【thứ hạng của giải vô địch na uy】Nhớ ngày đầu tiếp quản đại học Y khoa Huế
Đoàn cán bộ y tế từ chiến khu A Lưới về tiếp quản cả chuyên môn và hậu cần có khoảng 15 người (BS - DS,ớngàyđầutiếpquảnđạihọcYkhoaHuếthứ hạng của giải vô địch na uy cán bộ chính trị, bộ phận hậu cần).
Thời gian đầu, công việc thật bề bộn, ngổn ngang và hết sức tất bật. Khi công việc tạm ổn, Ty Y tế cử đoàn cán bộ sang làm việc nắm tình hình hoạt động ở Bệnh viện Huế và Trường đại học Y khoa Huế - Viện Đại học Huế (cũ). Hai đơn vị này đã có Ban điều hành tiếp quản. Bệnh viện Huế (do bác sĩ Lê Văn Hào - Trưởng ban) đã tổ chức hoạt động khám chữa bệnh lại ngay và đã được Bộ Y tế chi viện về cán bộ và dụng cụ thuốc men. Số BS, DS và nhân viên cũ đều được nhanh chóng sử dụng trở lại. Số này đồng thời cũng tham gia giảng dạy, phục vụ học tập của sinh viên y khoa trước giải phóng. Chúng tôi đã gặp gỡ tiếp xúc với BS Bách, BS. Bàng (hai anh em ruột), BS. Bửu, BS. Tự, BS. Kiểu, BS.Châu, BS. Phồn, DS. Nhàng, DS. Phục… vừa làm nhiệm vụ điều trị ở bệnh viện và giảng dạy ở trường y.
Trường ĐH Y cũng đã có Ban điều hành tiếp quản. Tôi còn nhớ, hai vị trong số đó là BS. Phạm Thị Xuân Quế và BS. Đoàn Văn Quýnh rất có trách nhiệm để công việc tiếp quản hoàn tất sớm. Bộ Y tế đã cử đoàn cán bộ vào chi viện ngay từ đầu cho ĐH Y: BS. Nguyễn Văn Phước, BS. Nguyễn Cước, BS.Võ Phụng, BS.Nguyễn Tấn Viên, BS Nguyễn Văn Thái, BS. Nguyễn Đăng Đức… Thời kỳ đầu là mô hình trường riêng, BV riêng. Trường do BS. Nguyễn Văn Phước điều hành, bệnh viện do BS Hồ Văn Cung làm giám đốc (thay BS. Lê Văn Hào – Trưởng ban Điều hành nhận nhiệm vụ trưởng phòng y tế thành phố) về sau, mô hình trường, bệnh viện là một và do BS. Võ Phụng – Hiệu trưởng, kiêm Giám đốc Bệnh viện, chủ nhiệm khoa là chủ nhiệm bộ môn, phần lớn BS điều trị là giảng viên của trường. Kế tiếp là mô hình trường riêng, BV riêng, có phối hợp trong đào tạo sinh viên như hiện nay.
Một thời gian ngắn sau đó, Bộ Y tế và Trường ĐH Y khoa Hà Nội tiếp tục đưa các BS vào tăng cường cho trường và bệnh viện: BS. Nguyễn Văn Phận (Hiệu phó), BS Phạm Khắc Lâm, BS. Văn Ngọc Tấn, BS. Phạm Như Thế (GĐBV), BS. Nguyễn Khoa Hinh, BS Hồ Tấn Phi,… Phần lớn trong số đó sau này là GS, PGS.TS, một số đã qua đời do tuổi cao sức yếu.
Tôi còn nhớ rõ một thời gian ngắn sau tiếp quản, sinh viên các lớp đã tề tựu tại trường để tổ chức ổn định lại các lớp. Một hôm, BS. Thái Tuấn – Trưởng ty Y tế đến làm việc với Ban điều hành và đã có buổi gặp gỡ nói chuyện chân tình, cởi mở với các BS, DS, nhân viên và sinh viên của trưởng. BS Trưởng ty nói chuyện rất thu hút về tình hình hoạt động y tế ở miền Bắc, ở Trường Sơn, ở Đức và các nước Đông Âu (BS Thái Tuấn lúc đó mới đi tham quan về). Tất cả đều chăm chú lắng nghe và có chút tò mò muốn biết về các hoạt động của ngành y tế chính quyền mới sắp đến. Ý nghĩ này bước đầu đã được giải đáp một phần.
