【ty le ca cuoc chau a】Gỡ khó địa ốc: Bất động sản là tâm điểm, chứng khoán vững trên ngưỡng tỷ USD
Sôi động nhóm cổ phiếu bất động sản
Bất động sản là tâm điểm thị trường trong tuần nhờ những thông tin hỗ trợ trong Hội nghị của Chính phủ về “Đánh giá tình hình,ỡkhóđịaốcBấtđộngsảnlàtâmđiểmchứngkhoánvữngtrênngưỡngtỷty le ca cuoc chau a tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản” diễn ra hôm 3/8.
Nhiều cổ phiếu bất động sản bốc đầu tăng giá, trong đó Vingroup (VIC) do tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch tăng 20,8%; cổ phiếu Vinhomes (VHM) tăng 7%. Đây là 2 cổ phiếu thuộc nhóm VN30 và là động lực chính giúp chỉ số VN-Index tăng mạnh.
Đáng chú ý, thanh khoản của VIC cũng cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước. Trong phiên 4/8, VIC khớp lệnh đạt 21,2 triệu đơn vị, mức cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2007.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thông điệp của hội nghị là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Việc triển khai Nghị quyết 33 đã có hiệu quả nhất định, giúp tình hình tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước và hy vọng năm 2023 sẽ tốt hơn năm 2022.
Thủ tướng cũng yêu cầu, tiếp tục rà soát khung khổ pháp lý xem vướng mắc ở đâu, tại văn bản nào, nội dung gì, ai giải quyết, giải quyết trong bao lâu; trong đó, cần thúc đẩy nhanh sự ra đời của các sàn giao dịch bất động sản để phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường, hạn chế việc can thiệp hành chính. Các bộ, ngành địa phương tập trung, khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch với các ngành, vùng, địa phương, phân khu.
Trong tuần, thị trường cũng ghi nhận những mã như Novaland (NVL), Hải Phát (HPX), Hưng Thịnh Icons (HTN), Hoàng Huy (TCH), Cen Land (CRE), Hoàng Quân (HQC)… có những phiên tăng trần ấn tượng.
Cổ phiếu NVL của Tập đoàn Địa ốc No va (Novaland) tăng trần trong phiên cuối tuần lên 19.800 đồng/cp với gần 80 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và dư mua ở mức giá trần lớn.
Hôm 3/8, Chủ tịch Novaland ông Bùi Thành Nhơn cho biết, các dự án tại Bà Rịa Vũng Tàu hầu hết đã được lãnh đạo tỉnh phê duyệt giải quyết. Các dự án tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận đã được Tổ Công tác và các bộ ban ngành tận tình hướng dẫn và địa phương đang tập trung tháo gỡ.
Dù vậy, công cuộc cơ cấu lại nợ vẫn là thách thức lớn của tập đoàn cho dù nhiều lô trái phiếu đã và đang đạt được thoả thuận hoán đổi tài sản, gia hạn với trái chủ.
Bên cạnh bất động sản, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng thúc đẩy đà tăng của thị trường chung. Nhiều cổ phiếu chốt tuần tăng mạnh như Eximbank (EIB) tăng 16,4%; Ngân hàng ACB (ACB) tăng 9,9%; Vietinbank (CTG) tăng 5,1%; BIDV (BID) tăng 3,6%...
Nhìn chung, chỉ số VN-Index ghi nhận tuần giao dịch giằng co, rung lắc cùng với sự phân hóa với những phiên tăng giảm đan xen. Cụ thể, sau khi đối diện áp lực chốt lời mạnh, chỉ số đã đảo chiều bứt phá trong phiên giao dịch cuối tuần và chung cuộc tăng 15,1 điểm để leo lên mức 1.225,98 điểm.
Thanh khoản duy trì xu hướng tăng với giá trị giao dịch bình quân của 3 sàn đạt 26.547 tỷ đồng, tăng 12,9% so với tuần trước. Trong tuần này, giá trị mua ròng khối ngoại giảm còn 60 tỷ đồng trên HOSE (giảm 92,4% so với tuần trước). Cùng lúc đó, khối ngoại mua ròng 67 tỷ đồng (tăng 24,1% so với tuần trước) trên sàn HNX.
Cổ phiếu đầu tư tài chính, lương thực tăng mạnh
Trong tuần, cổ phiếu MHC của CTCP MHC thu hút sự chú ý của giới đầu tư khi ghi nhận 4 phiên liên tiếp tăng kịch trần. Chỉ sau nửa tháng, cổ phiếu này đã tăng 63%.
Cổ phiếu MHC tăng bứt phá sau báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 cho thấy doanh nghiệp này có khoản đầu tư lớn vào Ngân hàng Eximbank (EIB), CTCP Chứng khoán VIX (VIX), CTCP Tập đoàn Gelex (GEX). Tổng giá trị tới cuối tháng 6 lên tới hơn 510 tỷ đồng.
