【giai hang anh】Góc nhìn từ nhà tài trợ
Vấn đề đang được quan tâm hiện nay là mối quan hệ giữa hai kế hoạch này là gì?ócnhìntừnhàtàitrợgiai hang anh Phóng viên TBTCVN đã phỏng vấn ông Rémi Genevey - Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam về vấn đề này.
* PV: Ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện đầu tư công của Việt Nam trong thời gian qua?
- Ông Rémi Genevey: Việt Nam là nước có thu nhập trung bình nhưng cũng là nước đang phát triển, nên có nhiều vấn đề cần cải thiện trong vấn đề đầu tư, đặc biệt là việc triển khai các dự án. Tốc độ triển khai các dự án tại Việt Nam chậm hơn so với tốc độ huy động được nguồn vốn. Đây là nhận xét chung của các nhà tài trợ, từ các nhà tài trợ đa phương như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á đến các nhà tài trợ song phương như AFD.
Ở góc độ nhà tài trợ, chúng tôi không đánh giá việc đầu tư công là lãng phí hay dàn trải, bởi các dự án sẽ mang lại những lợi ích nhất định. Điều lãng phí ở đây chính là thời gian. Các dự án tại Việt Nam thường bị kéo dài về thời gian do thủ tục hành chính hay việc giải quyết đền bù, tái định cư…, gây lãng phí về tiền của. Ví dụ như tuyến đường sắt đô thị số 3 tại Hà Nội do Pháp tài trợ , từ lúc khảo sát dự án cho đến nay đã hơn 10 năm mà vẫn chưa hoàn thành, gây một sự lãng phí lớn về cả công sức và tiền bạc.
* PV: Một trong các kỳ vọng lớn nhất của các kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch đầu tư công trung hạn là khắc phục các tồn tại lâu nay của tình trạng tách biệt tương đối giữa chức năng quản lý ngân sách chi tiêu thường xuyên và chức năng quản lý ngân sách chi tiêu đầu tư. Ông đánh giá thế nào về bước đổi mới này?
Ông Rémi Genevey | ||
- Ông Rémi Genevey: Đây là vấn đề kinh điển về sự phối hợp giữa một bên là cơ quan lập kế hoạch đầu tư và một bên là cơ quan quản lý về ngân sách, dự báo chi tiêu ngân sách.
Trên tư cách là nhà tài trợ, với một dự án, bao giờ chúng tôi cũng xem xét xem dự án đó có phù hợp với chương trình đầu tư của Nhà nước hay không và thực tế, chúng tôi dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của Chính phủ. Tiếp đó, trong quy trình thẩm định dự án, chúng tôi cũng tìm hiểu xem chi phí dành cho những dự án đó có được dự trù trong kế hoạch ngân sách của những năm tới của Bộ Tài chính đưa ra hay không, dự án có bố trí được nguồn vốn đối ứng và nguồn trả nợ hay không… Nhưng để thực sự xác định được những điều đó trong kế hoạch ngân sách trong tương lai là một điều rất khó, không chỉ riêng đối với Việt Nam, mà ngay tại Pháp cũng vậy.
Phía nhà tài trợ cũng đã gặp trường hợp tham gia quyết định tài trợ cho một dự án nằm trong chương trình đầu tư của Chính phủ nhưng quá trình triển khai dự án đó không thể giải ngân được vì lý do liên quan đến quản lý ngân sách và vấn đề quản lý nguồn vốn nước ngoài giải ngân trong năm tài khóa đó. Nên những điều chỉnh mới đây của Chính phủ liên quan đến kế hoạch tài chính trung hạn và đầu tư công trung hạn là điều mà nhà tài trợ chúng tôi rất mong chờ và ủng hộ.
* PV: Vậy, từ quan điểm của nhà tài trợ, AFD đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa kế hoạch tài chính trung hạn và đầu tư công trung hạn? Kinh nghiệm của Pháp trong việc đảm bảo hiệu quả giữa công tác tài chính và công tác đầu tư là gì, thưa ông?
- Ông Rémi Genevey: Kinh nghiệm của Pháp và Việt Nam trong vấn đề này là hoàn toàn khác biệt nhau. Vấn đề chính ở Pháp gặp phải không phải là vấn đề ngân sách đầu tư công mà là vấn đề quản lý ngân sách vận hành thường xuyên của các cơ quan Nhà nước. Tại Pháp, những dự án đầu tư lớn lại không phải là dự án đầu tư của Nhà nước cấp trung ương mà là cấp vùng hoặc do các DN lớn dùng ngân sách riêng của họ bỏ ra để thực hiện và chịu trách nhiệm về nó.
Một trong những thay đổi mới đây ở Việt Nam đó là thay vì đi vay vốn từ các nhà tài trợ như trước kia rồi cấp phát ngân sách cho các địa phương thực hiện các dự án, Bộ Tài chính đã quyết định cho các chính quyền địa phương vay lại một phần nguồn vốn đó để địa phương có trách nhiệm cao hơn trong việc triển khai thực hiện dự án của mình cũng như khả năng hoàn trả vốn. Điều đó thể hiện một nguyên lý là khi đưa ra đề xuất về các dự án đầu tư, lập ra các dự án đầu tư cần phải cân đối dựa trên khả năng thực hiện các dự án đó về nguồn vốn và hiệu quả thực tế mà dự án đó đem lại. Tôi nghĩ rằng đây là một nguyên lý cho việc lập kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư công trung hạn của Việt Nam. Điều mà các nhà tài trợ như chúng tôi quan tâm nhất là một chương trình đầu tư muốn đạt hiệu quả phải dựa vào khả năng và nhu cầu thực tế của các cấp thực hiện các dự án.
* PV: Ông có khuyến nghị gì để nâng cao hiệu quả đầu tư công?
- Ông Rémi Genevey:Trên tư cách của nhà tài trợ, chúng tôi hiểu rằng Chính phủ Việt Nam đã hiểu rất rõ những vấn đề của mình và đã có những biện pháp cụ thể để khắc phục. Vấn đề là việc triển khai thực hiện những giải pháp đã được đưa ra một cách mạnh mẽ, rộng khắp như thế nào.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Vũ Luyện (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tôi dâng hiến và buồn tủi
- ·Chủ tịch Quốc hội: Công khai minh bạch kinh phí ủng hộ chống dịch Covid
- ·Đà Nẵng bổ nhiệm lãnh đạo tại một số sở, ban, ngành
- ·Vừa mất 52 tỷ USD hồi đầu tuần, nhóm tỷ phú Trung Quốc đã kiếm lại thêm 71 tỷ USD chỉ trong một ngày
- ·93 năm thành lập Đảng: Mối quan hệ gắn bó “máu thịt” giữa Đảng và dân
- ·Bộ Giao thông Vận tải quyên góp ủng hộ Quỹ vắc
- ·Đề nghị khắc phục tình trạng mặt đường hư hỏng
- ·Bế giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị không tập trung khóa 129
- ·Hàng hóa tết dồi dào, giá cả phải chăng
- ·Ông Trump tụt gần 300 bậc trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới
- ·Nỗi ám ảnh lớn mang tên: Mẹ chồng!
- ·Nâng cao hiệu quả quản lý lĩnh vực khoáng sản
- ·Kết thúc bầu cử, các tổ bầu cử kiểm phiếu trong đêm
- ·Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam
- ·Bên tình bên tiền, bên nào nặng hơn?
- ·Ban Bí thư quyết định kỷ luật Phó tư lệnh Quân khu 9
- ·Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
- ·Bà con dân tộc vùng biên Thanh Hóa vượt đồi núi hiểm trở đi bầu cử
- ·Hạnh phúc bên chồng vẫn nhớ tình xưa
- ·80 “thủ lĩnh” thanh niên được tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng