【kqbd dưc】Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm trong các dự án nghìn tỷ thua lỗ
Khẩn trương xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ
Tại Nghị quyết,ốchộiyêucầuxửlýnghiêmsaiphạmtrongcácdựánnghìntỷthualỗkqbd dưc Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn; giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2.
Đồng thời, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trong năm 2017 khắc phục những hạn chế, yếu kém, tháo gỡ các khó khăn trong các lĩnh vực đã được chất vấn tại kỳ họp.
Trong đó, đối với lĩnh vực công thương, Quốc hội yêu cầu rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng, mức độ thiệt hại, khẩn trương xử lý dứt điểm đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước; xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; hoàn thành danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm; xây dựng lộ trình thực hiện kể từ năm 2017, cơ chế khuyến khích sản xuất để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô. Tiếp tục tổng rà soát, đánh giá quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác các công trình thủy điện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội.
Đối với lĩnh vực tài nguyên môi trường, Quốc hội yêu cầu giám sát chặt chẽ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường của Dự án Formosa Hà Tĩnh, theo dõi và có biện pháp phục hồi môi trường biển, thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân trong vùng bị thiệt hại ở các tỉnh miền Trung; bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ Dự án trước khi đi vào sản xuất.
Cùng với đó, rà soát hoạt động đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đã đầu tư, nhất là các nhà máy nhiệt điện than, các dự án sản xuất thép, các dự án ven sông, ven biển; xác định rõ trách nhiệm trong việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án gây ô nhiễm sau khi đi vào hoạt động.
Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm, kể cả khi đã nghỉ hưu
Nghị quyết cũng yêu cầu chỉ đạo kiểm tra việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, khu vực khoáng sản để khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; sớm đưa vào vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu các khu vực đã cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản trên phạm vi toàn quốc; chấn chỉnh hoạt động cấp phép hoạt động khoáng sản, hạn chế hoạt động khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ và ngăn chặn triệt để khai thác khoáng sản trái pháp luật. Tăng cường quản lý hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản; có biện pháp khắc phục tình trạng không có cơ quan chịu trách nhiệm chính khi xảy ra tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản, cát, sỏi lòng sông trái phép tại vùng giáp ranh giữa các địa phương; có giải pháp xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đặc biệt, trong lĩnh vực nội vụ, Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn. Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
”Tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu”, Nghị quyết nêu rõ.
H.Y
(责任编辑:World Cup)
- ·Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư sản xuất kinh doanh
- ·Hơn 220 tân tiến sĩ, thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp
- ·Khung pháp lý cho các ngân hàng mua bán trái phiếu, tín phiếu của nhau
- ·Triển khai giáo dục STEM và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bậc THPT
- ·Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc
- ·Ưu đãi hấp dẫn cho doanh nghiệp đăng ký sản phẩm phái sinh tại HDBank
- ·72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh Đại học năm 2023
- ·Học sinh 12 cần làm gì trước khi vào đại học
- ·Xuất khẩu dệt may vào Liên minh Kinh tế Á Âu cảnh báo có khả năng vượt ngưỡng
- ·Dạy trẻ tư duy phản biện
- ·Đề xuất sửa đổi Luật Giá để phù hợp với thực tiễn mới
- ·Trao giải kết thúc hội thao ngành giáo dục nghề nghiệp tỉnh năm 2023
- ·Nga tuyên bố Sevastopol bị tấn công, thiết giáp Đức lên đường tới Ukraine
- ·Google tiếp tục mở rộng hoạt động sang lĩnh vực thanh toán điện tử
- ·Bộ Y tế chỉ đạo xác minh việc trao nhầm con ở Bệnh viện Đa khoa Ba Vì
- ·Không in tiền mới mệnh giá nhỏ dịp Tết Tân Sửu
- ·“Quà xanh trao tay”
- ·Trường đại học Y
- ·Gấp rút ứng phó với bão 12 và hoàn lưu sau bão, sớm lên phương án ứng phó với cơn bão số 13
- ·Giá thép hôm nay ngày 16/2/2024: Thị trường trong nước giữ ổn định