【tin tức bóng đá ngoại hạng anh】Có nên kéo dài thời gian điều chuyển vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đến hết năm 2025?
Nhiều ý kiến tranh luận thời gian cho phép chuyển nguồn vốn
Về giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) đối với vốn sự nghiệp,ónênkéodàithờigianđiềuchuyểnvốnChươngtrìnhmụctiêuquốcgiađếnhếtnătin tức bóng đá ngoại hạng anh đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho phép chuyển nguồn vốn này năm 2022 và 2023 đến hết giai đoạn của Chương trình 2021-2025.
Theo đại biểu, việc giải ngân nguồn vốn này chậm là do vướng mắc về cơ chế, chính sách chậm được tháo gỡ, nhất là quy định về đối tượng thụ hưởng nội dung hỗ trợ, quy trình thanh quyết toán. Thực tế, việc tổ chức triển khai cơ bản mới thực hiện từ giữa tháng 8/2023. Trong khi đó, nguồn vốn còn lại của chương trình chưa giải ngân được rất lớn.
|
Cùng với đó, các văn bản sửa đổi, mặc dù đã tháo gỡ được nhiều nhưng trong thực tế vẫn còn rất nhiều vướng mắc. Do đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét việc xác định đối tượng thụ hưởng đối với các tổ chức do Nhà nước thành lập nên căn cứ vào tiêu chí, chức năng, nhiệm vụ là chủ yếu.
Qua phản ánh từ các đại biểu Quốc hội, hiện việc thực hiện bố trí vốn đối ứng đối với các địa phương còn nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương là rất khó khăn. Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét, bố trí đủ 100% vốn cho các chương trình đối với các địa phương còn khó khăn về ngân sách.
Các đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội sớm ban hành Nghị quyết để tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ đề ra và đạt mục tiêu của chương trình.
Phát biểu tranh luân tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (TP.Hà Nội) bày tỏ quan tâm đến nội dung đề xuất kéo dài thời gian giải ngân vốn năm 2022 - 2023. Theo đại biểu, đây là nội dung rất nên cân nhắc, bởi phiên thảo luận hôm nay là nhằm họp để bàn làm sao để hoàn thành cho tốt, cho xong.
Phát biểu cuối phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, nếu không điều chuyển vốn, sẽ bị cắt khoảng 13 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là nguồn vốn sự nghiệp. Do đó, Phó Thủ tướng mong muốn Quốc hội xem xét quyết định điều chuyển nguồn vốn như kiến nghị trong báo cáo giám sát, kéo dài nguồn vốn năm 2023 chưa được phân bổ đến hết năm 2024. |
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí: “Cùng lắm chỉ nên kéo dài đến hết quý I/2024, nếu qua thời gian này vẫn chưa hoàn thành thì sẽ coi như không hoàn thành nhiệm vụ, và chuyển nguồn vốn này sang cho nội dung khác, dự án khác”.
Tranh luận với đại biểu Nguyễn Anh Trí, đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho biết, việc chậm giải ngân vốn năm 2022, 2023 có một số nguyên nhân, do việc phân bổ vốn, giao vốn ngân sách trung ương còn chậm, phương thức phân bổ vốn còn chưa thống nhất, có chương trình giao tổng vốn, lại có chương trình giao chi tiết đến từng nội dung thành phần cụ thể, chưa tạo sự chủ động của địa phương và khó khăn cho việc lồng ghép nguồn lực, tích hợp chính sách, phân bổ ngân sách trung ương cho một số lĩnh vực chưa phù hợp.
Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm yêu cầu phải lập danh mục dự án, phân bổ vốn đến từng dự án thành phần.
“Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, nếu không thống nhất thì phải điều chỉnh lại các chương trình, dự án, kế hoạch, làm kéo dài thời gian. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của cả 3 CTMTQG còn đang vướng mắc, một số chính sách chưa đi vào cuộc sống, dẫn đến giải ngân vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nằm trong nhóm giải ngân thấp nhất trong 3 CTMTQG”- đại biểu Đỗ Thị Lan nói.
Ngoài ra, theo nữ đại biểu, một nguyên nhân quan trọng là do việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm, việc sửa đổi các văn bản bất cập cũng mất nhiều thời gian, dẫn đến việc thực hiện chính sách có độ trễ, việc phân cấp, trao thẩm quyền cho địa phương gắn với một số văn bản chưa rõ ràng, dẫn tới lúng túng và thời gian thực hiện còn chậm. Do đó, việc điều chuyển vốn là cần thiết.
