【bảng xếp hạng nhất bóng đá anh】Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp làm thước đo
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ,ấysựhàilòngcủadoanhnghiệplàmthướcđbảng xếp hạng nhất bóng đá anh ngành trong năm 2018 tiếp tục tích cực cắt giảm, đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành (KTCN), lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp (DN) là thước đo hiệu quả…
Còn nhiều DN kêu khó
Phó Thủ tướng cho hay, mục tiêu Chính phủ đặt ra với các bộ, ngành là nhanh chóng cắt giảm tỷ lệ các lô hàng phải KTCN tại khâu thông quan từ 30 - 35% trên tổng số các lô hàng xuất nhập khẩu (XNK) như hiện nay xuống còn 15% trong năm 2018, song vẫn phải đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Phó Thủ tướng thẳng thắn đánh giá, số lượng các lô hàng KTCN rất lớn nhưng phát hiện vi phạm chưa được 0,14%; phải chăng KTCN là thủ tục để "hành" DN chứ mục tiêu ngăn chặn gian lận thương mại chưa thấy.
Theo báo cáo sơ bộ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mức độ hài lòng của DN trong lĩnh vực KTCN còn thấp. Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, 25% DN cho rằng thực hiện thủ tục KTCN khó và rất khó, 67% DN cho là bình thường và chỉ 8% cho rằng dễ, rất dễ. Tỷ lệ DN đánh giá khó và rất khó đứng đầu là KTCN lĩnh vực văn hóa 59%, lĩnh vực y tế 40% và kiểm dịch động vật 36%, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm 29%, kiểm tra chất lượng 25%.
“Có 39% DN cho biết các quy định KTCN quá nhiều, nằm ở nhiều văn bản khác nhau nên DN khó nắm bắt thông tin; 98% không phù hợp thực tế; 82% DN cho rằng chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành chưa tốt; 81% DN cho rằng thời gian kiểm tra quá dài; 72% chia sẻ thông tin kết quả chưa tốt và mất thời gian chờ đợi thủ tục; 68% phản ánh thời gian kiểm tra kéo dài so với quy định...”, ông Đoàn Duy Khương chia sẻ thêm.
Chậm đơn giản thủ tục KTCN không chỉ gây khó cho DN mà cơ quan hải quan, với vai trò giám sát và thông quan hàng hóa tại cửa khẩu, cũng gặp không ít khó khăn. Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, hiện đang có tình trạng 50% mặt hàng thuộc danh mục KTCN không có quy chuẩn, tiêu chuẩn. Việc này gây khó khăn cho DN và cơ quan hải quan, kéo dài thời gian thông quan. Trong số các bộ, ngành thì 3 bộ còn nhiều thủ tục không có quy chuẩn, tiêu chuẩn, nhiều nhất là Bộ Y tế, tiếp đến là Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng yêu cầu cần phải làm rõ, trong danh mục thủ tục KTCN, những thủ tục nào còn chồng chéo, tỷ lệ cụ thể thế nào, ở bộ ngành nào; đồng thời, cần làm rõ có bao nhiêu thủ tục kiểm tra mà không có tiêu chuẩn quy chuẩn, bởi nếu "không có địa chỉ rõ ràng thì khó có thể cải cách".
Cắt giảm KTCN phải thiết thực
Về giải pháp thực hiện, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục rà soát loại bỏ những quy định chồng chéo. Việc cắt giảm không có nghĩa là cắt giảm đồng loạt mà phải xác định mặt hàng nào cần thiết và thuộc bộ ngành nào. Theo đó, danh mục phải KTCN tại khâu thông quan phải được thu hẹp (trừ các loại hàng hoá có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm, kiểm dịch, an ninh quốc gia) và chuyển sang quản lý rủi ro, hậu kiểm, hướng tới kiểm tra tại nguồn, công nhận lẫn nhau về kết quả KTCN, áp dụng quản lý rủi ro trong KTCN...; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KTCN theo hướng xã hội hóa, áp dụng hợp tác đối tác công tư (PPP).
Để nâng cao hiệu quả công tác KTCN, Phó Thủ tướng nêu giải pháp, yêu cầu các bộ, ngành tách bạch cơ quan soạn thảo, ban hành các quy định về quản lý, KTCN với đơn vị thực hiện các quy định liên quan. Đối với hàng hoá XNK thuộc đối tượng phải KTCN, khi ban hành danh mục phải kèm theo mã HS (mã số hàng hóa) phù hợp với Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam; phải công bố quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc phương pháp kiểm tra. Danh mục nào không có quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc phương pháp kiểm tra thì phải bãi bỏ. Thống nhất một đơn vị thực hiện KTCN, chấm dứt tình trạng một mặt hàng chịu sự quản lý, KTCN của nhiều cơ quan khác nhau.
Để kiểm tra, giám sát việc triển khai KTCN ở các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết trong năm 2018 sẽ trực tiếp kiểm tra tại một số địa bàn, cơ quan trọng điểm như: Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải… |
Hải Linh
(责任编辑:La liga)
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Cờ đỏ sao vàng và khát vọng Việt Nam
- ·Chuyên gia nhận định từ nay đến cuối năm sẽ có thay đổi lớn về room tín dụng
- ·Các nước châu Âu từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa chống dịch
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Thừa Thiên Huế hướng tới mục tiêu trở thành Thành phố văn hóa ASEAN
- ·[Infographic] 10 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vượt 33 tỷ USD
- ·Tiền gửi ngân hàng nào lãi suất cao nhất đầu tháng 10?
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Ngày 23/12: Giá vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng/lượng theo đà lao dốc của giá vàng thế giới
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Đưa công dân Việt Nam từ một số quốc gia châu Phi và châu Âu về nước
- ·Mỹ bắt đầu tiến trình rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
- ·Ít nhất 113 người chết trong vụ sạt lở mỏ ngọc tại Myanmar
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Tăng trưởng tín dụng chậm lại nếu không nới room tín dụng?
- ·Trung Quốc chính thức dỡ bỏ phong tỏa ở tâm dịch COVID
- ·Chứng khoán 10/1: VN
- ·Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- ·Tổng thống Mỹ Trump thay người đứng đầu chiến dịch tái tranh cử