【kqbd torino】Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ
Làm gì để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ?ăngnhàcungứngViệtNamthamgiasâuvàochuỗigiátrịcủaHoaKỳkqbd torino Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với đĩa giấy từ Việt Nam |
Sáng 11/9, tại TP. Đà Nẵng, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Hồng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ |
Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Dương – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho biết, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu quan trọng số một của Việt Nam và là thị trường có tiêu chuẩn cao, áp dụng ngày càng nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ sụt giảm mạnh do tác động từ suy giảm kinh tế, lạm phát, người dân thắt chặt chi tiêu, lãi suất cao… Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã cơ bản phục hồi và dần lấy lại đà tăng trưởng ổn định.
Dẫn số liệu Ủy ban thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USITC), ông Nguyễn Hồng Dương cho biết tính đến hết tháng 7 năm 2024, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 81,2 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023 và chiếm tỷ trọng 2,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 73,9 tỷ USD (chiếm 3,98% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ, tăng 17,7%); nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 7,3 tỷ USD, tăng 29,98% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 66,6 tỷ USD và xếp thứ 3 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ, sau Trung Quốc và Mexico.
Đây là mức tăng trưởng khả quan khi hầu hết các nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, đều có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều.
Thảo luận các kiến nghị, giải pháp để phát triển hệ thống các nhà cung ứng, tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ |
Tại Tọa đàm, các chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cũng như tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị của Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần tiếp tục phát triển sản phẩm xuất khẩu theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; cải thiện cơ cấu sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của ngành; thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh quá trình nội địa hóa để gia tăng hàm lượng giá trị của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến, các hội chợ, triển lãm phù hợp; tăng cường giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên các phương tiện thông tin truyền thông lớn của Hoa Kỳ cũng như liên kết với doanh nghiệp Việt Nam ở nước sở tại nhằm hỗ trợ, mở rộng tiếp cận kênh phân phối sản phẩm để từ đó tạo tính lan toả, kết nối giữa các bang, vùng và địa phương.
Các đại biểu tham dự tọa đàm |
Theo PGS.TS Huỳnh Thị Diệu Linh - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, bên cạnh một số điểm mạnh, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Đà Nẵng, miền Trung nói riêng còn những điểm yếu, như quy mô sản xuất còn nhỏ nên chưa đủ năng lực cung cấp; chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. “Có tình trạng khi cung cấp hàng mẫu lần 1, lần 2, lần 3 thì nhà cung cấp làm tốt, nhưng những lần sau thì lại không đồng đều, không duy trì được suốt chu trình dài của hợp đồng”, PGS.TS Huỳnh Thị Diệu Linh thông tin.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn hạn chế, ảnh hưởng đến chi phí logistics; thực thi đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ… cũng ảnh hưởng đến việc phát triển các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp mong muốn sẽ có thêm những thông tin cập nhật từ thị trường Hoa Kỳ để chủ động có phương án thích ứng và sản xuất |
Còn đại diện các doanh nghiệp mong muốn sẽ có thêm các chương trình cung cấp thông tin cập nhật về thị trường Hoa Kỳ, các khuyến nghị, khuyến cáo liên quan đến các mặt hàng, lĩnh vực bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra chống bán phá giá.... để kịp thời có phương án kinh doanh thích ứng.
Được biết, đây là chương trình Tọa đàm thứ hai trong chuỗi 3 tọa đàm được Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ tổ chức trong năm 2024 tại 3 vùng kinh tế trọng điểm nhằm chia sẻ và lắng nghe thông tin từ cộng đồng doanh nghiệp, cập nhật tình hình thương mại song phương, đánh giá xu hướng chính sách của thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Đồng thời, nhận định về triển vọng hợp tác và khuyến nghị các giải pháp thiết thực, kịp thời phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan tham mưu chính sách của Việt Nam. Trước đó, hồi cuối tháng 7/2024, Tọa đàm đã được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Phiên cuối cùng của chương trình chuỗi Tọa đàm dự kiến sẽ được tổ chức tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc trong tháng 10 năm 2024. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Thiếu vốn duy tu, đường xấu chiếm tỷ lệ cao
- ·Hà Nội cấm đường phục vụ chợ hoa Xuân khu phố cổ Hoàn Kiếm
- ·Tái chế khẩu trang đã qua sử dụng: Sẽ bị xử lý nghiêm
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng đến 30 độ rồi lại đón không khí lạnh
- ·Hà Nội tăng cường quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ
- ·Đến bao giờ người Hà Nội mới được “hít thở” không khí sạch?
- ·Tăng cường phối hợp phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp và dịch tả lợn Châu Phi
- ·Đại hội Thể dục thể thao 2 cấp lần thứ VIII: Chung lòng tạo thành công
- ·Bộ Y tế cấm sử dụng 78 dược chất, thuốc chứa dược chất
- ·ĐH Luật TPHCM không tổ chức thi đánh giá năng lực tuyển sinh 2020
- ·Phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường sông Bến Lức
- ·Khẩn trương phòng, chống dịch bệnh lan truyền qua cửa khẩu
- ·Cháy rụi cửa hàng cây cảnh ở trung tâm TP.HCM
- ·Hà Nam: Chuyển giao hơn 75.000 khẩu trang y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID
- ·Đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp lâm thủy sản năm 2023
- ·Bộ Tài chính tập huấn Phần mềm kiểm kê tài sản công cho 63 địa phương
- ·Bộ Tài chính tập huấn hướng dẫn Luật Giá tại Bạc Liêu
- ·Lào Cai: Thu giữ 1,1 tấn bánh kẹo không rõ nguồn gốc
- ·Phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh số lượng lớn hàng hóa giả nhãn hiệu OMO tại Thanh Hóa
- ·Tiếp tục làm rõ một số nội dung dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp