【kèo nha cái 5】Lâm Quốc Bảo nặng lòng với trẻ mồ côi
(CMO) Vừa tốt nghiệp mà có nơi nhận về là điều mơ ước của tất cả sinh viên khi mới ra trường. Vậy mà có một chàng sinh viên ngành sư phạm lại từ chối nơi nhận mình để thi tuyển vào một nơi chẳng ăn nhập gì với ngành đã học trong sự ngăn cản quyết liệt của gia đình và người thân. Anh là Lâm Quốc Bảo, cán bộ Quản lý giáo dục Làng SOS Cà Mau.
Anh Quốc Bảo bộc bạch, khi nghe tin Làng SOS tuyển cán bộ quản lý giáo dục, anh nhận ra đây mới thật sự là nơi phù hợp gắn bó lâu dài và cơ hội để thể hiện tốt công việc của mình, bởi bản thân anh rất yêu trẻ con và hoạt động phong trào.
Nhớ những năm đầu mới vào Làng dạy mỹ thuật cho các em, tôi rất ấn tượng với hai từ "chú Bảo" mà các em thường nhắc với sự kính nể. Khi có em nào nói chuyện trong lớp hay không chịu vẽ thì y như rằng lớp trưởng “hăm" liền: “Tao méc chú Bảo”, vậy là những em đó im ngay tức khắc...
Không chỉ dạy các em học, anh Lâm Quốc Bảo còn dạy các em kỹ năng sống làm người có ích. Ảnh: TRẦM NGHĨ |
Dạy học là nghề anh mơ ước từ nhỏ, thật may mắn khi vừa tốt nghiệp sư phạm đã có hai trường nhận hồ sơ. Nhưng cùng thời điểm đó, anh được tin Làng SOS tuyển cán bộ quản lý giáo dục. Sau nhiều đêm suy nghĩ và vào Làng tìm hiểu, anh nhận ra đây mới thật sự là nơi phù hợp với mình.
“Đi dạy học có chủ nhiệm lớp thì gắn bó với học sinh được vài năm, còn làm trong Làng SOS có khi gắn bó với các em đến lúc chúng trưởng thành", anh nghĩ vậy và mạnh dạn đưa ra quyết định trong sự cản ngăn của gia đình, người thân.
Anh cho biết, anh đã mất cha, chỉ còn một mình mẹ cực khổ nuôi 3 anh em ăn học nên anh hiểu, đồng cảm với sự thiệt thòi, thiếu thốn về tình cảm và vật chất trong cuộc sống, từ đó lúc nào anh cũng nghĩ, lớn lên nếu có điều kiện giúp được các cháu có hoàn cảnh như mình thì giúp liền và hiện giờ anh đã đi được nửa đoạn đường ước mơ đó.
Những ngày đầu mới nhận công việc, anh không có chút kinh nghiệm nào về chăm sóc, dạy dỗ trẻ con. Hơn nữa, đa phần các cháu ở đây đều có hoàn cảnh rất đặc biệt. Đứa thì không có cha hoặc không có mẹ, đứa mất cả cha lẫn mẹ, đứa bị bỏ rơi từ lúc vài tháng tuổi không biết cha mẹ là ai… Mỗi em một hoàn cảnh, một nỗi buồn, nỗi đau riêng, không được chăm sóc, dạy bảo, không được đi học, quen tự do lêu lổng, đi chơi, phá, ăn cắp vặt bên ngoài nên khi được nhận về Làng rất khó khăn trong việc giáo dục các em thực hiện theo nội quy, nền nếp của Làng, của nhà gia đình mà các em ở.
Anh nhớ lại: Thường những trẻ mới vào Làng tâm lý không ổn, hay quậy phá, không chịu học và hay ăn cắp vặt…, phải xử lý và uốn nắn các em thường xuyên. Rất nhiều tình huống mà không có chuyên môn nào dạy. "Sau bao năm gắn bó, cuối cùng tôi nhận ra không có trường lớp hay kinh nghiệm nào bằng tình thương", anh tâm sự.
