【quả bóng đá ý】Đặc sản Bình Dương bình dị và lạ lẫm
Hoa quả Lái Thiêu
Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ,ĐặcsảnBìnhDươngbìnhdịvàlạlẫquả bóng đá ý du khách đi chơi vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa... Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài Gòn mà ngắm cảnh vườn cây...
Những năm qua, Lái Thiêu được coi là địa điểm dã ngoại lý tưởng, nhất là với thanh niên nam nữ, sinh viên học sinh vào mùa cây trái nở rộ, bắt đầu từ tháng Tư, cũng đồng thời vào dịp nghỉ hè. Lợi điểm của Lái Thiêu là ở sát cạnh TP.HCM, hai điểm trung tâm chỉ cách nhau chừng 20km. Trái cây ngọt Lái Thiêu hấp dẫn các bạn trẻ đến nỗi nếu đi xe đạp cũng chỉ mất không quá một tiếng đồng hồ.
Đến đây, du khách có thể vào vườn mua trái cây bằng cách hái tại chỗ ăn hoặc đem về, hay mua ở các hàng quán chuyên bán trái cây khắp Lái Thiêu.
Hạt Điều
Hạt điều lấy từ quả của cây điều, tức cây đào lộn hột. Cây này có xuất xứ từ vùng Bắc Trung Quốc và Mông Cổ, được nhập trồng nhiều nơi để lấy thịt quả ăn và quả hạch để chế biến hạt điều. Cây điều trồng 4-5 năm mới thu hoạch, thường vào tháng 3,4,5. Sau khi thu hoạch quả chín, người ta vặn nhẹ để tách quả hạch khỏi quả giả, đem phơi nắng nhạt rồi tiếp tục hong cho khô trước khi đưa vào kho chứa.
Hạt điều là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế. Khi rang lên, hạt điều có hương vị thơm ngon, ngọt, bùi, rất độc đáo, thường được dùng làm nhân kẹo, bánh. Thường dùng nhất là hạt điều rang vàng, tẩm muối hay trộn với đường mạch nha, kẹp giữa 2 lớp bánh tráng giòn xốp để ăn khi nhâm nhi chén trà nóng.
Bò nướng ngói
Có bề ngoài hao hao giống mỡ chài như các quán ăn của Sài Gòn, nhưng bò nướng ngói có vị ngon đặc biệt hơn rất nhiều lần. Cái ngon của nó nằm ở phần thịt bò tươi và nguyên chất – đúng bò không pha tạp. Sau khi được chế biến theo bí quyết riêng của quán, từng viên bò được bao bọc bằng một lớp mỡ chài mỏng và chằng chịt như trong hình.
Không còn giữ nét đặc trưng chính gốc – nướng bò trên miếng ngói cong như một số quán gốc tại Sóc Trăng, bò ở đây được nướng trên “ngói” là một vỉ sắt có nhiều lỗ, trông không được “sang trọng” cho lắm nhưng nói chung cũng có nét riêng và một chút là lạ cho kiểu ăn này.
Bò nướng không cần thêm dầu mỡ vì đã có sẵn lớp mỡ chài mỏng gói bò, khi gặp lửa táp sẽ tươm mỡ giúp thịt không bị dính và cháy khét. Mùi thơm ngào ngạt chỉ sau vài phút cho thịt lên vỉ nướng, khói nghi ngút lan tỏa mang theo cái mùi thơm ngon đến lạ kỳ ấy làm những cái bụng đói vì đi xa và tìm đường… khó mà chịu đựng hơn nữa.
Không quá lâu để đợi bò chín, các bạn có thể cuốn bò với bún và đĩa rau thập cẩm cực hoành tráng, được sắp xếp khá đẹp mắt như trong hình - chấm ngay vào chén mắm nêm pha sẵn của quán. Ngon đến tuyệt vời!
Bánh bèo Chợ Búng
Bánh bèo chợ Búng ở Bình Dương ngon đặc biệt nhờ có bì heo ram với nước dừa. Bánh màu trắng, ăn kèm với đồ chua và rau sống rất ngon miệng.
Khác với các loại bánh bèo khác, bánh bèo bì chợ Búng được làm từ loại gạo đỏ đặc sản. Muốn đổ bánh bèo thật ngon phải quấy cho nhuyễn tới khi các hạt gạo tan thành bột đặc quánh trong nồi. Quấy được nồi bột với nước cốt dừa ưng ý xong mới đổ vào khuôn bánh bèo rồi đem hấp chín. Công đoạn tiếp theo là đãi đỗ xanh ninh làm nhân phết trên mặt bánh.
Bánh bèo ngon phụ thuộc vào bì và nước chấm. Bì là hỗn hợp thịt heo xắt mỏng, thêm gia vị là tỏi và bột canh. Thịt heo phải lựa thịt đùi ngon bọc da chung quanh, ram gần vàng. Nước dừa cho vào nồi để lửa riu riu cho nước dừa ngấm vào thịt mới thơm. Kế tiếp là nước mắm, gia vị tưới lên bánh bèo, bún bì hoặc nước chấm cho món bì cuốn. Khi ăn, sắp bánh bèo vào đĩa kèm thêm dưa chua hoặc kiệu muối, rau thơm, giá, rắc đậu phộng giã nhuyễn rồi chan nước mắm vô.
Ngày nay, bánh bèo gắn liền với địa danh chợ Búng bởi nơi đây đã làm nên thương hiệu cho bánh bèo bì đất Bình Dương. Từ bánh bèo, dưới bàn tay pha chế và óc sáng tạo, các nghệ nhân nấu ăn đã "phát kiến" thêm hai món mới từ bì, góp phần làm cho bữa tiệc bánh bèo thêm phong phú: bì cuốn và bún bì.
