【soi keo fiorentina】Kinh tế 2019 và nỗi trăn trở về nâng cao tính tự chủ, sức cạnh tranh
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng và lạm phát
Theếvànỗitrăntrởvềnângcaotínhtựchủsứccạsoi keo fiorentinao Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội 2019 mà Quốc hội vừa quyết nghị, thì năm 2019, mục tiêu tăng trưởng GDP được đặt ra ở mức 6,6 - 6,8%, lạm phát khoảng 4%.
Sản xuất tại Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Ảnh: Đức Thanh |
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, đây là những con số hợp lý.
Theo ông Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội thông qua ở mức 6,6 - 6,8%, bởi đây là con số đã được tính toán trên cơ sở GDP ước thực hiện của năm 2018 đạt và vượt mức 6,7%.
Trong khi đó, liên quan mục tiêu kiểm soát lạm phát, ông Thanh cho biết, con số “khoảng 4%” là phù hợp, bảo đảm thận trọng trong kiểm soát lạm phát, nhưng cũng không thắt chặt chính sách tiền tệ quá mức, góp phần thực hiện đồng thời mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô và kích thích tăng trưởng.
Với đại đa số đại biểu bấm nút thông qua, có thể hiểu, hai trong số các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên đã được đồng tình, ủng hộ. Thực tế, khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, đó là những con số thận trọng, hợp lý.
“Năm 2018, chúng ta đã có thể đạt mức tăng trưởng 6,8%, thậm chí cao hơn, thì năm 2019 hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này. Sẽ không quá khó để kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng dưới 7%, quan trọng là làm sao để chúng ta có thể tăng trưởng cao hơn nữa”, chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh nói.
Các dự báo của các định chế tài chínhquốc tế như WB, ADB cũng đều có cái nhìn tích cực về kinh tế Việt Nam 2019, với mức tăng trưởng dự báo khoảng 6,8%. Trong khi đó, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đã xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2019, với mức tăng trưởng thậm chí lên tới 6,9 - 7,1%, tương ứng với mức lạm phát 4% và 4,5%.
Tuy nhiên, trong khi mục tiêu tăng trưởng được cho là “không làm khó” Chính phủ trong điều hành, thì lạm phát lại là một thách thức lớn. Theo chuyên gia Cao Viết Sinh, sức ép lạm phát của năm 2019 là khá lớn, khi giá dầu thô đang trong xu hướng tăng, tỷ giá, lãi suất và rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế cũng gia tăng, do ảnh hưởng của xung đột thương mại của một số nước. Trong khi đó, lộ trình tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường đối với giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế, tăng lương tiếp tục được thực hiện.
“Tôi cũng phân vân chỉ tiêu lạm phát này, bởi vì hiện nay, nhiều mặt hàng nói là thực hiện theo cơ chế thị trường, nhưng chưa đủ mạnh, chúng ta vẫn dùng mệnh lệnh hành chính để điều chỉnh giá. Nếu năm 2019, chúng ta thực hiện đầy đủ cơ chế thị trường, thì sẽ ảnh hưởng tới giá cả thị trường, tới mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4%”, ông Lê Đình Ân nói.
Nỗi trăn trở cải cách
Ngoài các mục tiêu mang tính định lượng, Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2019 cũng đã nhấn mạnh việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Có nghĩa rằng, các vấn đề liên quan đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tái cơ cấunền kinh tế… sẽ tiếp tục được tập trung thực hiện. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khiến dư luận xã hội trăn trở nhiều nhất. Thậm chí, Thủ tướng cũng rất trăn trở.
Thông tin về Doing Business 2019 công bố mới đây, dù tổng điểm của Việt Nam đã tăng 66,77 điểm lên 68,36 điểm, song so về thứ hạng, Việt Nam lại bị giảm một bậc, đứng vị trí 69 trong tổng số 190 nền kinh tế. Trước đó, theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam cũng tụt 3 bậc so với năm ngoái, đứng thứ 77 trong 140 nền kinh tế.
Năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh tụt hạng hẳn nhiên là một tin không vui. Thế nên, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã đặt câu hỏi: “Liệu có bao nhiêu đồng chí đã nghiên cứu kỹ 12 nhóm trụ cột, 98 tiêu chí trong đánh giá năng lực cạnh tranh của WEF hay 10 nhóm chỉ tiêu trong đánh giá môi trường kinh doanh của WB?”.
Trăn trở về môi trường kinh doanh, về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Chính phủ mấy năm gần đây đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng kết quả năm nay lại là tụt hạng.
Theo lý giải của ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc Việt Nam tụt hạng là do WEF bắt đầu có cách thức đánh giá khác. Họ nhấn mạnh đến đổi mới sáng tạo, trong khi đó, yếu tố đổi mới sáng tạo ở Việt Nam được đánh giá rất thấp. Trong bối cảnh như vậy, Nghị quyết của Quốc hội lại nhấn mạnh đến câu chuyện “tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Do vậy, không chỉ các đại biểu Quốc hội, mà nhiều chuyên gia kinh tế cũng trăn trở.
“Môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều vấn đề. Không phải chỉ cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, các giấy phép con là đủ. Vẫn còn những rào cản đối với sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp”, chuyên gia Cao Viết Sinh nói.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Ngành kiểm tra đảng bộ tỉnh: Lá cờ đầu trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- ·'Chuyển đổi số' và công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- ·Về lại nơi xưa
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Không để những “bàn tay đen” tiếp tục kích động, phá hoại
- ·Hai Phó bí thư Tỉnh ủy được điều động ra Trung ương
- ·Dấu ấn hoạt động công đoàn ở thị xã Long Mỹ
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Thủ tướng: Tăng cường kết nối nền kinh tế Việt Nam và Brunei
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Bình chọn Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017
- ·Thân thương Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
- ·Bộ trưởng Nội vụ: 'Việc sáp nhập sở, ngành nên chờ nghị định'
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Nghiêm khắc với những hành vi lợi dụng báo chí làm điều sai trái
- ·Dân chủ rộng rãi hơn
- ·Dồn sức thực hiện các chỉ tiêu phát triển
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Quan tâm hậu giám sát cải cách thủ tục hành chính