【kqbd tối qua】Giao dịch thương mại nội khối khu vực APEC tăng trưởng 274%
Giao dịch thương mại trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ tăng 6,7 lần
Tại hội nghị, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh phát biểu, quan hệ kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế thành viên APEC đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc so với các khu vực khác trên thế giới.
Giao dịch thương mại trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ được ghi nhận đã tăng 6,7 lần, với tổng giá trị khoảng 20.000 tỷ USD vào năm 2015; mức thuế quan trung bình đã giảm đáng kể từ 17% vào năm 1989 xuống còn 5,6% vào năm 2014, nhờ việc củng cố quan hệ thương mại, đầu tư, cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực (RTAs/FTAs).
Trong gần 30 năm, các RTAs/FTAs trong khu vực APEC đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và tính chất.
Theo thống kê của Ban Thư ký APEC, tính đến năm 2016, hiện có hơn 150 RTAs/FTAs, trong đó bao gồm ít nhất một thành viên APEC, đã đi vào hiệu lực, bao gồm gần 60 RTAs/FTAs đã được ký kết và thực thi giữa các thành viên APEC với nhau. Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều FTAs thế hệ mới trong khu vực tập trung hơn vào các nội dung thương mại và đầu tư thế hệ mới, giải quyết hiệu quả các vấn đề sau biên giới và phi quan thuế.
Nhờ tác động tích cực của các RTAs/FTAs, giao dịch thương mại nội khối trong khu vực APEC đã tăng trưởng ở mức 274%, từ 2,3 nghìn tỷ USD lên 6,3 nghìn tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016 .
Xét về GDP, năm 1989, APEC chỉ chiếm 48,9% tổng GDP của thế giới, nhưng con số này đã tăng lên mức 53,9% vào năm 2015. Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), năm 2016, các nền kinh tế thành viên APEC chiếm một nửa trong 10 nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới.
Theo đó, Hoa Kỳ đứng đầu, với 385 tỷ USD đạt mức tăng trưởng 11%. Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn FDI được rót vào 5 nền kinh tế thành viên APEC nói trên đã đạt mức 710 tỷ USD, tương đương với 46,7% tổng FDI toàn thế giới trong năm 2016 .
Đây là một con số khá ấn tượng không chỉ với các thành viên APEC mà còn đối với cả nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, APEC ngày càng được thế giới coi là đầu tàu kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với nhiều chương trình hợp tác thiết thực, hiệu quả.
Đóng góp của Việt Nam với APEC
Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, là một thành viên tích cực trong APEC, kể từ khi gia nhập diễn đàn này, Việt Nam đã và đang hòa vào các nỗ lực chung của APEC nhằm hoàn thành mục tiêu Bogor thông qua nhiều chương trình hành động tập thể cũng như cá nhân.
Theo đó, Việt Nam đã và đang kiên định chính sách mở cửa nền kinh tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đàm phán, ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực (FTA/RTA), cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế, cải cách cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh công bằng, minh bạch...
Những nỗ lực này của Việt Nam đã và đang được các nước trong khu vực và trên thế giới đánh giá cao.
Song song với đó, Việt Nam cũng đã thực hiện các cam kết giảm thuế và gỡ bỏ hàng rào phi thuế theo đúng lộ trình đề ra trong các hiệp định FTA/RTA có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên. Các nỗ lực về tự do hoá và tạo thuận lợi cho kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã được ghi nhận, đặc biệt trong các ngành xây dựng, tài chính, giao thông ...
Đồng thời, Việt Nam cũng đã tích cực triển khai các chính sách thúc đẩy quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của WTO, cải thiện quy trình mua sắm chính phủ, đẩy mạnh thực thi Luật Cạnh tranh v.v.
Với vai trò chủ nhà năm APEC 2017, Việt Nam tiếp tục xác định việc đẩy nhanh tiến trình hoàn thành mục tiêu Bogor vào năm 2020 là một trong những ưu tiên quan trọng trong chương trình nghị sự của APEC.
Việt Nam đã cùng các thành viên thúc đẩy xây dựng các chương trình làm việc từ nay đến 2020 trong các lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, đầu tư, dịch vụ, quy tắc xuất xứ... để giải quyết các rào cản đối với thương mại và đầu tư trong khu vực như đã nêu trong báo cáo giữa kỳ về thực hiện mục tiêu Bogor.
Đây là thông điệp mạnh mẽ khẳng định những nỗ lực kiên định của APEC nhằm hướng tới tự do hoá thương mại và đầu tư, trong bối cảnh xuất hiện một số quan điểm trái chiều, có xu hướng phản đối toàn cầu hoá và quay trở lại xu thế bảo hộ thương mại tại một số nơi trên thế giới.
Ngọc Linh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Quyết toán thuế thu nhập cá nhân: Mức giảm trừ cho người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam phấn đấu vươn lên nhóm đầu trong ASEAN
- ·Tiến độ sản xuất vắc xin Covid
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tiếp Phó Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ
- ·Đầu tư ra nước ngoài tăng hơn 32% trong 9 tháng
- ·Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác Nghị viện châu Á
- ·Agribank phấn đấu nằm trong top 150 ngân hàng lớn nhất châu Á
- ·Trung Quốc rối vì thiếu thịt heo
- ·Quyết liệt chống dịch, hồi phục kinh tế mạnh mẽ
- ·Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở New Delhi
- ·Hiệp định CPTPP, EVFTA tạo sức bật cho ngành nông nghiệp Việt
- ·Việt Nam đạt nhiều tiến bộ trong công khai, minh bạch ngân sách
- ·Bộ Công Thương: Tích cực rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- ·Chủ tịch nước hội kiến Thủ tướng Nga Medvedev
- ·Thương nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động TMĐT tại Việt Nam phải đăng ký sàn giao dịch
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 5
- ·Phẫn nộ rapper câu view bằng cách… phỉ báng Phật giáo
- ·Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp gỡ và làm việc với Tổng Thư ký IPU
- ·Giai đoạn 2020
- ·Ban Tổ chức Trung ương thi tuyển 3 vụ trưởng