会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【m88 nhà cái hàng đầu châu á】“Món nợ” của người cầm bút!

【m88 nhà cái hàng đầu châu á】“Món nợ” của người cầm bút

时间:2024-12-23 18:01:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:185次

Thảo Linh

BPO - Bình Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích,Mm88 nhà cái hàng đầu châu á sự kiện lịch sử mang tầm quốc gia. Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều danh thắng cùng các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, di sản văn hóa phi vật thể. Đây chính là những “mỏ vàng” để các thế hệ văn nghệ sĩ khám phá và sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, những trầm tích lịch sử, văn hóa cùng vẻ đẹp danh thắng ấy, cho đến nay vẫn chưa hiện diện một cách xứng đáng trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Ngoài ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” khá nổi tiếng của cố nhạc sĩ Xuân Hồng - người không sinh ra và lớn lên ở Bình Phước thì hiện vẫn chưa có một tác phẩm văn học, nghệ thuật nào thực sự xứng với tầm vóc ấy, nhất là mảng văn học.

Từ thực trạng văn học Bình Phước…

Nhìn vào hoạt động sáng tác văn học, Bình Phước vẫn là “vùng trũng” của khu vực Đông Nam Bộ, chưa xuất hiện hiện tượng văn học tạo được dấu ấn. Trên bản đồ văn học khu vực và cả nước, cái tên Bình Phước ít được nhắc tới, bởi chưa có những tác giả, tác phẩm đủ tầm và đủ lực. Những hạn chế ấy do nhiều nguyên nhân, từ đặc thù về dân cư ở Bình Phước, từ nội lực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong tỉnh và cơ chế, chính sách đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Hiện Bình Phước là nơi tập hợp cư dân của hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Theo đó, văn nghệ sĩ nói chung, các nhà văn, nhà thơ nói riêng cũng từ khắp nơi về đây, dẫn tới sự giao thoa khá rộng nhưng lại thiếu tính đặc trưng, khiến Bình Phước trở thành một vùng văn hóa khác biệt ở Đông Nam Bộ.

Các văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác tại Thủy điện Cần Đơn (huyện Bù Đốp)

Hiện Chi hội Văn học (Hội Văn học nghệ thuật tỉnh) - lực lượng sáng tác chủ lực của tỉnh chỉ có 28 người thường xuyên sinh hoạt. Đáng nói là hơn 2/3 trong số đó đã 60 tuổi trở lên. Hội viên cao tuổi nhất 86 tuổi và nhỏ tuổi nhất cũng hơn 45, trong đó chỉ có 1 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và 4 hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Nhưng viết thường xuyên và có xuất bản sách thì chưa tới 10 người. Tại hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, tổ chức tại Đà Nẵng năm 2022, Bình Phước không có hội viên đủ chuẩn về độ tuổi và đủ chuẩn về chất lượng tác phẩm để tham gia. Đó là một thiệt thòi cho tỉnh. Trong khi đó, việc kết nạp hội viên văn học lại rất khó. 2 năm gần đây chỉ kết nạp được 3 hội viên, nhưng lại có 3 hội viên qua đời do tuổi cao, sức yếu. Một số hội viên chuyển đi sinh sống ở nơi khác hoặc bỏ sinh hoạt, nên số hội viên nòng cốt, thường xuyên viết cho Tạp chí Văn nghệ Bình Phước hoặc cộng tác với các ấn phẩm văn học, báo chí trong tỉnh và khu vực cũng chỉ dưới 10 người. Đặc điểm nữa là gần như tất cả hội viên Chi hội Văn học là người miền Bắc, miền Trung, không có hội viên là người gốc Nam Bộ. Điều này khiến Tạp chí Văn nghệ Bình Phước cũng như tác phẩm văn học của các tác giả Bình Phước không có được nét đặc trưng của Bình Phước nói riêng, của vùng Đông Nam Bộ nói chung. Những ai quan tâm đến văn học Bình Phước, hẳn sẽ thừa nhận rằng, thế hệ văn sĩ đã khuất núi của tỉnh từng có những tên tuổi ghi được dấu ấn trong lòng bạn đọc, như các nhà thơ A Khuê, Nguyệt Lãng. Trong khi thế hệ viết văn hiện nay, tác phẩm đã in nhiều hơn, nhưng chất lượng, dấu ấn tác phẩm thì vẫn cách khá xa những tên tuổi này.

