【đêm nay có trận bóng nào】Cần “bàn tay” trong cuộc chiến hàng giả
Cuộc chiến gian nan
Tổng công ty May Việt Tiến là một DN đang gian nan trong “cuộc chiến” chống hàng giả,ầnbàntaytrongcuộcchiếnhànggiảđêm nay có trận bóng nào hàng nhái. Ông Phan Văn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May Việt Tiến than thở: “Ðối tượng làm giả rất tinh vi, giả từ logo đến bao bì, sản phẩm. Chúng tôi cứ ra được một sản phẩm nào là sau một thời gian ngắn, thị trường lại có sản phẩm nhái với giá bán quá rẻ.
Người tiêu dùng chưa kịp nhận ra sản phẩm đó đẹp như thế nào thì đã bị làm giả rồi”. Chủ tịch Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh cũng nhắc lại lời của một lãnh đạo DN dệt may rằng: “Chúng tôi đã bị làm giả nhiều còn thêm thiệt hại là người tiêu dùng ngại mua hàng vì sợ mua phải hàng giả!”. Rốt cuộc, các DN phải tốn thêm nhiều chi phí cho việc chống giả, quảng bá sản phẩm khiến chi phí đầu vào đội lên.
Mặc dù tham gia Tổ chức thương mại thế giới từ nhiều năm nay nhưng Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ để hàng nhái tung hoành. Người ta có thể bắt gặp hàng nhái ở chợ cóc, ở siêu thị và ở ngay trong những trung tâm thương mại lớn…
Việc hàng nhái có mặt ở khắp nơi không chỉ gây thiệt hại cho nhà sản xuất, người tiêu dùng mà còn làm giảm sút uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại… Những nhãn hiệu hàng hóa bị nhái nhiều nhất ở Việt Nam chính là các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ở lĩnh vực thời trang là Gucci, Boss, Lacoste, Versace, D&G… ; lĩnh vực hàng tiêu dùng là Panasonic, Sony, Samsung…; lĩnh vực cơ khí chính xác như các loại đồng hồ là Rolex, Omega, Phipip Patek…
Có thể nói các sản phẩm “thượng vàng, hạ cám” đều có thể bị làm nhái, làm giả nếu sản phẩm đó được NTD ưa chuộng. Với lĩnh vực thực phẩm, trong khi bánh kẹo nhập lậu từ Trung Quốc ghi địa chỉ sản xuất trong nước để tranh thủ nhái “ta”, thì “ta” lại nhanh tay nhái… Tây với những cái tên “lạ hoắc” nhưng khi đọc thì “na ná” những sản phẩm rất nổi trên thị trường, chẳng hạn kẹo Alpenliebe thì ghi nhãn Alpellebe, bánh Orion có tên Oriion.
Chủ động
Biết sản phẩm của mình bị làm nhái, làm giả, ảnh hưởng lớn đến uy tín nhưng nhiều DN chỉ “âm thầm” chịu đựng. Ông Ngô Ðức Hòa, Chủ tịch HÐQT Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi cho biết, nhiều năm qua, Công ty luôn phải đối mặt với tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ, bị làm giả, nhái sản phẩm, trong đó, sản phẩm chăn, gối nệm của Thắng Lợi bị làm nhái tràn lan.
Hàng nhái chất lượng kém nhưng giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 hàng thật của DN. “Không ít lần khách hàng gọi đến mắng vì cùng sản phẩm Thắng Lợi mà đại lý chính thức của công ty bán giá cao hơn gấp đôi so với ngoài chợ, mà không biết đó là hàng giả”- ông Hòa bức xúc.
Chia sẻ về cách đối phó với vấn nạn này, đại diện một DN có sản phẩm bị làm giả, làm nhái cho biết: Khi phát hiện ra sản phẩm của DN mình bị làm giả, làm nhái, chúng tôi có nghĩ đến việc nhờ và phối hợp với các cơ quan chức năng ở những địa phương để ngăn chặn và xử lý hàng giả.
Nhưng sau đó chúng tôi đành tạm thời từ bỏ ý định, vì nếu nhờ hỗ trợ bắt một lần thì không hiệu quả. Còn tiến hành liên tục thì chi phí phải bỏ ra là vượt khả năng của DN. Bởi vì ngoài công sức điều tra, khảo sát, chúng tôi còn phải tính đến chi phí hỗ trợ cho các lực lượng chống hàng giả để họ tiến hành liên tục.
Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, hàng giả có chi phí sản xuất thấp, trốn thuế nên có giá thành thấp, cạnh tranh trực tiếp với hàng thật. Nó làm thui chột sản xuất trong nước. DN làm ăn chân chính sẽ bị giảm sức cạnh tranh, sản xuất đình trệ, công nhân mất việc.
Hậu quả mà hàng giả gây ra là rất lớn, đó là còn chưa kể đến việc Nhà nước bị thất thu thuế. Do đó, lời khuyên của chuyên gia kinh tế này là các DN trong nước cần phải đấu tranh chống hàng giả bằng cách giúp người tiêu dùng nâng cao khả năng phát hiện hàng giả. Hiệp hội DN nhỏ và vừa sẽ trợ giúp các DN bằng cách hỗ trợ thông tin cho cộng đồng cùng tẩy chay hàng giả, hàng nhái.
Rõ ràng, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang gây ảnh hưởng tới đời sống xã hội. Ðối với người tiêu dùng, các loại hàng giả, kém chất lượng vừa gây thiệt hại về kinh tế, vừa trực tiếp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của họ.
Tuy nhiên, hậu quả lớn hơn mà hàng giả, hàng nhái gây ra, đó là gây nhiễu loạn thị trường, cạnh tranh không lành mạnh với hàng thật. Không ít đơn vị sản xuất, kinh doanh chân chính đã phải điêu đứng vì bị hàng giả lấn lướt. Do đó, không chỉ là sự chủ động của DN, hiệp hội ngành hàng mà thị trường còn cần sự hành động của các cơ quan chức năng.
Một hay vài ngón tay không nắm chặt được “vấn đề” nhưng một bàn tay sẽ bóp nát được vấn nạn nhức nhối này của DN và người tiêu dùng.
An Nhiên
(责任编辑:Thể thao)
- ·Sẽ xây dựng Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
- ·Bà Nguyễn Thị Phương Hoa được giao điều hành hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- ·Chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 thêm 6%
- ·TS. Vũ Tiến Lộc: Doanh nhân là động lực xây dựng nền kinh tế
- ·Thông điệp chúc Tết Giáp Thìn 2024 của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
- ·Nhiều quy định có hiệu lực thi hành
- ·Mong sớm thay thùng rác mới
- ·Thủ tướng: VN sẽ là địa chỉ tin cậy cho nhiều hội nghị khu vực và toàn cầu
- ·Kỳ vọng gì từ cải cách tiền lương lần thứ 5?
- ·Còn bao nhiêu doanh nghiệp Nhà nước chưa chuyển giao vốn về SCIC?
- ·Infographics: Bộ Nội vụ công bố số người bị tinh giản biên chế trong năm 2023
- ·Tổng Thư ký LHQ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ
- ·Hà Nội đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng: Xe khách đâm ô tô tải, 12 người thương vong
- ·Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuộc gặp mặt nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- ·Ngọn đuốc soi đường cho văn hóa đất nước
- ·Chủ tịch nước đề nghị Indonesia ủng hộ việc 'kết nghĩa' TP.HCM với Bali
- ·Quảng Ninh: Bắt giữ tàu vận chuyển 1.000 tấn than có dấu hiệu vi phạm
- ·Gỡ khó công tác giám định tư pháp