会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo canada】Tình hình Biển Đông ngày 13/10: Trung Quốc đang xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” ở Trường Sa!

【kèo canada】Tình hình Biển Đông ngày 13/10: Trung Quốc đang xây “tàu sân bay không thể đánh chìm” ở Trường Sa

时间:2024-12-27 10:15:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:519次

TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyTrungQuốcđangxâytàusânbaykhôngthểđánhchìmởTrườkèo canadao những tin tức mới nhất trên báo chí, Trung Quốc đang thực hiện một dự án xây đảo nhân tạo vô cùng quy mô ở Biển Đông, được mệnh danh là "tàu sân bay không thể đánh đắm". Thông tin này được tạp chí quân sự Kanwa Defense Review của Canada đưa ra. Tạp chí quân sự Kanwa Defense Review tiết lộ, theo thiết kế được chính phủ Trung Quốc đưa ra, nước này dự kiến xây một “tàu sân bay không thể đánh đắm” ở Biển Đông thông qua một dự án cải tạo, bồi đắp đất vô cùng quy mô ở khu vực. Bản thiết kế cho thấy “tàu sân bay không thể đánh đắm” này bao gồm 2 đường bay và 2 quân cảng.

Tình hình Biển Đông ngày 13/10: Một tàu sân bay của Trung Quốc ở biển Đông

Tình hình Biển Đông ngày 13/10: Một tàu sân bay của Trung Quốc ở biển Đông. Ảnh minh họa

Sau khi dự án này được hoàn thành, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6 và chiến đấu cơ tới Biển Đông. Ngoại trừ tàu sân bay như Liêu Ninh, hai quân cảng ở đó có thể tiếp nhận bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc. Tạp chí này cũng dẫn lời chuyên gia quân sự Andrei Chang nhận định máy bay ném bom H-6 sẽ gây thêm mối đe dọa đối với Mỹ và các đồng minh an ninh ở Đông Nam Á. Với tầm xa 6.000km và bán kính chiến đấu 1.800km, H-6 có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu lớn ở bắc Úc. 

Mặc dù Úc cách Gạc Ma tới khoảng 3.400km, nhưng H-6 có khả năng mang tên lửa tầm xa 2.000km. Điều này có nghĩa H-6 sẽ có khả năng tấn công tất cả các cơ sở quân sự của Mỹ ở Úc. Tên lửa chống hạm như YJ-83 và YJ-12 có thể được dùng để phong tỏa toàn bộ đường biển ở Eo Malacca. Như vậy, bằng cách kiểm soát không phận Biển Đông, Trung Quốc cũng có thể ngăn lực lượng Mỹ ở Úc hỗ trợ cho các đồng minh tại Đông Á.

Quy mô của các dự án bồi đắp đất của Trung Quốc tại khu vực hiện vẫn chưa rõ. Một dự án tượng tự ở bãi Vành Khăn cũng đang được tiến hành. Vì vậy chưa rõ Gạc Ma hay Vành Khăn sẽ trở thành “tàu sân bay không thể đánh đắm”. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, dù thế nào, các nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, và Singapore đều nằm trong tầm không kích chiến thuật của Trung Quốc.

Mặc dù vậy, một “tàu sân bay không thể đánh đắm” sẽ không phải là “một tàu sân bay không thể đánh bại”. Với tiềm lực quân sự của mình, Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công vào "tàu sân bay không thể đánh đắm" này. Ngoài ra, tạp chí cũng cho rằng, Bãi Gạc Ma và Vành Khăn nằm cách thành phố Hồ Chí Minh, miền nam Việt Nam khoảng 850km. Điều này có nghĩa là cả hai đảo đều nằm trong tầm với của chiến đấu cơ đa năng Nga Su-30MK2 của không quân Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột.

Tình hình Biển Đông ngày 13/10: Tàu tuần tra Nhật Bản tấn công tàu cá Trung Quốc

Tình hình Biển Đông ngày 13/10: Tàu tuần tra Nhật Bản tấn công tàu cá Trung Quốc. Ảnh minh họa

Cũng trong thời gian này, tờ "Đại công báo" Hồng Kông dẫn tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản đăng bài viết bình luận về vấn đề đảo Senkaku cho rằng, từ lâu, đảo Senkaku luôn bị bao phủ bởi bầu không khí khác thường. Gần đây, tần suất tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập đảo Senkaku có xu thế giảm đi, nhưng tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển đảo Senkaku lại tăng mạnh như "thủy triều". 

Bài viết nhận xét, quan sát tình hình đảo Senkaku trong thời gian gần đâu, tần suất tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển này giảm xuống. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2014, số lượng bình quân hàng tháng tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập vùng biển đảo Senkaku chỉ là 7,1 chiếc, không bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2013 (17,6 chiếc).

