【lịch bóng đá tối hôm nay】Cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ: Giải ngân chỉ là khâu đi sau
Ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTVN để làm rõ. Ông cho rằng, cơ chế tài chính cho KHCN đã rõ ràng, giải ngân chỉ là khâu đi sau phục vụ, nguyên nhân của giải ngân chậm chủ yếu là do cơ quan nghiên cứu chậm giao, chậm triển khai đề tài…
PV: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng ngân sách đầu tư 2% cho KHCN là vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Phạm Văn Trường:Để xét tỷ lệ đầu tư cho KHCN thấp hay cao thì phải dựa vào GDP của nước đó. Theo tôi, hiện nay với tổng số GDP của Việt Nam thì chi NSNN và ngoài ngân sách cho KHCN không thấp. Nếu cho rằng, số tiền đầu tư này là thấp tức là họ đang quy số tiền đầu tư đó ra USD và so sánh đơn giá đầu tư trên một dự án nghiên cứu cụ thể. Đây là một sự so sánh rất khập khiễng. Hơn nữa, lợi thế của các sản phẩm nghiên cứu ở trong nước là giá thành thấp, nếu chi phí bằng các nước khác thì khó cạnh tranh trên thị trường….
PV: Trong khi nguồn NSNN còn khó khăn thì huy động đầu tư tư nhân vào KHCN là vấn đề quan trọng. Các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hản Quốc… đầu tư cho KHCN khá cao, trong đó ¾ là vốn từ doanh nghiệp, nhà nước chỉ đầu tư ¼. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp vào KHCN vẫn còn ít. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phạm Văn Trường:Ở nước ta, tỷ lệ kinh phí Nhà nước đầu tư cho KHCN cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp. Điều này cho thấy, Nhà nước rất ưu tiên lĩnh vực KHCN. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, thứ hạng của Việt Nam về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu đã được cải thiện từ hạng 76 năm 2013 lên hạng 52/141 quốc gia vào năm 2015. Nhà nước đầu tư lớn như vậy để tạo động lực cho KHCN phát triển, khi thị trường KHCN phát triển thì sẽ thu hút được các nguồn lực xã hội mới tham gia đầu tư.
|
Trước đây, đầu tư cho KHCN khoảng 1,2% đến 1,3% trên tổng chi NSNN. Tuy nhiên từ khi có Nghị quyết Trung ương II khóa 8, tỷ trọng đầu tư đã nâng lên 2% vào năm 2000. Nhưng nhiều năm, khoản kinh phí này phân bổ không hết, đến bây giờ vẫn thế. Điều này cho thấy năng lực nghiên cứu không theo kịp ưu tiên đầu tư của Nhà nước.
PV: Thực trạng nhiều nơi chi không hết hoặc chi không đúng mục đích là có. Thậm chí, hiện nay tình trạng giải ngân cho các dự án KHCN khá chậm. Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Ông Phạm Văn Trường: Có nhiều lý do. Thứ nhất là do các đơn vị nghiên cứu phê duyệt giao đề tài chậm. Hàng năm có hàng trăm tỷ đồng kinh phí chưa giao được từ đầu năm, thậm chí trong năm phải phân bổ vài lần mới hết. Chính vì giao đề tài chậm dẫn đến phân bổ chậm và giải ngân chậm.
Các cơ quan khoa học có nhiệm vụ duyệt đề tài, dự án KHCN. Sau khi đề tài được duyệt xong, Bộ Tài chính mới có cơ sở để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền giao hoặc bổ sung kinh phí cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ KHCN. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan khoa học duyệt đề tài chậm, thậm chí có năm tận tháng 11, 12 mới duyệt xong. Trong khi đó, ngân sách đã bố trí phải có đủ phê duyệt thì mới giải ngân. Năm nào cũng xảy ra tình trạng này.
Thứ hai là do năng lực triển khai đề tài chậm. Hiện nay, ngân sách không còn cấp phát theo tháng, theo quý mà dự toán giao từ đầu năm trên cơ sở nghiên cứu triển khai đề tài đến đâu thì ra kho bạc thanh toán tiền đến đấy. Nếu đề tài có quyết định giao của cấp có thẩm quyền chưa triển khai thì không thể thanh toán được. Vì vậy, muốn giải ngân nhanh, đơn vị nghiên cứu nên làm thủ tục từ cuối năm trước, đầu năm sau duyệt đề tài và triển khai ngay. Giải ngân chỉ là khâu đi sau phục vụ theo tiến độ thực hiện đề tài.
Do vậy, vấn đề không phải là không có tiền hay vướng mắc thủ tục tài chính mà do cơ quan nghiên cứu chậm giao đề tài, triển khai đề tài chậm. Kinh phí bố trí giao từ đầu năm, nhiều đề tài triển khai chậm không thể giải ngân được.
PV: Thưa ông, hiện cơ chế tài chính đối với lĩnh vực KHCN đã rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, để cơ chế tài chính thực sự đi vào cuộc sống, thời gian tới cần có giải pháp gì?
Ông Phạm Văn Trường:Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong giai đoạn vừa qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KHCN. Trong đó có thể kể đến các quy định ở tầm vĩ mô như việc hằng năm, NSNN cân đối 2% tổng chi dành cho KHCN. Cơ chế tài chính đã có rất nhiều ưu đãi cho KHCN. Ngoài đầu tư vốn, các cơ sở nghiên cứu còn được ưu đãi về tín dụng, thuế, đất đai… Đối với doanh nghiệp đầu tư cho KHCN cũng nhận được nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Các chính sách tài chính này đã được quy định rõ ràng trong các bộ luật và văn bản hướng dẫn.
Để những cơ chế tài chính này thực sự đi vào cuộc sống, các cơ sở nghiên cứu cần tự chủ theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Hiện nay, chúng ta vẫn chi theo nhiệm vụ, đề tài, sắp tới nên chi theo kết quả đầu ra để nâng cao được chất lượng nghiên cứu; đồng thời khi tự chủ các cơ sở nghiên cứu cũng có nhiều quyền lợi hơn. Ngoài ra, đòi hỏi trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức quản lý, thực hiện nhiệm vụ KHCN; các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chủ trì có trách nhiệm rất lớn trong quá trình quản lý và sử dụng kinh phí NSNN đảm bảo đúng mục đích và mục tiêu.
PV: Xin cảm ơn ông!
Diệu Hoa - Bùi Tư (thực hiện)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Nét độc đáo trong trang phục truyền thống dân tộc Lự ở Lai Châu
- ·Bỉ viên trợ cho Việt Nam hơn 6 triệu Euro
- ·TPHCM đề xuất nhiều giải pháp kiểm soát ngăn thực phẩm “bẩn” vào thành phố
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Cảnh báo mạo danh Công an đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân
- ·Công an công bố nguyên nhân xe khách lật nghiêng, 18 người nhập viện ở Gia Lai
- ·Hà Nội: Năm 2014, giải quyết 9.063 vụ án hình sự
- ·Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- ·Chống dịch Covid
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Đầu tư gần 100 tỷ đồng mở rộng đường Nguyễn Tất Thành đoạn qua sân bay Cam Ranh
- ·Thanh Hóa: Kiểm tra, giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn các huyện miền núi
- ·Liên minh cầm quyền LDP và NKT chiếm 2/3 số ghế của Hạ viện Nhật Bản
- ·Thu nhập cần có để lọt vào top giàu nhất tại các bang của nước Mỹ
- ·Phát động thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số, miền núi
- ·Phát triển du lịch từ văn hoá truyền thống
- ·Khẩn trương ban hành Nghị định về PPP trong thời gian sớm nhất
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Lặng người nhìn vườn sầu riêng bị kẻ xấu lột sạch vỏ dưới gốc