Ý thức rõ trách nhiệm của mình, thế hệ sáng tác văn học hôm nay ở Bình Phước đã nỗ lực rất nhiều. Dù lực lượng mỏng, chưa được đào tạo bài bản, lại lớn tuổi và đều là những “tay ngang” với văn chương nhưng họ đã thể hiện rõ sự đam mê, dấn thân cho văn học. Và dẫu còn khiêm tốn ở cơ cấu giải thưởng, cũng đã có những tác giả ở Bình Phước đoạt giải của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; giải sáng tác văn học khu vực Đông Nam Bộ và của tỉnh Bình Phước. Điều đáng nói là hầu hết sáng tác của các tác giả ở Bình Phước đều lấy cảm hứng từ những nhân vật, câu chuyện lịch sử có thật ở địa phương. Điều phấn khởi là Bình Phước hiện có 3 tác phẩm của 2 tác giả được chọn vào bộ sách kỷ niệm 50 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đó là các tiểu thuyết “Đêm cháy”, “Người bến sông” của nhà văn Duy Hiến và “Lính miền Đông” của nhà văn Bùi Thị Biên Linh.

…đến “món nợ” của người cầm bút

Trong hoàn cảnh còn rất nhiều khó khăn, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tìm các giải pháp khắc phục. Mời nhà văn, nhà thơ tên tuổi về tỉnh để nói chuyện văn chương và mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng viết ngắn hạn; phối hợp lực lượng vũ trang tỉnh tổ chức các cuộc thi sáng tác hằng năm; tổ chức Giải thưởng văn học nghệ thuật cấp tỉnh theo chủ đề và theo từng giai đoạn; tổ chức cho hội viên đi thực tế và tham gia trại sáng tác văn học hằng năm; xúc tiến việc lập chi hội văn học trong khối trường học… là những việc mà Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã và đang làm. Thế nhưng, dường như vẫn chưa đủ để thay đổi.

Các hội viên Chi hội Văn học - lực lượng sáng tác văn học chủ lực của tỉnh chụp hình lưu niệm tại Đại hội Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước, nhiệm kỳ 2022-2027

Từ thực trạng nêu trên, những người đam mê và có trách nhiệm với sự phát triển văn học ở Bình Phước luôn mong có cơ chế thống nhất trong cả nước đối với các hội văn học nghệ thuật và với các văn nghệ sĩ, để dù là hội viên ở thủ đô, các thành phố lớn hay ở tỉnh vùng sâu, vùng xa đều bình đẳng trong việc được bồi dưỡng kiến thức chính trị cũng như kỹ năng sáng tác. Bởi hiện nay, kinh phí cho các tạp chí văn nghệ mỗi tỉnh mỗi khác. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước cũng như Chi hội Văn học cần chú tâm tìm kiếm nguồn tài năng sáng tác từ các lĩnh vực, trong đó quan tâm hơn nữa việc phát triển hội viên trẻ, kết hợp mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh để bổ sung vào lực lượng sáng tác đang bị già hóa và nâng cao nhận thức chính trị, kỹ năng viết cho hội viên. Bên cạnh đó, cần có giải pháp hỗ trợ kinh phí in sách, tổ chức giới thiệu sách của hội viên cùng các hoạt động cổ vũ sáng tác. Hiện Bình Phước mới chỉ có 3 tác giả được hỗ trợ in sách tại Nhà xuất bản Quân đội…

Ở đâu có di tích, ở đó có chữ nghĩa. “Mỏ vàng” di tích, sự kiện lịch sử, văn hóa ở Bình Phước hiện vẫn ẩn tàng và đang chờ những nhà văn, nhà thơ đủ đam mê và đủ tầm “khai quật”. Mong ước của những người yêu văn học ở Bình Phước là một ngày không xa, những giá trị căn cốt về truyền thống văn hóa, lịch sử và đời sống người dân trên mảnh đất lịch sử này hiện diện một cách xứng đáng trong những tác phẩm văn học. Và đó cũng chính là “món nợ” của những người nghệ sĩ cầm bút ở Bình Phước đối với vùng đất gian lao mà anh dũng này.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Cảm ơn người lao động
  • Tổng Công ty Thanh Lễ (TLP): Giải mã kết quả kinh doanh và cơ cấu tài chính
  • Nhận định bóng đá nữ SEA Games 32
  • SBBS bị phạt do vi phạm quy định về hạn mức cho vay ký quỹ
  • In Nhanh Vinpro
  • Ngập úng kéo dài đến bao giờ
  • Giải đáp vướng mắc khai mã loại hình xuất nhập khẩu trên VNACCS
  • Dùng hung khí đánh người trọng thương vì bị “nhìn đểu”
推荐内容
  • Patrick Eyewear và vị thế đối tác chính thức của Ray
  • Lịch thi đấu SEA Games 32 của đoàn Việt Nam hôm nay 14/5
  • Đắk Nông: Bắt cán bộ địa chính xã nhận hối lộ
  • Để giành vé bán kết SEA Games 32 HLV Troussier cần phải làm gì?
  • Long An kim ngạch xuất khẩu đạt 6,1 tỉ USD
  • Điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu hợp đồng tương lai chỉ số VN30