【xep hang hang nhat anh】Cất nóc bệnh viện 864 tỷ đồng; đầu tư Trung tâm logistics 3.878 tỷ đồng
Phê duyệt Dự ánđầu tưTrung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc trị giá 3.878 tỷ đồng
Đây là một trong những trung tâm logistics ICD có quy mô lớn nhất tại khu vực phía Bắc được đầu tư bởi Tập đoàn T&T và 2 đối tác Singapore là YCH Group Pte Ltd; YCH Holdings.
Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc có chức năng là điểm thông quan hàng hóa nội địa,ấtnócbệnhviệntỷđồngđầutưTrungtâmlogisticstỷđồxep hang hang nhat anh đầu mối giao thông và giao nhận vận tải đa phương thức quan trọng của khu vực; đảm nhiệm chức năng thông quan, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. |
Cụ thể, Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc có chức năng là điểm thông quan hàng hóa nội địa, đầu mối giao thông và giao nhận vận tải đa phương thức quan trọng của khu vực; đảm nhiệm chức năng thông quan, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cụ thể, Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc có chức năng là điểm thông quan hàng hóa nội địa, đầu mối giao thông và giao nhận vận tải đa phương thức quan trọng của khu vực; đảm nhiệm chức năng thông quan, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ký quyết định chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc tại thị trấn Hương Canh và xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với liên danh nhà đầu tư được lựa chọn là Tập đoàn T&T (Việt Nam) và YCH Group Pte Ltd, YCH Holdings (Singapore).
Dự án có mục tiêu đầu tư xây dựng mới Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc có chức năng tích hợp của Trung tâm phân phối (Distribution Center - DC) và Cảng cạn (Inland Clearance Depot - ICD) để phục vụ cho hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics theo nhu cầu của thị trường.
Cụ thể, Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc có chức năng trung chuyển hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu và quá cảnh trên hành lang kinh tếHà Nội -Lào Cai, các luồng hàng từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai và là nơi lưu trữ hàng hóa, phân phối phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùngcho các tỉnh Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Hà Giang. Bên cạnh đó, với chức năng cảng cạn ICD, Trung tâm còn đảm nhiệm chức năng điểm thông quan hàng hóa nội địa, đầu mối giao thông và giao nhận vận tải đa phương thức quan trọng của khu vực; đảm nhiệm chức năng thông quan, làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu…
Dự án có công suất thiết kế hàng hóa thông qua khoảng 530.000 TEU. Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ xây dựng trung tâm phân phối có diện tích 87.633 m2; khu ngoại quan và ICD có diện tích 46.434m2; khu kho hàng Logistics có diện tích 86.473m2; đường giao thông có diện tích 29.967m2; khu vực kết nối với đường sắt quy hoạch có diện tích 57.542m2; cây xanh có diện tích 2.720m2. Tổng diện tích đất đề xuất sử dụng giai đoạn 1 là 310.769m2.
Trong giai đoạn 2, Dự án sẽ xây dựng Khu ngoại quan và ICD có diện tích 101.250m2; khu kho hàng logistics có diện tích 145.843m2; công trình hỗ trợ có diện tích 29.070m2; đường giao thông có diện tích 45.606m2; khu vực kết nối với đường sắt quy hoạch có diện tích 91.860m2; cây xanh có diện tích 106.386m2. Tổng diện tích đất đề xuất sử dụng giai đoạn 2 là 520.015m2.
Dự án có tổng vốn đầu tư 3.878,7 tỷ đồng, tương đương với 166,68 triệu USD, trong đó giai đoạn 1 là 2.077,79 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 1.800,91 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư sẽ góp vốn chủ sở hữu 767,91 tỷ đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư, trong đó Tập đoàn T&T góp 307,16 tỷ đồng, tương đương 13,2 triệu USD, chiếm 40% vốn góp; YCH Group Pte Ltd góp 345,56 tỷ đồng, tương đương 14,85 triệu USD, chiếm 45% vốn góp; YCH Holdings (Pte) Ltd góp 115,19 tỷ đồng, tương đương 4,95 triệu USD, chiếm 15% vốn góp. Phần còn lại sẽ được huy động từ vốn vay thương mại.