“Công việc tôi đang làm thật đa dạng, phải đa năng và hiểu nhiều chuyên môn, lĩnh vực như: công an (điều tra khi trẻ ăn cắp vặt), toà án (xử lý khi trẻ vi phạm), bác sĩ (sơ cứu và đưa trẻ đi bệnh viện khi trẻ chơi đùa bị té ngã), giáo viên (dạy trẻ học), các bộ Đoàn (tổ chức hoạt động phong trào cho trẻ tham gia)… Nói chung là tất cả các mặt nào liên quan đến trẻ, cả về giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao", anh nói. Khi được hỏi sao không làm việc đúng ngành học của mình cho đỡ vất vả, anh cười hiền: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết về phần ai...”.
Anh tâm tình, bộ phận quản lý giáo dục của Làng hiện chỉ có 2 người, mỗi người trực một ngày (từ sáng đến tối, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ).
Tôi hỏi, thường mỗi nhà chỉ có 2 con việc nuôi dạy còn vất vả, đằng này anh có hơn 100 cháu, mà mỗi cháu là mỗi tính cách, vậy anh dạy như thế nào. Anh chia sẻ, trước tiên là phải hiểu được tâm sinh lý của các cháu qua từng độ tuổi, xử lý tình huống phải có tình… Điều quan trọng nhất vẫn là tình thương, vì khi có tình thương sẽ dễ dàng vượt qua tất cả.
Hôm gặp anh tại lễ kỷ niệm 20 ngày thành lập Làng SOS, anh vui mừng cho biết, những gì anh và các anh em trong Làng cố gắng trong những năm qua nay đã được ghi nhận qua những thành tích của các em. Làng đã có một số em học xong thạc sĩ, có em là bác sĩ, có em là giảng viên, còn lại phần lớn học hết cấp ba. Đối với anh, đó là niềm vui lớn nhất./.
Ông Trương Văn Nhiệm, Giám đốc Làng SOS Cà Mau, cho biết: "Lâm Quốc Bảo là người có năng lực và tấm lòng rất bao dung. Trong công việc, anh luôn có tính sáng tạo, nghiên cứu và hoàn thành một cách xuất sắc. Thời gian qua, anh nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Anh xứng đáng là tấm gương cho các cháu của Làng SOS Cà Mau noi theo. |
Khởi Huỳnh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·ATC Machinery
- ·Vinh danh 50 broadcaster và nhà sáng tạo nội dung số Việt Nam
- ·Robot nhỏ rủ rê 12 robot lớn 'bỏ việc' gây xôn xao Trung Quốc
- ·Vào nhóm kín chuyên tư vấn sức khỏe, người phụ nữ thành 'con mồi' của kẻ lừa đảo
- ·Thiện nguyện thiết thực: Câu chuyện ‘Con cá’ và ‘Cần câu’
- ·Tạm giữ kẻ tấn công 6 người ở Bến xe Giáp Bát
- ·Hướng dẫn sử dụng từ điển Anh
- ·Không gạt chân chống xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
- ·Thăng trầm cây tràm
- ·Trung Quốc ra mắt mô hình tên lửa tái sử dụng 'na ná' của SpaceX
- ·Hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Dại
- ·Lên mạng mua bảo hiểm nhận tiền hàng tháng, người phụ nữ bị lừa 200 triệu đồng
- ·SpaceX không bắt lại tầng đẩy Starship để 'bảo vệ ông Trump'
- ·Trung Quốc huấn luyện robot nhảy như mèo để khám phá các tiểu hành tinh
- ·Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2023 nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
- ·Kính mắt chống co giật cho người động kinh
- ·Cựu Chủ tịch Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh nhận quà sinh nhật 1 tỷ đồng từ AIC
- ·AI làm nguy cơ tấn công mạng tăng theo cấp số nhân
- ·So sánh AC1200 TP
- ·Hướng dẫn tạo chữ ký Gmail chuyên nghiệp