Việc trao thêm quyền cũng là phù hợp, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, cần phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời, đội ngũ cán bộ cũng phải đáp ứng được yêu cầu, tránh việc vi phạm pháp luật. Có đại biểu đề xuất, không giải ngân bằng mọi giá, nếu đẩy quá nhanh bằng mọi giá thì có thể sẽ có sai phạm xảy ra.
Xem xét tăng nguồn vốn đầu tư cho các tỉnh miền núi
Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Quốc hội Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) cho rằng, trong những năm qua thực hiện 3 CTMTQG đã đạt được những kết quả quan trọng, song cũng còn có nhiều những hạn chế, bất cập, trong báo cáo giám sát của Quốc hội đã phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
CTMTQG đã thay đổi diện mạo, góp phần đổi mới nông thôn Việt Nam. Ảnh: T.L |
Trong bối cảnh đó, theo đại biểu, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương đã nỗ lực, có nhiều cố gắng tìm các giải pháp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
“Điều này được thể hiện trong việc Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn, và tại kỳ họp này Chính phủ đã ban hành Tờ trình số 557/TT-CP, ngày 16/10/2023 về các cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025” - đại biểu Chu Thị Hồng Thái nói.
Đại biểu cho rằng, tỷ lệ đối ứng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cao, trong khi nguồn thu ngân sách một số địa phương còn hạn chế nên khó khăn trong việc cân đối ngân sách địa phương để đảm bảo đối ứng theo quy định.
Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi theo hướng giảm tỷ lệ đối ứng đối với các tỉnh nhận hỗ trợ lớn từ ngân sách trung ương, để tỉnh có thể cân đối được nguồn vốn của địa phương mà không mất đi nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương.
Đồng thời, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng nguồn vốn đầu tư cho các tỉnh miền núi, các tỉnh nhận hỗ trợ lớn ngân sách từ trung ương để thực hiện các công trình giao thông, nhất là ở khu vực miền núi.
Về thực hiện tín dụng chính sách xã hội, có ý kiến cho rằng, cần quan tâm bố trí tăng nguồn vốn thực hiện tín dụng chính sách xã hội từ nguồn ngân sách trung ương và địa phương ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội, mở rộng phạm vi, đối tượng thụ hưởng, nâng định mức cho vay để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên, Chính phủ xem xét giảm lãi suất đối với một số chương trình hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất.
Cũng có ý kiến cho rằng, nguồn vốn của CTMTQG chỉ là nguồn lực mang tính chất dẫn dắt. Mặc dù ngân sách còn khó khăn nhưng với sự quan tâm của Quốc hội, Nhà nước đã dành nguồn ngân sách rất lớn.
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị, cần phải nhìn nhận lại câu chuyện về lồng ghép nguồn vốn cho phù hợp và toàn diện hơn. Trong đó, cần phải quan niệm rằng, vốn của chương trình chỉ là nguồn lực mang tính chất dẫn dắt có mục tiêu tập trung vào những vấn đề có trọng tâm trọng điểm đang bức xúc cần thiết nhất.
Do vậy, cần có khâu xây dựng kế hoạch, thiết kế chương trình phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, sự tham gia của người dân. Việc thiết kế không có sự trùng lặp về nội dung chính sách và không có thực trạng trên cùng địa bàn có cùng chương trình nhưng cách thức thực hiện khác nhau./.
Không giải ngân bằng mọi giá Việc trao thêm quyền cũng là phù hợp, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, cần phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời, đội ngũ cán bộ cũng phải đáp ứng được yêu cầu, tránh việc vi phạm pháp luật. Có đại biểu đề xuất, không giải ngân bằng mọi giá, nếu đẩy quá nhanh bằng mọi giá thì có thể sẽ có sai phạm xảy ra. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Việt Nam and Qatar have plenty of room for growth in trade, economic cooperation
- ·HCM City, Cuban province agree to strengthen ties
- ·NA deputies suggest using strong measures to control real estate speculation
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·PM meets with National Security Adviser of Abu Dhabi
- ·Multiple Việt Nam
- ·PM receives Saudi Arabia’s Minister of Industry and Mineral Resources
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·ASEAN pledges to work with countries towards a nuclear weapon
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·ASEAN crucial for implementation of int'l law, UNCLOS in East Sea: Scholars
- ·ASEAN pledges to work with countries towards a nuclear weapon
- ·Fighting overspending as crucial as combating corruption: top leader
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·The United Nations: global, diverse, prestigious
- ·PM receives General Director of Russian oil and gas company Zarubezhneft
- ·Party Central Committee's Commission for Information and Education urged to keep innovating
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Vietnamese PM meets with Turkish President in Russia