【lịch bóng đá giải vô địch ý】Bỏng mắt vì nước rửa kính áp tròng
Theỏngmắtvìnướcrửakínháptròlịch bóng đá giải vô địch ýo ISMP, nước rửa kính áp tròng Clear Care chứa 3% ôxy già - hiđrô perôxít (H2O2). Đây là chất tẩy trắng mạnh nhưng được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng ở nồng độ 3% trong y học để rửa vết thương và loại bỏ các mô chết.
Ông Michael R. Cohen, chủ tịch của ISMP cho biết: “Trong 2 năm qua, chúng tôi nhận được hơn 1.000 đơn khiếu nại về việc loại nước rửa kính Clear Care gây tổn thương cho mắt người sử dụng. Nồng độ 3% ôxy già trong sản phẩm là tiêu chuẩn hợp pháp, nhưng mắt người là bộ phận rất dễ bị tổn thương. Chúng tôi đang tiếp tục tổ chức những cuộc vận động để FDA chính thức cấm oxy già 3% trong các loại nước rửa kính áp tròng.”
Trước đó, Clear Care đã cập nhật một số cảnh báo trên nhãn hàng của sản phẩm trong năm 2010 và 2011. Phát ngôn viên của FDA, bà Sarah Clark-Lynn cho rằng: “Những thông tin cảnh báo trên nhãn sản phẩm rất đầy đủ để người tiêu dùng lựa chọn.”
Elizabeth Power, nữ một phát ngôn viên của hãng Novartis (sở hữu của thương hiệu Clear Care) cũng lên tiếng: “Trên bao bì của sản phẩm đã có những dòng cảnh báo rất nổi bật là Clear Care có chứa 3% oxy già, chất này có thể gây bỏng và đau rát nếu sử dụng sai mục đích. Người tiêu dùng không nắm rõ cách sử dụng, không tẩy sạch Clear Care trên kính trước khi bỏ vào mắt nên phát sinh nhiều bệnh đáng tiếc.” Elizabeth Power cho rằng Clear Care đã lưu thông trên thị trường hơn 30 năm qua, thời gian đã chứng minh chất lượng của sản phẩm.
Clear Care được đấu giá trên Ebay Việt Nam |
Clear Care là loại nước rửa kính áp tròng đặc biệt, dùng để loại bỏ bụi bẩn bám dính trên kính áp tròng và phải mất ít nhất 6 tiếng đồng hồ để vô hiệu hóa thành phần oxy già trong Clear Care. Tuy nhiên, hầu hết người dùng không hiểu biết về vấn đề này. Trên nhãn chai của sản phẩm chỉ dành dòng cảnh báo nhỏ, thậm chí Clear Care còn được đặt cùng các loại nước rửa kính áp tròng thông thường khác, khiến người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn.
Khi người sử dụng không làm theo dòng hướng dẫn nhỏ trên thân chai của Clear Care, đeo ngay kính áp tròng sau khi rửa bằng Clear Care thì rất nhiều biến chứng ở mắt xảy ra như bỏng hóa chất, loét giác mạc, đau dữ dội…
Do các dung dịch làm sạch kính áp tròng hiện không đủ mạnh để tiêu diệt một loại ký sinh trùng tên là acanthamoeba, có thể gây viêm loét kết mạc và tổn thương thị lực vĩnh viễn. Người dùng kính áp tròng thường phải tiệt trùng kính trong những dung dịch chứa ôxy già (H2O2) như dung dịch đa chức năng, dung dịch một bước (gồm ôxy già 3%) và dung dịch 2 bước (gồm ôxy già 0,6%).
Tiến sĩ Thomas Steinemann, giảng viên tại Học viện nhãn khoa Mỹ cho biết: “Chúng tôi ước tính trên toàn thế giới có gần 40 triệu người đeo kính áp tròng. Clear Care là sản phẩm thông dụng tại nhiều quốc gia, tuy nhiên số người hiểu rõ cách sử dụng sản phẩm này lại quá ít. Chúng tôi mong rằng nhà sản xuất nên thiết kế lại bao bì của sản phẩm với những dòng cảnh báo thật rõ, thật lớn như “Nguy hiểm!”, chỉ bán theo đơn của bác sỹ và đặt biệt để xa tầm với của trẻ em.”
Anh Trịnh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Băn khoăn việc áp dụng
- ·Mỹ cân nhắc dỡ bỏ nhiều quy định đối với doanh nghiệp
- ·Bất động sản của Michael Jackson đối mặt với một khoản thuế khổng lồ
- ·Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử từ Nhật Bản tăng mạnh
- ·Bắt đầu chuyển mạng giữ số: chưa có khách
- ·Vụ lở đất tại Colombia: Số người thiệt mạng lên tới 254 người
- ·Người trẻ Trung Quốc không đi chợ
- ·Mở rộng cơ hội xuất khẩu nhiều nhóm hàng thế mạnh sang Israel
- ·Infographics: 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2024
- ·Các nhà chế tạo ô tô Đức ‘ăn nên làm ra’ trong năm 2016
- ·500 người giàu nhất thế giới kiếm thêm 1.500 tỷ USD trong năm 2024
- ·Kim chi Hàn Quốc lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
- ·Làm kem, bánh eat clean đón mùa lễ cuối năm
- ·Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 2 tăng 9,8%
- ·Cách chọn gà ngon, không bệnh
- ·Xuất khẩu cá ngừ sang Israel tăng phi mã
- ·Kho đồ thất lạc triệu đô không ai nhận ở Nhật Bản
- ·TPHCM tập trung nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý 2
- ·Mặt nạ dưỡng da: Không dùng theo cảm tính
- ·Còn vướng mắc khi xuất khẩu sang Trung Quốc