会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq alaves】Luật PPP đủ hấp dẫn vốn ngoại?!

【kq alaves】Luật PPP đủ hấp dẫn vốn ngoại?

时间:2024-12-23 17:39:24 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:674次
luat ppp du hap dan von ngoaiBan hành Luật PPP nhằm thể chế hóa một trong ba đột phá chiến lược của Việt Nam
luat ppp du hap dan von ngoaiLuật PPP: “Miếng mồi” doanh thu vẫn chưa đủ sức hút nhà đầu tư
luat ppp du hap dan von ngoaiVốn nhà nước trong dự án PPP được sử dụng như thế nào?
luat ppp du hap dan von ngoai
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn - sân bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam được triển khai đầu tư theo hình thức PPP. Ảnh: ST

Nhiều quy định tạo thuận lợi cho khu vực công

Dự thảo Luật PPP đã có những cải thiện nhất định, tuy nhiên, liên quan đến những những góp ý của các nhà đầu tư nước ngoài cho dự thảo Luật, đại diện cơ quan soạn thảo Luật PPP cho biết, có nhiều nội dung của dự thảo Luật được nhà đầu tư ngoại hết sức quan tâm và đề xuất nhiều kiến nghị, bao gồm những quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư của dự án PPP, hạn mức bảo đảm cân đối ngoại tệ, cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, nguyên tắc thanh toán chấm dứt hợp đồng...

Một trong những vấn đề được các nhà đầu tư ngoại quan tâm nhất chính là cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, hay nói khác đi là cơ chế chia sẻ rủi ro. Đây được coi là nội dung quan trọng nhất, là mấu chốt để các nhà đầu tư ngoại quyết định có “xuống tiền” cho các dự án PPP do Nhà nước Việt Nam kêu gọi đầu tư hay không.

Ông Phạm Ngọc Lâm, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Văn phòng quốc hội) cho hay, nhiều ý kiến của các hiệp hội DN đầu tư nước ngoài quan tâm tới cơ chế chia sẻ rủi ro, chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo dự thảo Luật PPP. Theo đó, nhiều ý kiến cho rằng, những điều kiện như trong dự thảo là quá chặt chẽ, mang tính thuận lợi hơn cho khu vực công.

Đại diện Hiệp hội DN Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được đề xuất tại Dự thảo Luật không tương xứng với bảo đảm của Chính phủ về doanh thu tối thiểu, bởi cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu như được đề xuất bị phụ thuộc vào các hạn chế và điều kiện nghiêm ngặt. Các điều kiện liên quan được đưa ra mang tính thuận lợi hơn cho khu vực công, bởi khu vực tư nhân bị áp dụng nhiều điều kiện hơn và có một số điều kiện (chẳng hạn như ảnh hưởng của thay đổi pháp luật, chính sách hoặc quy hoạch) khu vực tư nhân sẽ khó có thể chứng minh được trên thực tế. Hơn nữa, việc ấn định ngưỡng bảo đảm doanh thu tối thiểu cũng có thể gây quan ngại đối với tính khả thi về mặt tài chính cho một số dự án nhất định và đối với sự linh hoạt về mặt thực thi, vì mức độ bảo đảm sẽ có sự khác nhau tùy theo từng lĩnh vực và quy mô dự án khác nhau. Đại diện Hiệp hội này khuyến nghị các tỷ lệ cụ thể nên được cân nhắc trên cơ sở từng dự án, tùy từng thời kỳ.

Đại diện Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho rằng, cần làm rõ liệu cơ chế này được áp dụng một cách không bắt buộc cho một dự án cụ thể, hay được áp dụng cho tất cả các dự án khi các điều kiện cụ thể được đáp ứng.

Về vấn đề trên, ông Oliver Massmann, Luật sư, Giám đốc Công ty Luật TNHH Duane Morris Việt Nam cho rằng, điều khoản về chia sẻ rủi ro doanh thu cần xem xét thêm. Theo ông Oliver Massmann, dự trữ ngoại hối của Chính phủ Việt Nam rất hạn chế so với những gì mà chúng ta cần để xây dựng cơ sở hạ tầng. Vậy giả sử, nếu một dự án báo lỗ 5 tỷ USD, Chính phủ sẽ trả nợ cho nhà đầu tư thế nào. Chuyên gia này khuyến nghị, để đáp ứng mục tiêu phát triển PPP bền vững, khu vực tư nhân và Chính phủ nên tạo ra các giải pháp cùng có lợi khi chia sẻ thua lỗ và phải chia sẻ bằng nhau.

Tại bản góp ý cho dự thảo Luật PPP, Công ty Luật TNHH Duane Morris Việt Nam cũng đề xuất cơ chế chia sẻ rủi ro cần được phát triển hơn nữa để có thể bao gồm tất cả các rủi ro khác phát sinh trong quá trình triển khai dự án PPP như: sự kiện bất khả kháng, thay đổi luật, biến động giá, giá bán thấp…

Theo nội dung được quy định tại dự thảo Luật mới nhất, Nhà nước chỉ chia sẻ rủi ro trong trường hợp doanh thu sụt giảm do thay đổi quy hoạch, chính sách, pháp luật. Những rủi ro khác do nguyên nhân khách quan (do thị trường, lãi suất vay tăng, lạm phát tăng, do sự kiện bất khả kháng…) vẫn phải do nhà đầu tư tự chịu.

Chính sách cho PPP cần một khuôn khổ rõ ràng, nhất quán

Một quy định khác liên quan chia sẻ rủi ro cũng rất được nhà đầu tư ngoại quan tâm, đó là quy định về điều kiện áp dụng bảo đảm cân đối ngoại tệ. Dự thảo Luật quy định, hạn mức bảo đảm cân đối ngoại tệ là không quá 30% doanh thu của dự án bằng tiền đồng Việt Nam sau khi trừ số chi tiêu bằng đồng Việt Nam.

