【nữ hà nội vs】Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần được đối xử công bằng
Băn khoăn ngay từ tiêu chí
Sau một thời gian lấy ý kiến,ệpnhỏvàvừachỉcầnđượcđốixửcôngbằnữ hà nội vs chỉnh sửa, đến nay dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV có 4 chương, 38 điều. Theo Chương trình xây dựng pháp luật, dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp diễn ra trong tháng 5 tới.
Tuy nhiên, trước giờ G, tại hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật này do VCCI tổ chức ngày 13/4, nhiều DN, hiệp hội DN phản ứng, và một trong những nội dung có nhiều ý kiến đóng góp là tiêu chí xác định DNNVV. Theo dự thảo Luật, tiêu chí để xác định DNNVV bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa có số lao động bình quân của năm trước liền kề không quá 300 người, đồng thời đáp ứng một trong hai tiêu chí tổng nguồn vốn của năm trước liền kề không quá 100 tỷ đồng hoặc doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, khái niệm về vốn quy định trong dự thảo không rõ ràng, số vốn 100 tỷ trong dự thảo Luật không hiểu là vốn điều lệ hay vốn tổng tài sản trong báo cáo tài chính. Nêu thực tế của ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang cho biết, ngành dệt may có những DN vốn điều lệ chỉ 5 tỷ đồng nhưng có hàng nghìn lao động, hoặc những DN vốn chỉ dưới 10 tỷ đồng nhưng có 2.000 – 4.000 lao động. Ngoài ra, có DN có 100 tỷ đồng vốn điều lệ đã có thể triển khai dự án trên 1 ha đất, giải quyết công ăn việc làm cho 1.000 lao động và với quy mô này thì không thể gọi là DN nhỏ được. Bên cạnh đó, quy định DN có doanh thu 300 tỷ đồng/năm là DNNVV cũng không phù hợp. “Hiện nay ngành dệt may có khoảng 3,6 triệu lao động với trên 6.000 DN. Với quy định về vốn như trong dự thảo thì các DN lớn của ngành như Việt Tiến, May 10… có thể trở thành DNNVV hết. Do đó, theo tôi, xác định tiêu chí DNNVV phải trên từng ngành khác nhau”, ông Giang nói.
Đồng tình với nhận định này, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho rằng, quy định DNNVV dưới 300 lao động là không hợp lý và không phù hợp chuẩn quốc tế. DN các nước từ 5.000 - 10.000 lao động, thậm chí 15.000 lao động cũng là DN vừa. Trong khi đó, chúng ta có trên 300 lao động đã là DN lớn, điều này rất bất hợp lý. Trong trường hợp Việt Nam đưa ra mức hỗ trợ cho DN dưới 300 lao động rất dễ bị kiện chống trợ cấp. Theo đó, ông Trần Việt Anh cho rằng, với Việt Nam con số dưới 2.000 lao động đối với DN nhỏ là hợp lý, vì máy móc của các DN còn thô sơ, công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động.
Góp ý cho dự thảo Luật về vấn đề tiêu chí, Luật sư Trương Thanh Đức cũng nhấn mạnh dự án Luật đang hỗ trợ đối tượng quá rộng, vì thế cần phân biệt rõ để có sự hỗ trợ khác nhau. Luật sư cũng đồng tình khi cho rằng, nếu theo tiêu chí xếp hạng DNNVV theo dự thảo luật thì nhiều DN có thể được xem là DN lớn, đồng thời kiến nghị xem xét bỏ hỗ trợ đối với DN vừa, chỉ hỗ trợ DN nhỏ và siêu nhỏ, trong đó có các hộ kinh doanh. Ông nhấn mạnh, DN siêu nhỏ gần như không có người đỡ đầu, hầu hết các DN không tham gia VCCI và các hiệp hội DN, vì vậy những DN siêu nhỏ, các hộ kinh doanh gần như bị bỏ rơi, trên thực tế họ vừa là “trẻ em”, vừa là “mồ côi”.
Tạo điều kiện để DN XK sản phẩm
Theo dự thảo Luật, DNNVV sẽ được hỗ trợ 7 nội dung gồm: hỗ trợ tiếp cận tín dụng, thuế, mặt bằng sản xuất, ươm tạo và nâng cao năng lực công nghệ, mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin và tư vấn, phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, DNVVN cũng sẽ được hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh, DNNVV khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, DN tham gia chuỗi liên kết ngành và chuỗi giá trị, Quỹ phát triển DNNVV.
