会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cap nhat ty so】Việt Nam bán dầu thô cho Trung Quốc giá cao hơn giá xuất khẩu trung bình!

【cap nhat ty so】Việt Nam bán dầu thô cho Trung Quốc giá cao hơn giá xuất khẩu trung bình

时间:2025-01-11 13:20:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:882次
Việt Nam bán dầu thô cho Trung Quốc giá cao hơn giá xuất khẩu trung bình
Năm 2017 là dấu mốc 30 năm kể từ khi lô dầu Bạch Hổ đầu tiên được xuất khẩu

Cụ thể,ệtNambándầuthôchoTrungQuốcgiácaohơngiáxuấtkhẩutrungbìcap nhat ty so giá trung bình xuất khẩu cho khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp là 412 USD/tấn, cao hơn so với giá trung bình dầu thô Việt Nam xuất khẩu khoảng 9,59 USD/tấn. Tính chung giá dầu thô Việt Nam xuất bán vào thị trường Trung Quốc (do khách hàng Trung Quốc mua trực tiếp hoặc mua lại thông qua các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế bán lại) có giá trung bình 405,31 USD/tấn (cao hơn so với giá dầu thô trung bình được Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,9 USD/tấn).

Dầu thô Việt Nam được xuất bán đến thị trường Trung Quốc bao gồm một phần từ khách hàng Trung Quốc tham gia đấu thầu mua trực tiếp, một phần do các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế mua dầu thô của Việt Nam rồi bán lại vào thị trường Trung Quốc.

Trong 8 tháng đầu năm 2017, khách hàng Trung Quốc (là Công ty Dầu Unipec) đã tham gia trực tiếp mua dầu thô từ Việt Nam với tổng khối lượng mua khoảng 1,78 triệu tấn (chiếm khoảng 20% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam sản xuất và khoảng 35% tổng sản lượng dầu thô Việt Nam xuất khẩu) có tổng giá trị đạt 733 triệu USD.

Các loại dầu thô Việt Nam được khách hàng Trung Quốc mua trong giai đoạn này đến từ các mỏ: Sư Tử Đen, Rạng Đông, Ruby, Chim Sáo, Thăng Long (là các mỏ dầu khí có sự tham gia của các chủ mỏ dầu nước ngoài đang tiến hành khai thác tại Việt Nam với vai trò là người bán như SK và KNOC (Hàn Quốc), Perenco và Geopetrol (Pháp), JVPC (Nhật Bản), Petronas (Malaysia), Santos (Úc), Premier Oil (Vương quốc Anh), Repsol (Tây Ban Nha)).

Giá dầu thô xuất bán đến Trung Quốc (qua khách hàng Trung Quốc trực tiếp mua hay qua qua các công ty kinh doanh dầu thô quốc tế bán lại) hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng từng loại dầu và tình hình thị trường vào thời điểm xuất bản.

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2017, Tập đoàn đã khai thác 10,49 triệu tấn dầu, trong đó khai thác ở trong nước đạt 9,19 triệu tấn, ở nước ngoài là 1,30 triệu tấn. Cũng đến hết tháng 8/2017, tổng số lượng dầu thô được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối tác là chủ mỏ dầu xuất bán (thông qua đơn vị đại lý, ủy thác bán dầu là Tổng Công ty Dầu Việt Nam- PVOIL) là 8,81 triệu tấn, với doanh thu đạt khoảng 3,597 tỷ USD, trong đó xuất khẩu là 4,976 triệu tấn (2,004 tỷ USD) và bán cho các khách hàng trong nước là 3,836 triệu tấn (đạt 1,59 tỷ USD). Giá xuất khẩu dầu thô Việt Nam trung bình cho cả giai đoạn 8 tháng năm 2017 là 402,41 USD/tấn.

Việc xuất bán dầu thô của Việt Nam được thực hiện dưới sự kiểm soát rất chặt chẽ theo quy trình đấu thầu và sự thống nhất tuyệt đối của các chủ mỏ dầu Việt Nam và nước ngoài tại các dự án khai thác dầu khí. Các lô dầu xuất khẩu đều được bán theo hình thức đấu thầu đảm bảo công bằng, minh bạch, hiệu quả và an toàn cho khai thác mỏ.

Giá bán của tất cả các lô dầu đều là giá cao nhất tại thời điểm bán, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật mà các chủ mỏ dầu (gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối tác là công ty dầu khí quốc tế) đặt ra. Danh sách khách hàng mời tham gia mua dầu Việt Nam được các chủ mỏ dầu thông qua có khoảng gần 30 khách hàng, bao gồm khách hàng đến từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… Như vậy, dầu thô Việt Nam hiện được xuất bán đi tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới như Nhật, Hoa Kỳ, Singapore, Úc… và Trung Quốc.

Dầu thô Việt Nam được khai thác từ nhiều mỏ thuộc các chủ dầu trong nước và nước ngoài. Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia khai thác và xuất bán 18 loại dầu thô, trong đó có 17 loại khai thác ở trong nước và 01 loại khai thác tại Algeria. Các loại dầu thô của Việt Nam được cung cấp một phần cho thị trường trong nước (Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, các nhà máy chế biến condensate) và để xuất khẩu. Chất lượng các loại dầu thô của Việt Nam có sự khác nhau nên giá trị thương mại trên thị trường quốc tế cũng khác nhau, có thể chênh lệch đến 2USD/thùng (tương đương 17 - 18USD/tấn) giữa dầu thô chất lượng cao (như từ mỏ Bạch Hổ, mỏ Sư tử đen…) và các loại dầu thô khác. Ngoài ra, giá bán dầu thô còn phụ thuộc vào tình hình thị trường dầu mỏ tại thời điểm xuất bán.

Được biết, năm 2017 là dấu mốc 30 năm kể từ khi lô dầu Bạch Hổ đầu tiên được xuất khẩu vào tháng 4/1987. Trong thời gian qua, hoạt động thương mại dầu thô luôn gắn liền với hoạt động khai thác của tất cả các mỏ dầu Việt Nam, hoạt động sản xuất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, hoàn thành mục tiêu mang lại lợi ích cao nhất cho Tập đoàn và các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí. Cho đến nay, khoảng 360 triệu tấn dầu thô đã được xuất bán an toàn với tổng trị giá đạt gần 150 tỷ USD, đóng góp đáng kể cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
  • Tiếp nhận phẫu thuật cho trẻ bị dị tật khe hở môi
  • Tỷ giá USD hôm nay (2/9): Đồng USD tiếp tục khởi sắc trong ngày đầu tuần mới
  • Video tên lửa HIMARS Ukraine tấn công trại huấn luyện lính Nga ở Kherson
  • Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
  • Chương trình phẫu thuật nụ cười trở lại Huế
  • Quốc gia giáp biên giới Nga chi hơn 1 tỷ USD mua vũ khí tham chiến ở Ukraine
  • ​​​Trẻ sinh non mắc bệnh nặng hiếm gặp được cứu sống qua hai lần phẫu thuật
推荐内容
  • Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
  • Rung chuông vàng tìm hiểu pháp luật lao động, kiến thức dân số
  • Tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế
  • Tổng thống Putin đáp trả bình luận 'gây sốc' của ông Biden
  • Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
  • Sẽ có những quy định mới về bảo lãnh ngân hàng