【bóng đá anh tối nay】Khiếu nại và tố cáo rất khác nhau
Quyền khiếu nại,ếunạivtốcorấbóng đá anh tối nay tố cáo được cụ thể hóa thành 2 đạo luật: Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo. Trên thực tế, đến nay nhiều người vẫn chưa phân biệt thế nào là khiếu nại, tố cáo. Sự nhầm lẫn này không những gây khó khăn cho người giải quyết mà còn làm ảnh hưởng quyền hợp pháp của công dân.
Người dân đến gửi đơn khiếu nại tại Ban Tiếp công dân tỉnh.
Xã hội tiến bộ, mối quan hệ giữa người dân với Nhà nước và các mối quan hệ giữa người dân với nhau ngày càng mở rộng, cũng từ đó phát sinh những khúc mắc có thể khiếu nại, tố cáo.
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho người dân thực hiện quyền của mình khi thấy lợi ích hợp pháp của mình, của cộng đồng, của Nhà nước bị xâm phạm.
Việc không phân biệt rõ giữa khiếu nại và tố cáo được thể hiện rõ trên hình thức văn bản, người dân thường dùng tiêu đề “đơn khiếu tố”, “đơn cầu cứu” hoặc “đơn cứu xét”, thay vì viết rõ theo quy định là “đơn khiếu nại” hay “đơn tố cáo”.
Không chỉ nhập nhằng về hình thức mà nội dung cũng có sự chồng lấn. Vì thế, đã xảy ra tình trạng người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo nhiều nơi mà không đơn vị nào giải quyết dứt điểm. Người dân nhầm lẫn giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo có thể làm mất quyền tự bảo vệ mình hay làm khó cơ quan chức năng, người giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Vì thế, trước khi thực hiện quyền của mình, người dân phải nắm cơ bản kiến thức về khiếu nại, tố cáo.
Cụ thể, tại Điều 2, Luật Khiếu nại quy định: Khiếu nại là việc của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Luật Khiếu nại, bản chất của việc thực hiện quyền khiếu nại thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, mà trong đó bên đi khiếu nại là công dân hoặc cơ quan, tổ chức chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
Có thể thấy một số đặc điểm của khiếu nại: Chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. Đối tượng khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là chính cơ quan đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Còn đối với tố cáo, Điều 2, Luật Tố cáo quy định: Tố cáo là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Bản chất của việc thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, mà trong đó bên đi tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ là cá nhân. Đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Về giải quyết, cơ quan giải quyết tố cáo là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước. Trong trường hợp cơ quan nhận được tố cáo không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan đó có trách nhiệm hướng dẫn người tố cáo hoặc chuyển đơn tố cáo đến cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, sau khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải xem xét, làm rõ và ban hành quyết định trả lời khiếu nại, tố cáo.
Riêng Luật Tố cáo quy định biện pháp chế tài đối với người tố cáo: “Người tố cáo phải bồi thường thiệt hại do hành vi tố cáo sai sự thật của mình gây ra”. Quy định này đã buộc người dân suy nghĩ kỹ, cân nhắc trước khi đặt bút ký đơn tố cáo. Người tố cáo sai, gây thiệt hại cho người khác phải chịu bồi thường thiệt hại và có thể sẽ bị xử lý hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng.
ĐÌNH BẢO tổng hợp
(责任编辑:Thể thao)
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Thời hạn thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế
- ·Phòng, chống dịch với tinh thần cao hơn, quyết liệt hơn
- ·Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2012
- ·Gương mẫu trong mỗi thời kỳ
- ·Ðồng hành hoạt động an sinh xã hội
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Vun đắp hạnh phúc gia đình
- ·Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- ·QL13 đoạn qua xã Lộc Thái thi công xong trước ngày 20
- ·Tăng cường hợp tác du lịch giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công
- ·Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ Việt Nam xây dựng hạ tầng
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Sửa đổi, bổ sung nhiều loại hình bảo hiểm nông nghiệp
- ·Thiết thực các phong trào phụ nữ
- ·4 mục tiêu xây dựng xã hội học tập
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Doanh nghiệp Bình Phước và cơ hội trước “biển lớn”