Khi bàn về sự hỗ trợ, đại diện nhiều hiệp hội DN đều cho rằng, quy định của dự thảo Luật này đưa ra nhiều ưu đãi rất hấp dẫn nhưng lại thiếu thực tế. Theo ông Vũ Đức Giang, rất nhiều chính sách trong dự thảo luật “nghe thì hay” nhưng lại viển vông. Cụ thể, liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ DNNVV, dự thảo luật cho biết nguồn vốn hỗ trợ DNNVV gồm vốn tín dụng có hỗ trợ của Nhà nước, vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, ông Giang cho rằng, rất khó để yêu cầu tổ chức tín dụng hỗ trợ lãi suất cho DNNVV khi họ cũng là DN và họ cũng đang chịu áp lực kinh doanh tiền tệ.
Bên cạnh đó, hiện các địa phương đang phải chịu áp lực thu ngân sách rất lớn, theo phản ánh của nhiều DN trong Hiệp hội Dệt may, họ đang phải chịu áp lực tăng tiền thuê đất gấp 4 lần so với vài năm trước đây nên rất khó để nói đến hỗ trợ tiền thuê đất và tiền giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, quy định nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cũng là thiếu thực tế vì “nếu tôi có vốn thì tôi tự đầu tư sản xuất kinh doanh chứ không đem vốn đầu tư vào DN khác”.
Ông Trần Việt Anh cũng cho rằng, với hỗ trợ mở rộng thị trường được quy định tại điều 12, dự thảo Luật đã quên một sự hỗ trợ quan trọng đó là hỗ trợ xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Hiện nay các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong mở gian hàng xúc tiến thương mại tại nước ngoài, vì thế cần ưu tiên hỗ trợ xúc tiến thương mại cho DNNVV. Ông Việt Anh cũng nhấn mạnh, cần phải tạo điều kiện để động viên, khuyến khích các DN đẩy mạnh XK sản phẩm ra nước ngoài. Dẫn chứng rằng ông đã nhìn thấy cả những túi nilon đựng rác của Trung Quốc được bày bán trong siêu thị ở Việt Nam, trong khi đây là mặt hàng có thuế NK 100%, ông Việt Anh cho rằng không cần thiết phải XK những mặt hàng giá trị lớn mà cần tạo điều kiện để DNNVV Việt Nam XK từ những sản phẩm nhỏ nhất.
Góp ý Điều 29 của dự thảo luật quy định về trách nhiệm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), của Hiệp hội DNNVV Việt Nam (Hiệp hội), ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nếu theo dự thảo Luật, tới đây những hỗ trợ của Nhà nước cho DNNVV gần như đều phải thông qua Hiệp hội, trong khi đó có nhiều DNNVV chỉ tham gia vào hiệp hội ngành hàng, hiệp hội DN tại các địa phương. Quy định quá chi tiết vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội DNNVV trong dự thảo luật vô hình trung yêu cầu các DNNVV phải vào Hiệp hội này mới được hỗ trợ, điều này tạo thêm một khâu trung gian, làm mất tính thị trường, tính cạnh tranh và tính đổi mới trong quan hệ lao động và dẫn đến thiếu tính khả thi.
Nhiều ý kiến cho rằng không nên dùng chữ hỗ trợ trong dự thảo luật trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, bởi nếu không cẩn trọng thì DN rất dễ bị kiện chống trợ cấp, do đó có thể đổi tên dự thảo Luật thành Luật phát triển DNNVV. Bên cạnh đó, theo nhiều đại diện hiệp hội, DN, điều quan trọng nhất hiện nay là DN dù ở quy mô nào cũng đều cần sự đối xử công bằng, cần được bảo vệ trước những rào cản pháp lý, những vướng mắc về thủ tục, cơ chế chính sách. DNNVV rất cần được tạo điều kiện bằng cơ chế, chính sách, bằng sự thuận lợi và minh bạch trong thực thi các quy định pháp luật và được tôn trọng, được đối xử công bằng như các DN lớn hơn hay DN FDI khi tiếp cận các nguồn lực như tín dụng, đất đai...
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Tầm soát để phát hiện sớm ung thư dạ dày
- ·Dinh dưỡng vì một Việt Nam phát triển toàn diện
- ·“Công viên xanh” trên đất mặn
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Lộc Ninh phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
- ·Hành trình của những nỗ lực
- ·Dang tay chắp cánh cho em
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Tin vui cho bệnh nhân thận
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Chơn Thành bàn giao 23 nhà đại đoàn kết
- ·Ðể y, bác sĩ yên tâm công tác
- ·Bí thư Trung ương Đoàn tặng quà các đội hình “Tiếp sức mùa thi”
- ·Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- ·Nâng chất phường văn minh
- ·Nâng cao nhận thức về chăm sóc mắt
- ·Xuống thác tắm sau cuộc nhậu, nam thanh niên bị đuối nước
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Mang yêu thương đến với gia đình chị Phạm Thị Hảo