【nhận định trận malaysia】Vận động học sinh ra lớp: Khó mấy cũng không bỏ cuộc
Nghỉ học nhiều vào kỳ thi cuối năm
Đứng chân trên địa bàn xã Phước Tân,ậnđộnghọcsinhralớpKhoacutemấycũngkhocircngbỏcuộnhận định trận malaysia Trường tiểu học và THCS Trần Phú có 3 điểm trường. Trước khi bước vào năm học, trường đã ra quân vận động học sinh ra lớp. Xuyên suốt cả năm học, nhiệm vụ duy trì sĩ số, không để học sinh bỏ học, nghỉ học luôn được Ban giám hiệu trường chú trọng thực hiện bằng nhiều phương pháp, cả trong học tập và vận động gia đình phụ huynh.
Đoàn đến tận nhà gặp phụ huynh học sinh Thị Nhường (bìa phải) để vận động em trở lại lớp học
Xã Phước Tân có trên 50% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Ở đây, người dân chủ yếu làm vườn rẫy, một số ít đi làm thuê để mưu sinh nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Các bậc phụ huynh đồng bào dân tộc thiểu số chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em, vì vậy việc vận động trẻ em tới trường là chuyện không dễ. Cô Trịnh Thị Lệ, Hiệu phó Trường tiểu học và THCS Trần Phú cho biết: “Năm học 2017-2018, cả 2 cấp, trường có trên 700 học sinh, trong đó 60% là con em đồng bào dân tộc S’tiêng. Riêng điểm trường thôn Bình Trung có gần 200 học sinh thì 100% em dân tộc thiểu số. Đây cũng chính là điểm trường có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất so với các điểm còn lại. Học sinh bỏ học vì nhiều lý do như: Nhà xa trường, đường đi khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến con em. Hơn nữa mùa điều năm nay cũng chính là thời điểm các em chuẩn bị bước vào kỳ thi cuối năm nhưng có nhiều em nghỉ học để đi lượm điều thuê, mót hạt điều kiếm tiền phụ giúp gia đình. Đầu năm học 2017-2018, số học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học của 2 cấp là 6 em thì gần cuối năm đã lên đến 33 em, riêng điểm trường thôn Bình Trung có 22 em. Các em nghỉ học nhiều ngày liền. Có em nghỉ đúng vào ngày thi và không muốn trở lại học tiếp”.
Số học sinh bỏ học, nguy cơ bỏ học của Trường tiểu học và THCS Trần Phú năm nay cao hơn nhiều so với các năm trước và là trường có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất huyện. Với thực trạng đó, các thầy cô giáo chủ nhiệm thường xuyên đến tận nhà tìm hiểu, động viên các em trở lại lớp. đồng thời nhà trường cũng phối hợp ban điều hành thôn, các hội đoàn thể của xã và huyện thành lập đoàn đến “gõ cửa từng nhà” vận động học sinh bỏ học trở lại lớp. Thế nhưng khi đi vận động đã phát sinh nhiều tình huống “dở khóc dở cười”. Không ít gia đình, khi đoàn tìm đến nơi thì phụ huynh đi vắng, hoặc rất nhiều học sinh bỏ trốn khi biết có người đến vận động đi học. Có phụ huynh không tha thiết cho con em đến trường đã tránh mặt; thậm chí nhiều trường hợp nói thẳng không muốn cho con đi học vì gia đình khó khăn...
Khó mấy cũng không bỏ cuộc
Ông Điểu Vét, Trưởng thôn Bình Trung cho biết: “Thôn có 447 hộ với trên 2.000 người, trong đó chỉ 31 hộ là người Kinh còn lại là đồng bào dân tộc S’tiêng. Thôn còn 57 hộ nghèo và 8 hộ cận nghèo. Ban điều hành thôn thường xuyên cùng nhà trường và xã nắm bắt tình hình, giúp các em quần áo, sách vở, thậm chí là xe đạp. Nếu gia đình nào quá khó khăn, chúng tôi đề nghị xã hỗ trợ bằng cách tạo điều kiện giúp vay các khoản tín dụng ưu đãi để có điều kiện cho con em đến lớp, thế nhưng nhiều em vẫn không chịu đi học”.