Tiến độ đầu tư thực hiện Dự án là 50 tháng kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư, với các mốc thời gian dự kiến như sau: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, gồm lập và quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án đầu tư, giao đất thực hiện dự án là từ Quý IV/2020 đến Quý II/2021; cấp phép xây dựng và khởi công dự án: từ II/2021 đến Quý III/2021; hoàn thiện đầu tư xây dựng giai đoạn 1: từ Quý III/2021 đến Quý II/2022; vận hành khai thác giai đoạn 1 từ Quý III/2022; hoàn thiện đầu tư xây dựng và đưa giai đoạn 2 vào vận hành: từ Quý I/2023 đến Quý IV/2024.
Công ty Phát triển điện lực Nhật Bản muốn đầu tư dự án điện khí tại Khánh Hòa
Công ty Phát triển điện lực J-Power (Nhật Bản) đã đến Khánh Hòa tìm hiểu cơ hội đầu tư dự án Nhà máy Điện tua bin khí, công suất 3.000MW, vốn đầu tư gần 3,2 tỷ USD.
Một góc tại Khu kinh tế Vân Phong hiện nay |
Chiều ngày 12/11, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, UBND tỉnh vừa có cuộc làm việc với đại diện Công ty Phát triển điện lực J-Power (Nhật Bản) - doanh nghiệpđang có mong muốn hợp tác đầu tư dự án vào khu vực Khu kinh tế Vân Phong.
Tại cuộc gặp, doanh nghiệp đã trao đổi về việc tìm hiểu khả năng đầu tư và phát triển Dự án Nhà máy Điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Vân Phong tại Khu Công nghiệp (KCN) Ninh Thủy (phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa).
Báo cáo về tính khả thi của dự án, đại diện Công ty Phát triển điện lực J-Power cho biết, Dự án Nhà máy Điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Vân Phong, có công suất 3.000MW, sẽ được xây dựng tại KCN Ninh Thủy với tổng diện tích khoảng 40ha, chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, triển khai nhà máy với 2 tổ máy có tổng công suất 1.500MW, vận hành thương mại vào năm 2025; Giai đoạn 2 có công suất 1.500MW và vận hành thương mại sau năm 2028.
Nguồn nguyên liệu chính là khí hóa lỏng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, một phần nhập khẩu; lượng khí tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn/năm (giai đoạn 1). Nguyên liệu phụ của nhà máy là dầu diesel với tổng mức tiêu thụ 20.000m3/năm và được cung cấp từ các công ty lọc hóa dầu Việt Nam. Toàn bộ thiết bị đầu tư cho dự án đều là thiết bị tiên tiến nhất hiện nay.
Theo thông tin từ Khu kinh tế Vân Phong, hiện khu đất khoảng 40ha đất mà Công ty Phát triển điện lực J-Power muốn sử dụng làm dự án điện khí là đất sạch, đã hoàn tất quá trình giải phóng mặt bằng. Hạ tầng cơ bản cũng đã sẵn sàng.
Tuy nhiên, hiện nay Khánh Hòa chưa báo cáo với Bộ Công Thương về việc bổ sung một số vị trí quy hoạch cho điện khí và kho khí hóa lỏng mà UBND tỉnh đã lựa chọn trong thời gian qua.
“Nếu được Bộ Công thương đồng ý bổ sung vào quy hoạch điện VIII, UBND tỉnh sẽ báo cáo tới những đơn vị đã tìm hiểu và mong muốn đầu tư về lĩnh vực này”, Chủ tịch Khánh Hòa cho biết.
Được biết, Công ty Phát triển điện lực J-Power đã có 60 năm kinh nghiệm trong sản xuất năng lượng và là đơn vị cung cấp điện năng chính cho Nhật Bản. Hiện công ty này có 7 nhà máy điện đang hoạt động tại Nhật Bản. Tất cả các nhà máy điện hoạt động đến nay đều an toàn, không có vấn đề gì gây ảnh hưởng môi trường. Công ty cam kết sẽ đảm bảo tuyệt đối về vấn đề môi trường nếu được chấp thuận đầu tư xây dựng.
