【bxh india】Cần lồng ghép hiệu quả phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
Đây là khuyến nghị của TS. Đặng Đức Anh, Ban Phân tích và Dự Báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, (Bộ KH&ĐT) trong tham luận về dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung hạn dưới tác động của yếu tố môi trường.
Theo TS. Đặng Đức Anh, Việt Nam được xếp là một trong những nước chịu tác động mạnh nhất của thiên tai như lũ lụt, bão, lốc xoáy, sạt lở đất và hạn hán. 59% diện tích và 71% dân số chịu tác động của lốc xoáy và lũ lụt.
Kết quả nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đến nền kinh tế Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2015 cho thấy, đến cuối thế kỷ 21, sự gia tăng 1m của mực nước biển có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm.
Còn kết quả nghiên cứu của tổ chức quốc tế nghiên cứu về môi trường DARA International trong năm 2012 cũng cho thấy, biến đổi khí hậu có thể làm Việt Nam thiệt hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030.
Bên cạnh những tác động trực tiếp, về gián tiếp, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn hoặc mất đất canh tác không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà còn tác động đến việc làm, thu nhập của hộ gia đình, DN; qua đó ảnh hưởng đến thu ngân sách và đầu tư.
Từ những hậu quả của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường mà Việt Nam có thể phải gánh chịu, theo khuyến nghị của TS Đặng Đức Anh, Việt Nam cần khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, nhiên liệu sinh học, năng lượng mới, năng lượng tái tạo đồng thời phải cấp phép hạn mức phát thải các chất ô nhiễm không khí cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
“Việt Nam cần xây dựng cơ chế cụ thể khuyến khích và huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi trường. Đặc biệt, cần thực hiện lồng ghép một cách có hiệu quả giữa các mặt phát triển: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội“, TS. Đặng Đức Anh nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Trọn tình với nàng xuân
- ·Được bổ sung khối lượng ngoài dự toán cho nhà thầu thực hiện hợp đồng trọn gói?
- ·Doanh nghiệp “cấp tập” xây dựng nhà xưởng tại Đồng Nai
- ·Chủ đầu tư dự án điện mặt trời đi đâu, về đâu?
- ·Tổng Bí thư chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
- ·Phong trào thể dục dưỡng sinh TP.Thủ Dầu Một phát triển mạnh mẽ
- ·TP.HCM kiến nghị vay lại 29.885,25 tỷ đồng làm Metro số 2 và 23.931,9 tỷ đồng làm Metro số 1
- ·Bật đèn xanh cho Thiên Minh lập hãng hàng không Cánh Diều
- ·Vị của...tình nhân
- ·Mời thầu 3 gói thầu xây lắp giao thông với tổng giá gói thầu hơn 900 tỷ đồng
- ·Sâu, bệnh gây hại trên lúa tăng nông dân cần chủ động phòng trừ
- ·Ban hành thông tư về đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- ·Chỉ ưu tiên áp dụng hình thức BOT tại các dự án đường cao tốc đầu tư mới
- ·Phú Yên: Giao đất đầu tư hạ tầng nhiều dự án
- ·Thường trực Tỉnh ủy thăm, chúc mừng kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống ngành Nội chính Đảng
- ·Bộ Giao thông đề nghị bố trí vốn ngân sách cải tạo đường băng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài
- ·Vòng loại World Cup 2022, Việt Nam – Thái Lan: Quyền tự quyết trong tay chủ nhà
- ·Energy Capital Việt Nam cam kết thực hiện dự án khí điện 5 tỷ USD tại tỉnh Bình Thuận
- ·Long An tăng cường kết nối giao thương doanh nghiệp logistics trong lĩnh vực thương mại điện tử
- ·Việt Nam vào Top 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư và định hình con đường đi tới thịnh vượng