Các mã EIB, GEX, VIX tăng mạnh thời gian qua theo xu hướng chung trên thị trường và những diễn biến tích cực nội tại.
Chứng khoán hồi phục khá tích cực trong nửa đầu năm 2023 và lên mức cao nhất trong vòng 10 tháng khiến nhiều nhà đầu tư tài chính “về bờ”, thậm chí nhiều người lãi lớn.
Thị trường chứng khoán cũng ghi nhận nhiều mã cổ phiếu lương thực tăng mạnh theo diễn biến tăng dữ dội của giá gạo trên thị trường quốc tế.
Quán quân tăng giá trên UPCOM tuần này là VSF của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Cổ phiếu này tăng cả 5 phiên trong tuần, với 4 phiên tăng trần, tổng cộng tăng 95% trong tuần qua. Sau 2 tuần, VSF đã leo từ 7.900 đồng lên 28.500 đồng/cp.
Nhiều đánh giá cho rằng, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian tới sẽ hưởng lợi lớn khi Ấn Độ - nước xuất khẩu lớn nhất thế giới (40% lượng gạo xuất khẩu) đột ngột cấm xuất khẩu toàn bộ gạo giá rẻ để bình ổn giá trong nước. Sau Ấn Độ, Nga và UAE cũng đã thông báo tạm ngừng bán gạo ra nước ngoài.
VN-Index tiến đến vùng cản mạnh
Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích VnDirect, chỉ số VN-Index đã có nhịp điều chỉnh ngắn trong 3 phiên giữa tuần qua sau khi chạm vùng kháng cự mạnh quanh 1.235 điểm (+/- 10 điểm).
Tuy nhiên, thị trường đón nhận thông tin hỗ trợ trong chiều ngày 3/8 khi Chính phủ tổ chức Hội nghị “Đánh giá tình hình, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản”. Trong hội nghị này, một số thông điệp, giải pháp đã được đưa ra, đặc biệt là về vấn đề tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản.
Sau hội nghị, với kỳ vọng sẽ có thêm các động thái hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản từ Chính phủ và các địa phương, dòng tiền đã đổ vào nhóm cổ phiếu bất động sản (nhóm vốn hóa lớn thứ 2 thị trường), qua đó thúc đẩy các chỉ số chứng khoán phục hồi.
Theo ông Hinh, đà tích cực có thể lan tỏa sang đầu tuần tới và chỉ số VN-Index có thể tiến sâu vào vùng kháng cự 1.235 (+/-10 điểm).
Tuy nhiên, tại vùng này, thị trường có thể xuất hiện các nhịp rung lắc mạnh do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư.
Một số chuyên gia cũng dự báo, thị trường chuẩn bị bước vào "vùng trũng" thông tin khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh qua đi và do vậy đà tăng khó duy trì trong nửa sau tháng 8. Trong tháng 7, VN-Index đã tăng trưởng 9,2% so với đầu tháng nhờ lực kéo từ các chính sách mở rộng tiền tệ và tài khóa. Đồng thời, lãi suất tiết kiệm hạ nhanh thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân đổ sang thị trường chứng khoán. Triển vọng “hạ cánh mềm” của các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu ngày càng khả quan.
Ở chiều ngược lại, chuyên gia từ Maybank Investment Bank lại cho rằng, thị trường chứng khoán khó điều chỉnh sâu. Mức 1.200 điểm của hiện tại là khá hợp lý đối với thị trường, hấp dẫn hơn so với lãi suất tiền gửi và VN-Index có thể vượt qua mốc 1.300 điểm và chinh phục những mức cao hơn trong năm sau.
VN-Index vượt 1.200 điểm, Vietcombank 'gánh' cả sàn chứng khoánThị trường chứng khoán tiếp tục đi lên và vượt ngưỡng 1.200 điểm, nhờ sự bứt phá của cổ phiếu Vietcombank. Cổ phiếu này hiện chiếm khoảng 10% vốn hóa thị trường.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·LĐLĐ tỉnh: Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Công đoàn năm 2012
- ·Mở lớp tập huấn về nghiệp vụ lao động, việc làm, xuất khẩu lao động
- ·Điểm tựa của ngư dân trên tuyến biển Tây Nam
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Ngày hội tư vấn du học Đài Loan
- ·Đảm bảo điện thông suốt trong Ngày hội Văn hóa
- ·Báo chí Việt Nam
- ·Ray Tomlinson
- ·Xây dựng văn hoá liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Sôi động Ngày hội "Thiếu nhi vui khoẻ"
- ·Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị cho hội nghị trực tuyến
- ·Lễ tưởng niệm
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Trang bị kiến thức an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên và học sinh
- ·Chung tay hành động vì bình đẳng giới
- ·Họp bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Bắc
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Trang bị kiến thức an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên và học sinh