Đà Nẵng: Đề xuất xây cầu Hòa Xuân kết hợp công trình chống mặn trên sông Cẩm Lệ
Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) đề xuất xây dựng công trình ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ kết hợp mở rộng cầu Hòa Xuân; tổng kinh phí đầu tư khoảng 410 tỷ đồng.
Vào mùa khô, sông Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng luôn bị nhiễm mặn. |
Ngày 12/11, ông Hồ Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng, cho biết Công ty đã có văn bản gửi lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đề xuất xây dựng công trình ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ kết hợp mở rộng cầu Hòa Xuân.
Theo Dawaco, để đảm bảo nguồn cấp nước thô an toàn và bền vững cho hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân theo quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng đã có công văn gởi Sở xây dựng Đà Nẵng báo cáo phương án đảm bảo nguồn cấp nước thô cho thành phố Đà Nẵng.
Đặc biệt, trong buổi làm việc mới đây tại các tỉnh miền Trung của Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý đến việc đưa đập ngăn mặn vào quy hoạch của TP.Đà Nẵng, khi tình trạng nhiễm mặn liên tục diễn ra khiến Nhà máy nước Cầu Đỏ thiếu hụt trầm trọng nguồn nước ngọt sinh hoạt, sản xuất cho người dân.
Theo Quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, thì tổng nhu cầu cấp nước đô thị và nông thôn của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 là 462.000m3/ngày, đến năm 2030 là 832.000m3/ngày.
Theo Dawaco, thành phố Đà Nẵng cũng đã Quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình: Mở rộng cầu Hòa Xuân và đường dẫn đầu cầu, UBND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất xây dựng mở rộng cầu Hòa Xuân tại vị trí cách cửa thu nước NMN Cầu Đỏ khoảng 4.500m về phía hạ lưu.
Với những cơ sở trên, để đảm bảo nguồn cấp nước thô ổn định cho Đà Nẵng đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư chung cho Nhà nước, Dawaco đề xuất phương án xây dựng công trình ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ kết hợp mở rộng cầu Hòa Xuân cách cửa thu nước Cầu Đỏ khoảng 4.500m.
Theo đề xuất của Dawacoo thì các hạng mục đầu tư gồm: xây dựng công trình ngăn mặn kết hợp cầu giao thông rộng 12,75m với 7 nhịp, mỗi nhịp dài 42m (tổng chiều dài 7x42m = 294m); âu thuyền bên bờ phải để đảm bảo giao thông đường thủy... Chi phí đầu tư dự kiến khoảng 410 tỉ đồng.
Với phương án xây dựng công trình ngăn mặn kết hợp cầu giao thông thì chi phí đầu tư thấp, vận hành thuận lợi, tiết kiệm ngân sách. Đồng thời, vùng ngọt hóa sẽ rộng hơn, chất lượng nước sau khi xử lý tốt hơn. Chủ động phát triển nguồn cấp nước theo tốc độ phát triển đô thị, ổn định nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp dọc theo sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ…
Trong những năm qua, vào mùa khô hạn, tình trạng nhiễm mặn liên tục diễn ra khiến Nhà máy nước Cầu Đỏ không có nguồn nước thô để sản xuất; tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và sản xuất của người dân thành phố Đà Nẵng.
Thủ tướng phê duyệt Dự án Sân bay Long Thành giai đoạn 1 trị giá 4,664 tỷ USD
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được giao làm chủ đầu tư Dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu, trong đó có nhà ga, đường cất hạ cánh tại Sân bay Long Thành.
Phương án kiến trúc hoa sen cách điệu của nhà ga hành khách, CHK quốc tế Long Thành. |
Ngày 11/11, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1777/QĐ – TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Theo đó, Dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 109.111,7 tỷ đồng, tương đương 4,664 tỷ USD, với mục tiêu xây dựng 1 cảng hàng không quốc tế cấp 4F tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai gồm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm trên diện tích sàn 373.000 m2; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Thời gian thực hiện Dự án là từ 2020 đến 2025.
Dự án được chia thành 4 dự án thành phần. Trong đó, Dự án thành phần 1 – các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước được Thủ tướng giao các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện. Trường hợp không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BTL hoặc BLT.
Dự án thành phần 2 – các công trình phục vụ quản lý bay, chủ đầu tư được Thủ tướng giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.
Dự án thành phần 3 – các công trình thiết yếu trong cảng, bao gồm: nhà ga hành khách, hạ tầng hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải; nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe; hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2… sẽ do ACV làm chủ đầu tư.
Dự án thành phần 4 – các công trình khác… sẽ thực hiện bởi các nhà đầu tư, chủ đầu tư do Bộ GTVT chủ trì lựa chọn.
Thủ tướng yêu cầu các dự án thành phần 2, 3, 4 sẽ chỉ được sử dụng vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ.
Quyết định số 1777 nêu rõ, sau khi Thủ tướng phê duyệt đầu tư Dự án tổng thể, các chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo thực hiện quyết định đầu tư các dự án thành phần theo quy định của pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ thực hiện và hiệu quả đầu tư. Giao thẩm quyền của người quyết định đầu tư cho các đơn vị chủ quản các cơ quan quản lý Nhà nước đối với Dự án thành phần 1, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đối với Dự án thành phần 2; ACV đối với Dự án thành phần 3; các chủ đầu tư do Bộ GTVT lựa chọn đối với Dự án thành phần 4.
Thủ tướng giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm cùng với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp việc đề xuất với Hội đồng Thẩm định Nhà nước về nội dung giao ACV, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện Dự án bằng nguồn vốn doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng giao Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Người đại diện phần vốn Nhà nước tại ACV tổ chức thực hiện đầu tư Dự án thành phần 3 đúng quy định, đảm bảo tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Trước đó, tại Thông báo số 360/TB – VPCP ngày 12/10 về cuộc họp Thường trực Chính phủ về kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan liên quan phải bảo đảm thủ tục pháp lý cho việc khởi công một số hạng mục Cảng hàng không quốc tế Long Thành trước ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII.
"Dòng tiền thông minh đang chực chờ đổ vào các kênh đầu tư hiệu quả"
Đó là nhận định của ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư tại Tọa đàm “Bình thường mới - Tìm kênh đầu tư hiệu quả” do Báo Đầu tư tổ chức sáng nay, 12/11.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm (Ảnh: Chí Cường) |
Buổi Tọa đàm có sự tham dự của nhiều chuyên gia kinh tế - tài chínhvà lãnh đạo các doanh nghiệp, trao đổi về thực trạng các kênh đầu tư trong trạng thái bình thường mới, cơ hội và rủi ro trong các kênh đầu tư phổ biến hiện nay: bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, vàng, và các hình thức đầu tư mới xuất hiện.
Trong bài phát biểu đề dẫn Tọa đàm, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho rằng, chừng nào thế giới chưa tìm ra một loại vắc xin thực sự hữu hiệu thì chừng đó cơn bão Covid-19 vẫn sẽ tiếp tục hoành hành, tàn phá các nền kinh tế, buộc các nhà đầu tư cả tổ chức và cá nhân đều phải tính toán lại kế hoạch. Các dòng vốn đầu tư trở nên khó đoán định và sụt giảm nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới đã làm chao đảo các thị trường hàng hóa, bất động sản, tài chính, lao động,… Các cơ hội đầu tư, kinh doanh bị thu hẹp. Nhiều hoạt động đầu tư đối mặt với rủi ro thua lỗ cao hơn so với khi được tiến hành trong môi trường kinh doanh bình thường trước dịch bệnh.
"Vì vậy, câu hỏi “Đầu tư vào đâu và như thế nào cho hiệu quả?” – một câu hỏi hết sức tự nhiên của bất cứ ai có nhu cầu gia tăng lợi nhuận từ đồng vốn của mình – dường như càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Bất chấp những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch và việc các kênh đầu tư truyền thống đang thay đổi theo một cách khó dự báo hơn, dòng tiền thông minh vẫn không chịu ngủ yên và đang chực chờ tìm đến những địa chỉ hấp dẫn.