Còn cô Mã Trà Quyên, giáo viên chủ nhiệm lớp 5/2 chia sẻ: “Nhiều khi các em không đóng học phí giáo viên cũng không dám nhắc vì chỉ cần nhắc đến tiền là ngày hôm sau học sinh không đến lớp nữa. Chúng tôi phải vừa dạy, vừa nịnh, không nặng nhẹ. Bằng lương tâm, nhiệt huyết và tình cảm của nhà giáo, chúng tôi không ngần ngại đến từng nhà vận động các em đi học. Đối với học trò vùng sâu, hoàn cảnh gia đình khó khăn nếu các thầy cô không vận động, gia đình thiếu quan tâm là các em nghỉ học luôn. Vào những tháng vụ mùa hoặc sau tết, tình trạng học sinh nghỉ học theo cha mẹ đi rẫy, đi làm thuê rất nhiều. Giáo viên bằng mọi cách vận động các em đến trường”. Gian khổ là vậy nhưng với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiều thầy cô đã gắn bó, bám trường, bám lớp với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu.
Cô Trịnh Thị Lệ khẳng định: “Dù khó khăn nhưng chúng tôi nhất quyết không bỏ cuộc. Nếu đi vận động ban ngày không gặp được các em và phụ huynh thì chúng tôi sẽ đi vào buổi tối. Vận động 1 lần các em không đến lớp thì tiếp tục đến vận động lần 2, lần 3. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ tiếp tục phối hợp ban, ngành, đoàn thể vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ học sinh về vật chất như tặng học bổng, quần áo, sách vở, phương tiện đi học... Phối hợp ban thôn tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của công tác giáo dục, trước hết là hướng đến mục tiêu xóa mù chữ và trang bị cho các em kiến thức để vững bước vào đời”.
P.Yến
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Được bồ tự nguyện cho tiền như tôi bị gọi là gái bán dâm
- ·Tàu cảnh sát biển tìm thấy 1 thi thể ngư dân gặp nạn, mất tích trên biển
- ·Xuyên đêm đưa 2 bệnh nhân nguy kịch từ Trường Sa về đất liền điều trị
- ·Chôn lấp chất thải trái phép, nguyên Giám đốc Công ty giấy ở Bắc Ninh bị khởi tố
- ·Nguy cơ liệt nếu không có 30 triệu đồng
- ·Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: Không có căn cứ xử lý hình sự một số cá nhân
- ·Xuyên đêm đưa 2 bệnh nhân nguy kịch từ Trường Sa về đất liền điều trị
- ·Đóng BHXH chưa đủ 15 năm, không rút “một cục” được hưởng trợ cấp hàng tháng
- ·Con sắp mổ cha chỉ còn hơn 2 triệu đồng
- ·Tin tức về thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (23/09
- ·Có bệnh, con gái chẳng dám yêu và lấy chồng
- ·Bà Nguyễn Phương Hằng vĩnh viễn không livestream, ủng hộ miền Trung 10 tỷ đồng
- ·Những di tích sống mãi với Hà Nội
- ·Đóng BHXH chưa đủ 15 năm, không rút “một cục” được hưởng trợ cấp hàng tháng
- ·Nghỉ thai sản trùng nghỉ hè, có được phép nghỉ thêm?
- ·Cứu sống thành công bệnh nhi ngưng tim 20 phút vì điện giật
- ·Đề xuất loạt quy định mới về đào tạo, sát hạch, nâng hạng bằng lái ô tô
- ·Người dân Hà Nội dỡ nhà, giao đất làm kênh La Khê cấp nước Trạm bơm Yên Nghĩa
- ·Tâm thư người giới thiệu là nhà ngoại cảm
- ·Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2