
b) Mức độ thô tục của ngôn ngữ, bối cảnh được sử dụng, tính nhạy cảm của cộng đồng, văn hóa và xã hội liên quan đến việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục;
c) Lời thoại có khả năng kích động mối quan tâm đến hoạt động lạm dụng tình dục;
d) Ngôn ngữ phân biệt đối xử, vi phạm quyền con người, thuần phong mỹ tục.
Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều này và mức độ tác động đến người xem, cụ thể:
a) Miêu tả chi tiết bằng hình ảnh hoặc ngôn ngữ về các kỹ thuật phạm tội, bạo lực, hướng dẫn sử dụng các loại hung khí dễ dàng tiếp cận như dao kéo, vật nhọn, đồ vật có thể gây tổn thương, sát thương trừ trường hợp lên án hành vi này và phù hợp với nội dung phim;
b) Miêu tả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm sự khuyến khích hoặc kích thích các hành động có thể khiến người xem bắt chước như: sử dụng ma túy, vũ khí, hành vi tự sát, tự làm hại bản thân, bạo lực học đường, hoặc các hành động vi phạm pháp luật khác;
c) Mức độ tác động đến người xem một cách có ý thức hoặc vô thức.
Nội dung tiêu chí phân loại phim thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo
Nguyên tắc thực hiện hiển thị mức phân loại phim như sau:
a) Phim phải được hiển thị mức phân loại phim trong quá trình phổ biến, trừ phim phân loại P;
b) Việc hiển thị mức phân loại phim phải bảo đảm cung cấp được thông tin về mức phân loại phim, và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin;
c) Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hoá nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim bằng các hình thức sau: trên màn hình chiếu phim, website, ứng dụng bán vé trực tuyến, quầy vé trực tiếp và các hình thức phù hợp khác;
d) Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: cơ sở điện ảnh phải hiển thị mức phân loại phim ở thư mục giới thiệu/hiển thị chương trình trên giao diện màn hình của thiết bị để người nghe, người xem đưa ra quyết định nghe, xem phim cung cấp trên dịch vụ, đảm bảo mức phân loại phim được hiển thị rõ ràng và nổi bật. Mức phân loại phim phải được hiển thị ở góc trái hoặc góc phải phía trên màn hình trong suốt thời gian phổ biến phim, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụ hoặc các biểu tượng khác.
Nguyên tắc thực hiện cảnh báo như sau:
a) Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện trước và trong quá trình phổ biến phim;
b) Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn: lời nói, chữ viết;
c) Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hoá nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim;
d) Đối với phim được phổ biến trên truyền hình và trên không gian mạng: hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói chậm nhất trong 03 giây ngay sau khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim; hiển thị tối đa 03 lần trong quá trình phổ biến phim đối với phim có thời lượng từ 20 phút trở lên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2023.
Bãi bỏ khoản c điểm 1 Điều 10 Thông tư số 12/2015/TT-BVHTTDL ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Thuý Vân sẽ tổ chức hôn lễ với bạn trai doanh nhân vào ngày 25/7
- ·Hà Nội thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá Chỉ số cải cách hành chính
- ·Bắt đầu thẩm tra Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·Nhà nghèo bớt tiêu hoang
- ·Hà Nội: Tăng khai thác thương mại đường sắt Cát Linh – Hà Đông để bù lỗ lũy kế
- ·Hoa hậu H'Hen Niê hiếu thảo dẫn bố mẹ thưởng thức bát phở giá 1 triệu
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới
- ·Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- ·National Costume cho Khánh Vân 'gây choáng' với vô số họa tiết nón lá
- ·Giá bán heo thấp, Nông nghiệp BaF (BAF) báo lãi quý III/2023 giảm tới 74,6% so với cùng kỳ
- ·Fan Thái phát cuồng ủng hộ Lương Thùy Linh thi Miss International
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Nữ sinh Tiểu Vy diện áo dài trắng ‘siêu đẹp’ khiến fan nao lòng
- ·Chi tiết quy định về xét tặng Huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô”
- ·Hà Nội khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 6 đoạn Ba La
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·1 nam thí sinh mang 4 mẫu National Costume lộng lẫy cho Khánh Vân