Liệu đó sẽ là những địa chỉ truyền thống như thị trường bất động sản, với hy vọng về một sự hồi phục mạnh mẽ trong tương lai không xa? Là thị trường chứng khoán với những doanh nghiệp đang ấp ủ những kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng khi đã thích nghi với trạng thái bình thường mới? Là ánh lấp lánh của những kim loại quý, vừa mang tính phòng thủ, vừa có cơ hội bùng nổ như nhiều dự báo đang đưa ra? Là sự an toàn, đơn giản của những cuốn sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi dù lãi suất đang được neo ở mức thấp?... Hay đó sẽ là những kênh đầu tư tư còn hết sức mới mẻ, xa lạ với nhà đầu tư Việt?", ông Lê Trọng Minh đặt câu hỏi.
Với những băn khoăn của nhà đầu tư, của thị trường, Ban tổ chức kỳ vọng tại Tọa đàm “Bình thường mới – Tìm kênh đầu tư hiệu quả” các chuyên gia, nhà đầu tư bằng những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc của mình sẽ cùng nhau kiến giải để phần nào giúp nhà đầu tư giải tỏa những băn khoăn này.
Theo ông Minh, khi nào đại dịch kết thúc vẫn còn là ẩn số, song chắc chắn sự biến động của các kênh đầu tư vẫn còn tiếp diễn, và trạng thái bình thường mới sẽ tạo ra những quy luật vận động mới.
Sẽ có những kênh đầu tư trở nên khó khăn và bớt thu hút sự quan tâm của công chúng đầu tư, nhưng cũng sẽ có những kênh hoặc phương thức đầu tư mới mở ra, hứa hẹn lợi suất lớn hơn trong tương lai.
"Chẳng hạn, trước đại dịch, ít ai có thể tưởng tượng sẽ xuất hiện một tầng lớp nhà đầu tư mới đông đảo đến mức có thể giúp thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có Việt Nam phục hồi một cách ngoạn mục. Cũng it ai ngờ khái niệm F0 lại được mở rộng sang cả lĩnh vực khởi nghiệptrong những ngành nghề kinh doanh gắn với số hóa được gọi tên như Fintech, Edutech, Proptech. Hay như sự phát triển mạnh của đồng tiền kỹ thuật số đang tạo ra khả năng trở thành phương tiên thanh toán chính thức ở một số quốc gia…
Giữa muôn vàn ý tưởng, phương thức đầu tư mới, sẽ có những cơ hội đầy hứa hẹn cho những ai biết kịp thời nắm bắt, nhưng cũng không thiếu những cạm bẫy, rủi ro đón đợi những nhà đầu tư thiếu thông tin. Vì vậy, việc chúng ta cùng có mặt tại đây ngày hôm nay sẽ trở nên ý nghĩa nhờ những trao đổi, chia sẻ sâu sắc từ quý vị, được chuyển tải qua các kênh của Báo Đầu tư cũng như các đồng nghiệp của chúng tôi tại khán phòng này. Đây cũng là mong muốn của Báo Đầu tư với tư cách tờ báo kinh tế tài chính hàng đầu, là góp thêm những thông tin chính thống, cần thiết tới bạn đọc và cộng đồng nhà đầu tư hiện nay", ông Minh phát biểu.
Tại Tọa đàm, các diễn giả sẽ cùng nhau đánh giá mức độ phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch, phân tích và nhận diện các kênh đầu tư tốt giai đoạn hiện nay, đưa ra các khuyến nghị hữu ích với cộng đồng doanh nhân, các nhà đầu tư về cơ hội và rủi ro.