Vào khoảng giữa tháng 4/1975, Bộ Y tế cử đoàn của GS Tôn Thất Tùng – GĐ BV Việt Đức, Chủ nhiệm Khoa Ngoại Trường ĐH Y khoa HN cùng phu nhân là bà Vi Nguyệt Hồ, BS Tôn Thất Bách (con trai) cùng một số BS của BV Việt Đức và Trường ĐH Y Khoa HN vào thăm và làm việc với Ty Y tế, BV Huế và Trường Y Huế. GS Tôn Thất Tùng và đoàn công tác đã về thăm lại gia đình, nơi GS sinh ra sau mấy chục năm xa cách tại làng Bàu Vá, nay thuộc phường Phường Đúc, TP Huế. Thật khó diễn tả hết cảm xúc của GS, gia đình và những người có mặt trong ngôi nhà rường cổ trước bàn thờ tổ tiên và trước mộ phần bậc sinh thành ngay trong khu nhà vườn xưa. Hình ảnh của GS Tôn Thất Tùng đã lưu lại dấu ấn tốt đẹp đối với ngành y tế Huế những ngày đầu sau tiếp quản.
Qua theo dõi được biết, từ sau giải phóng đến nay trường đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh không ngừng. Đội ngũ cán bộ nhà trường phần đông được đào tạo trong ngoài nước trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, PGS, GS; cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đào tạo. Bên cạnh có BV trường thành lập từ năm 2002 áp dụng nhiều kĩ thuật cao góp phần trong dào tạo và phục vụ bệnh nhân rất được hoan nghênh bởi chất lượng điều trị và thái độ ứng xử góp phần trong việc xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu. Nhiều thế hệ BS, DS kế tiếp nhau ra trường hàng năm phục vụ nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác NCKH có nhiều đề tài giá trị được công bố trong nước và thế giới. Công tác đối ngoại hợp tác quốc tế của trường ngày càng được mở rộng, vị thế của trường ngày càng được nâng cao.
Trường ĐH Y dược Huế có bề dày truyền thống và là một trong những trường ĐH Y hàng đầu của Việt Nam, có vị trí ở các nước trong khu vực Đông Nam Á và đang vươn tầm ra quốc tế.
BS Nguyễn Cương
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·BHXH TP.HCM: Quyết tâm “về đích” trong 2 tháng cuối năm
- ·Nhan Phúc Vinh: Lối sống của tôi không phù hợp với showbiz
- ·Người dân được giám sát Cảnh sát giao thông với hình thức nào?
- ·Giá cà phê Việt Nam đang rẻ nhất thế giới, vì sao?
- ·84 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
- ·Chứng khoán 23/8: Có thể canh bán ra khi VN
- ·OPEC hạ dự báo nhu cầu, giá dầu giảm nhẹ
- ·Quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- ·Đoàn thanh niên Tổng cục TCĐLCL dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Có được chuyển mục đích sử dụng đất khi bị dính quy hoạch?
- ·Thống đốc Ngân hàng: DN xăng dầu chưa sử dụng hết hạn mức tín dụng
- ·Giá lúa gạo hôm nay 4/11: Gạo nguyên liệu giảm
- ·Bàn giải pháp kéo giảm chi phí đầu vào vụ Đông Xuân tại các tỉnh phía Nam
- ·Tập huấn nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
- ·Việt Nam cần nhanh chóng thích ứng với sự gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại trên toàn cầu
- ·RCEP: Kỳ vọng ở “sân chơi” lớn
- ·NSND Việt Anh cô đơn ở tuổi ngoài 60, thừa nhận không phải người cha tốt
- ·Việt Nam – Tanzania xác định nông nghiệp và viễn thông là trọng tâm hợp tác
- ·Rơm 'gặp thời'
- ·Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ bó hẹp trong phạm vi một hệ thống, một ngành