Đến Bình Dương bạn có thể ghé vào hai quán: Mỹ Liên nằm sát quốc lộ 13, gần ngã ba Cầu Cống hay quán Ngọc Hương trước cửa chợ Búng. Có thể nói, nhìn hàng nghìn chiếc bánh trắng phau phau nằm trên đĩa và hàng rổ bì thái đều tăm tắp, sợi nào cũng giống sợi nào, chắc chắn ai cũng muốn được thưởng thức hương vị của nó.
Gà quay xôi phồng
Gà quay thường ăn chung với bánh bao, xôi đậu xanh, nhưng ở nhà hàng nổi Bình Dương, món gà quay được ăn kèm với xôi phồng. Xôi có nhiều loại: xôi đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, xôi gấc, xôi cúc. Vật liệu chính để tạo xôi là gạo nếp và tuỳ loại xôi chỉ cần gạo nếp. Một đĩa xôi phồng tròn to chiên vàng đều đặn đặt bên cạnh một đĩa gà quay chín thơm, béo, ai trông thấy cũng muốn ăn.
Giá một đĩa xôi phồng chỉ từ 15.000- 20.000 đồng, ai có dịp qua Bình Dương đều không bỏ qua món ăn đặc sản này.
Làm sao để chiên một miếng xôi phồng lên cho tròn to, ruột rỗng, vàng đều thơm ngon là một bí quyết. Vật liệu làm xôi được tán nhuyễn chung với dầu ăn, thêm một chút đường và đặc biệt không có bột nổi. Tuỳ theo đĩa lớn, nhỏ đầu bếp ngắt một miếng xôi này với lượng vừa đủ rồi bỏ vào chảo dầu sôi, nấu bằng lò khè, miếng xôi bỏ vào chảo dầu được đảo tròn đều và ép sát xuống đáy chảo bằng hai cây giá bếp.
Khoảng 5 phút sau, miếng xôi bắt đầu phồng lên, lúc này hai tay đầu bếp phải thật khéo léo, nếu không phồng xôi sẽ bị méo, bể, hoặc xôi không ly tâm ra ngoài vỏ đều được, bị dồn cục giữa phồng xôi. Xôi chín vàng không đều hoặc bị cháy là không đạt chất lượng. Thời gian chiên phồng từ 10 đến 15 phút.
Bún tôm
Có thể nói trong đời bạn đã thưởng thức nhiều loại bún như bún giò, bún riêu, bún cá, bún ốc... nhưng bún tôm chưa chắc bạn đã có dịp được thưởng thức. Đây là loại bún vừa rẻ vừa ngon lại rất dân dã. Nếu có dịp ghé qua Bình Dương, mời bạn hãy dừng lại ít phút dùng thử món bún tôm độc đáo này.
Nét đặc trưng của bún tôm Bình Dương trước hết là ở cách thức làm bún. Bún tôm không phải loại bún làm sẵn bán ở chợ, hay bún được mua ở các lò làm bún nổi tiếng. Người bán bún tôm làm bún ngay tại chỗ, tức là khi có khách vào chủ quán mới bắt đầu ép bột gạo đã làm sẵn và hấp trong nồi nước sôi. Do vậy, sợi bún ở đây trông nhỏ, mềm và trong vắt. Mặt khác, tôm dùng làm bún tôm là những con tươi, còn sống được bắt từ ao, đầm. Con tôm ở đây trông bụ bẫm và thịt săn, rất ngọt.
Do những nét độc đáo có một không hai đó nên tô bún ở Bình Dương có vị ngon rất đặc biệt. Người ta giã nhuyễn tôm sống đã lột vỏ, sau đó nhúng sơ vào nồi nước đang ở độ sôi, cho bún vào tô, chế nước dùng để xáo bún vào ngay sau đó, rắc một ít tiêu bột, một ít bột ngọt, một ít hành hương. Thế là đã có ngay một tô bún tôm nóng hổi, tỏa hương thơm rất hấp dẫn.
Thường bún tôm được ăn kèm với bánh tráng gạo nướng. Nhiều người mới ăn lần đầu chưa thấy ngon và thích nhưng ăn nhiều lần thì nghiện lúc nào không hay. Nghiện vì chất ngọt của nước xáo bún, của mùi hành hương thơm ngát. Đặc sản bún tôm là món điểm tâm buổi sáng rất độc đáo.
Ngọc Anh(tổng hợp)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tạm giữ 17 con bạc
- ·Bình Long tổng kết công tác Đoàn
- ·GS Nhật Bản sang Việt Nam làm hiệu trưởng trường đại học
- ·Anh Phạm Viết Nhật Linh vinh dự nhận giải thưởng “15 tháng 10”
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Năm học 2016
- ·Những mô hình sáng tạo thân thiện với môi trường
- ·Bế mạc Liên hoan thanh niên Việt Nam
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Thanh niên Bình Long nói lời hay, làm việc tốt
- ·Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- ·Giá trị thiết thực từ “Học kỳ trong quân đội”
- ·Lan tỏa “Kỳ nghỉ hồng” ở huyện Bù Đốp
- ·Hệ đại học vừa làm vừa học không phải thi tốt nghiệp
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Thanh niên dân tộc thiểu số vượt khó
- ·Lao động có tay nghề… vẫn thất nghiệp
- ·Dự thảo quy chế tuyển sinh và những băn khoăn
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Vì một kỳ thi an toàn, chất lượng