Đặc biệt, Tọa đàm lần này sẽ dành một thời lượng lớn để thảo luận các vấn đề liên quan đến thị trường tiền gửi; cơ hội đầu tư với trái phiếu, cổ phiếu và các sản phẩm chứng chỉ quỹ; triển vọng đầu tư với thị trường địa ốc…Cùng với đó, là những góc nhìn khác về sản phẩm tài chính mới 4.0 (quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, các sản phẩm tài chính tương lai như Forex, tiền điện tử); thị trường vàng, chứng khoán và các cặp tiền tệ, các yếu tố ảnh hưởng và nhận định thị trường cuối năm; cơ hội và thách thức thị trường tài chính Việt Nam khi tham gia vào các FTA thế hệ mới…
Tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp như: Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương; TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV; TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế; Bà Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn EY Việt Nam; Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích, CTCK VPS; Ông Khổng Phan Đức, Chủ tịch Công ty Quản lý quỹ Vietinbank; Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc điều hành ASL LAW; Ông Thái Việt Dũng, Đại diện Exness.../
Thêm nhà thầutrúng thầu Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Liên danh nhà thầu do Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đứng đầu đã được chọn thi công một phần Dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45.
Thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Quảng Trị. |
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 13 - Thi công xây dựng đoạn Km307+600 - Km318+000 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công), Dự án thành phần đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45.
Theo đó, nhà thầu trúng thầu Gói thầu số 13 là liên danh Tổng công ty xây dựng Trường Sơn - Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh với giá trúng thầu là 1.256 tỷ đồng với thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Như vậy, đến thời điểm này đã có 4 gói thầu xây lắp tại Dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 tìm được nhà thầu.
Trong tháng 10/2020, Bộ GTVT đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 12 -Thi công xây dựng đoạn Km301 - Km307, Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45. Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Hải Thạch - Tổng Công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long – CTCP với giá trúng thầu 1.344 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Bộ GTVT cũng đã phê duyệt Gói thầu số 10 - Thi công xây dựng đoạn Km274+111,86 - Km289+500 thuộc Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45. Đơn vị trúng thầu gói thầu này là liên danh doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải với giá trúng thầu là 1.628 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Trước đó, Gói thầu 11 - Thi công xây dựng đoạn Km289+500 - Km301+000 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công), Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 cũng đã được Bộ GTVT trao cho Liên danh Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi, Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng và Công ty TNHH Định An với giá trúng thầu 852,357 tỷ đồng (bao gồm dự phòng và 10% thuế VAT); thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Hiện Bộ GTVT cũng đã quyết định điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu các Gói thầu số 14-XL, số 15.3, số 16.2 và số 20 Dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45. Các gói thầu này được điều chỉnh thời gian lựa chọn nhà thầu từ quý III/2020 sang quý IV/2020.
Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi “treo” hơn 10 năm: Vướng mắc từ một văn bản
Hơn 10 năm nay, chủ đầu tư Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi vẫn không thể triển khai dự án do vướng một văn bản của Ban Cán sự Đảng TP. Hà Nội.
Diện tích đất Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi bỏ hoang suốt hơn 10 năm nay, ngay giữa khu vực hạ tầng phát triển sôi động của Thủ đô Hà Nội. |
Một dự án đầu tư đã qua nhiều cấp, ngành thẩm định, phê duyệt và cho ý kiến tiếp tục triển khai đầu tư với cả “rừng” văn bản liên quan, từ của lãnh đạo Hà Nội đến lãnh đạo Chính phủ, nhưng hơn 10 năm nay, chủ đầu tư vẫn không thể triển khai dự án do vướng một văn bản của Ban Cán sự Đảng TP. Hà Nội.
Theo hồ sơ dự án, Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhân lực (Ladeco) đã được triển khai từ những năm 2005. Năm 2006, tại Quyết định số 2212/QĐ-UBND ngày 15/12/2006, UBND tỉnh Hà Tây đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu giáo dục Nguyễn Trãi tại khu đất thuộc hai xã Kiến Hưng, Phú Lương (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây); được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (Quyết định số 948/QĐ-UBND ngày 4/6/2007); Dự án đã được phê duyệt Phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tổng diện tích 34 ha (340.034,2 m2) tại Quyết định số 2947/QĐ-UBND ngày 28/7/2008 và sau đó, Công ty đã thực hiện các thủ tục thỏa thuận chuyên ngành về cấp thoát nước, cấp điện, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường.