Tuy nhiên, sự kiện tàu cá Trung Quốc hoạt động ở vùng biển lân cận đảo Senkaku bị Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản truy đuổi ngày càng gia tăng. Chỉ từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2014 đã xảy ra 208 vụ tương tự, gấp 2,4 lần so với cả năm 2013, gấp 26 lần năm 2011. Hiện nay còn chưa có báo cáo tàu cá Trung Quốc xảy ra xung đột với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Tuy nhiên, người phụ trách Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản lo ngại: Nếu tình hình tàu cá Trung Quốc tăng mạnh tiếp diễn, sự  kiện xung đột như mùa thu năm 2010 sẽ không thể tránh khỏi, quan hệ Nhật - Trung cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trước tình hình này, nhiều chuyên gia đặt ra nghi vấn tại sao lượng tàu cá Trung Quốc lại đột ngột tăng lên. Phát biểu về câu hỏi trên,  Nội bộ Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một số giải thích. Một quan điểm cho rằng đây là “tự nhiên tăng lên”. Những năm gần đây, lượng đánh bắt cá của Trung Quốc tăng mạnh, vùng biển đảo Senkaku có nguồn lợi thủy sản phong phú tự nhiên trở thành một trong những nơi đến đánh bắt cá của ngư dân Trung Quốc. Mặc dù vậy, quan điểm này không đứng vững do gặp nhiều ý kiến phản đối.

Theo tiết lộ của nguồn tin ngư nghiệp, vùng biển phía nam biển Hoa Đông - nơi có đảo Senkaku, những năm qua số lượng tàu cá luôn duy trì khoảng 1.000 chiếc. Chỉ có tàu cá ở khu vực lân cận đảo Senkaku là bất ngờ tăng lên, đây là một hiện tượng rất đáng chú ý. Do đó, quan điểm cho rằng Chính phủ Trung Quốc "thả lỏng" cho tàu cá đến vùng biển này nhận được sự ủng hộ của phần lời chuyên gia.

Số tàu cá Trung Quốc ở biển Đông, Hoa Đông có lúc lên tới hàng vạn

Tình hình Biển Đông ngày 13/10: Số tàu cá Trung Quốc ở biển Đông, Hoa Đông có lúc lên tới hàng vạn. Ảnh minh họa

Các quan điểm phổ biến cho rằng, Chính phủ Trung Quốc trước đó kiểm soát số lượng tàu cá xâm nhập vùng biển đảo Senkaku. Nhưng từ sau tháng 9 năm 2012 Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku, cường độ "phanh xe" của Chính phủ Trung Quốc giảm rõ rệt. Đối với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ phản đối mạnh mẽ tàu hải giám xâm nhập vùng biển đảo Senkaku, Chính phủ Trung Quốc không tiện để tàu hải giám xung phong một cách “cưỡng chế”.

Như vậy, Trung Quốc cũng có thể áp dụng phương thức ngầm cho phép tàu cá xâm nhập đảo Senkaku, cắt đứt sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản đối với đảo Senkaku. Bên cạnh đó, truyền thông Nhật Bản khẳng định tàu hải giám Trung Quốc hoàn toàn không phải không tiến hành cảnh báo, kiểm tra đối với tàu cá áp sát đảo Senkaku, nhưng từ năm 2013 đến tháng 9 năm 2014, chỉ cảnh báo và kiểm tra 10 lần. Đây là lý do Nhật Bản nghi ngờ Trung Quốc lợi dụng tàu cá để thực hiện chiến lược "lấy lùi để tiến".

Đối với Nhật Bản, nếu chỉ là tàu cá thông thường còn dễ dàng ứng phó. Điều làm cho Chính phủ Nhật Bản lo ngại nhất trong tương lai là "dân binh biển" Trung Quốc cải trang thành ngư dân. Những dân binh (dân quân) này có thể mang theo vũ khí. Báo Nhật Bản còn cho rằng, tuy đến nay Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản còn chưa phát hiện tàu cá Trung Quốc mang theo vũ khí xâm nhập đảo Senkaku, nhưng có tin cho rằng, "dân binh biển được Hải quân Trung Quốc huấn luyện ở Biển Đông có thể sẽ được điều đến vùng biển liên quan ứng phó tranh chấp".

Minh Thùy

 (tổng hợp từ Dân Trí, Giáo Dục)

 

 

Tình hình Biển Đông ngày 9/10: Ẩn ý của Trung Quốc sau việc công bố ảnh đường băng phi pháp ở Hoàng Sa

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Cách phân biệt hàng thật
  • Giá vàng hôm nay 1/2: Vừa lao dốc, vàng bật tăng mạnh trở lại
  • Tổng cục Du lịch đổi thành Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam
  • TP. Hồ Chí Minh: Tăng hiệu quả giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng
  • Xuất hiện trang web giả mạo cổng thông tin điện tử của Công an TP Hà Nội
  • Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đấu tranh chống buôn lậu
  • Hải quan Hà Nam Ninh chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp Tây Nguyên quan tâm tới phí cảng biển, phần mềm khai hải quan miễn phí
推荐内容
  • Khuyến cáo an toàn khi bật chế độ sưởi ấm trên ô tô không đúng cách
  • Hải quan Thanh Hoá phối hợp phá đường dây ma túy từ Lào về Việt Nam
  • Đã giải quyết 61 nghìn tỷ đồng tiền hoàn thuế cho doanh nghiệp
  • Thái Bình: Động thổ Khu công nghiệp Hải Long vốn đầu tư 2.214 tỷ đồng
  • Thu giữ hơn 11.000 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh An Giang
  • Cục Thuế TP. Hà Nội: Thu ngân sách 6 tháng dự kiến vượt tiến độ dự toán