Với quy định này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, cần xem xét để mở rộng phạm vi đủ điều kiện cho việc cân đối ngoại tệ, đồng thời đề xuất giới hạn trần về bảo đảm khả năng cân đối ngoại tệ nên được loại bỏ. Mức trần này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất và được Chính phủ phê duyệt cho từng dự án trong từng thời kỳ.

Đại diện Hiệp hội, các DN FDI tại Việt Nam như: Eurocham, Amcham, Duane Morris Vietnam... đều cho rằng, tùy thuộc vào bản chất và thông số kỹ thuật của một Dự án PPP, nhà đầu tư có thể cần ngoại tệ để nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu thô, dịch vụ bảo trì và thanh toán các khoản nợ nước ngoài cho hoạt động của dự án mà mức này có thể vượt quá 30% tổng doanh thu. Giới hạn trần như dự thảo Luật có thể khiến một số nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ không được bảo đảm. Do đó, các rủi ro của dự án trở nên quá cao để nhà đầu tư có thể chấp nhận và việc thực hiện dự án có thể trở nên không khả thi. Điều này cũng có thể không phù hợp với các mục tiêu của luật là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính mạnh mẽ trong đầu tư PPP vào các dự án quy mô lớn hoặc tăng tính hấp dẫn của các dự án PPP. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài khuyến nghị các tỷ lệ cụ thể nên được cân nhắc trên cơ sở từng dự án, tùy từng thời kỳ.

Theo đại diện ban soạn thảo, về lĩnh vực đầu tư, hiện dự luật quy định "cứng" 5 nhóm lĩnh vực (Giao thông; Lưới điện; Thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải; Y tế, giáo dục - đào tạo; Hạ tầng công nghệ thông tin), tuy nhiên, việc tham gia từ khu vực tư nhân có thể phát sinh trong các lĩnh vực mới cần thực hiện theo hình thức PPP, do đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài kiến nghị luật cần quy định mở, linh hoạt hơn, có ý kiến đề nghị giao Chính phủ quy định vấn đề này. Theo Amcham, dự thảo Luật PPP không cho nhà đầu tư tư nhân bất kỳ quyền nào tương tự để đề xuất đầu tư theo phương thức PPP đối với các dự án không thuộc các lĩnh vực quy định cụ thể nêu trong dự luật. “Chiến lược tập trung vào một số lĩnh vực chính không có nghĩa rằng các lĩnh vực khác phải bị loại trừ khỏi phương thức đầu tư PPP theo dự thảo luật PPP. Sự cần thiết của việc tham gia từ khu vực tư nhân có thể phát sinh trong các lĩnh vực mới, và nhà đầu tư khu vực tư nhân cũng có thể cần thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ trong phạm vi lĩnh vực,ngành nghề rộng hơn”, Amcham góp ý.

Để khuyến khích các dự án do nhà đầu tư đề xuất, các nhà đầu tư nước ngoài cũng khuyến nghị bổ sung quy định nguyên tắc các ưu đãi trong đấu thầu cho tất cả nhà đầu tư đề xuất dự án. Ngoài ra, theo các nhà đầu tư nước ngoài, quy định hạn chế quyền của nhà đầu tư chuyển nhượng một phần cổ phần/phần vốn góp trong dự án PPP cho một nhà đầu tư khác cho đến khi hoàn thành xây dựng công trình chưa phù hợp. Theo đó, cần cho phép bổ sung thêm thành viên (thành viên mới hoặc thành viên liên kết) trong tổ hợp các nhà đầu tư ngay trong giai đoạn xây dựng.

Theo các nhà đầu tư nước ngoài, các vấn đề tồn đọng làm hạn chế tính hấp dẫn của các dự án PPP đối với các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm sự thiếu rõ ràng của các quy định hiện hành và mâu thuẫn với các quy định khác làm giới hạn ưu đãi của các nhà đầu tư dự án PPP. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, cần hoàn tất các quy định hiện hành theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm gia tăng sự hấp dẫn của các dự án PPP Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là bằng cách đưa ra một khuôn khổ rõ ràng và nhất quán cho các dự án PPP.

"Điều 83 Dự thảo Luật PPP quy định, Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu theo phương án tài chính khi doanh thu thực tế đạt từ 125% mức doanh thu trong phương án tài chính trở lên. Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần giảm thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng".

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh xăng, dầu
  • Lập danh mục dự án thu hồi đất có cần văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư?
  • Khai mạc Đại hội thể dục thể thao TP.Thuận An lần VI năm 2021
  • Nhiệt điện Ô Môn III: 2 năm và tiếp tục chờ do vướng mắc về cơ sở pháp lý
  • Thế Giới Hồng Sâm: Địa chỉ cung cấp an cung ngưu hoàng hoàn chính hãng chất lượng
  • Nhà thầu Dự án Quốc lộ 24 chây ì dù Bộ GTVT liên tục thúc tiến độ
  • Tuyển Việt Nam lạc quan trước trận bán kết giải U23 Đông Nam Á 2022
  • U22 Việt Nam đặt chân đến Kyrgyzstan sẵn sàng giành vé dự VCK U23 châu Á 2022
推荐内容
  • TP.HCM: Triều cường đạt đỉnh đêm Noel
  • Giải bi sắt các câu lạc bộ tỉnh Bình Dương năm 2021: Diễn ra sôi nổi và thành công tốt đẹp
  • Khởi động giải marathon và đua xe địa hình quốc tế tại Đà Lạt
  • Dự án Metro số 1 và cầu Thủ Thiêm 2 đẩy nhanh tiến độ
  • Trước biển
  • AFF CUP 2020: Việt Nam