Khi Hà Tây sáp nhập Hà Nội (theo Nghị quyết số 15/2008/QH12, ngày 29/5/2008), Dự án phải tạm dừng triển khai, chờ rà soát lại quy hoạch theo Thông báo số 240/TB-VPCP ngày 5/9/2008 của Văn phòng Chính phủ.
Sau đó, UBND TP. Hà Nội có Công văn số 5091/UBND-KH&ĐT (5/7/2010) gửi Văn phòng Chính phủ, đề nghị cho phép tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Khu giáo dục Nguyễn Trãi tại xã Kiến Hưng và Phú Lương (quận Hà Đông).
Ngày 23/8/2010, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5930/VPCP-KTN, truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khu giáo dục Nguyễn Trãi.
Công ty Ladeco đã hoàn thiện hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 4/3/2011 và sau đó đã xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 19/9/2011, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có Văn bản số 3252/QHKT-P4 nêu: “Thống nhất việc tiếp tục đầu tư Dự án. Do khu đất có một số thay đổi về chức năng sử dụng đất theo quy hoạch, chủ đầu tư chủ động lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết, trình phê duyệt bảo đảm, phù hợp với quy hoạch mới”. Yêu cầu chủ đầu tư lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết trình duyệt đảm bảo phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được duyệt và Quy hoạch phân khu đô thị S4.
Ngày 28/3/2012, Công ty Ladeco có Văn bản số 62/CV-LADECO đề nghị Thành phố xin điều chỉnh quy hoạch để bổ sung hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đề xuất của Công ty đã được UBND TP. Hà Nội chấp thuận, đưa Dự án vào quy hoạch phân khu đô thị S4.
Tiếp đó, này 22/4/2016, liên Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Kế hoạch và Đầu tư có Báo cáo số 1975/BC-QHKT-KH&ĐT nêu rõ: “Đối chiếu với quy hoạch phân khu đô thị S4, thì đề xuất của chủ đầu tư cơ bản phù hợp với chức năng sử dụng đất”.
Tiếp đó, ngày 1/8/2016, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có Báo cáo số 4211/QHKT-P4 về Dự án Đầu tư xây dựng Khu giáo dục Nguyễn Trãi tại quận Hà Đông, Hà Nội với nội dung đề xuất, kiến nghị: “Cho phép chủ đầu tư tiếp tục triển khai Dự án tại khu đất 14 ha. Đối với các ô đất còn lại tổng diện tích khoảng 25 ha, cho phép Công ty Ladeco tiến hành các thủ tục triển khai lập dự án theo quy định của pháp luật…”.
Ngày 8/11/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư có Báo cáo số 6152/ KH&ĐT-VT, đề xuất, kiến nghị: “giao Công ty Ladeco nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết cả 39 ha...”.
Dù có đầy đủ các bước thủ tục theo quy định và thẩm định, hướng dẫn của các sở, ngành chuyên môn, có ý kiến đồng ý cho phép triển khai dự án của UBND Thành phố và Lãnh đạo Chính phủ, nhưng Dự án vẫn không thể triển khai, do vướng một văn bản đầu năm 2017 của Ban Cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội và tiếp tục “treo” cho đến nay.
Như trên đã nói, trong khi chủ đầu tư và các sở, ngành liên quan tiếp tục triển khai các bước theo phê duyệt, thì ngày 21/1/2017, Ban cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội có Báo cáo số 21-BC/BCS gửi Thường trực Thành ủy (do Bí thư Ban Cán sự Đảng Thành phố Nguyễn Đức Chung ký), đề xuất Thường trực Thành ủy chấp thuận chủ trương: “Giao UBND quận Hà Đông nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết khu đất diện tích khoảng 20 ha/34 ha với các chức năng sử dụng đất hỗn hợp, đất nhóm nhà ở mới, cây xanh...”.
Với văn bản này, Dự án với quy mô 34 ha đã được Chính phủ và các cấp, ngành cho phép chủ đầu tư triển khai, nay chỉ còn lại 14 ha của Khu giáo dục, còn 25 ha Khu phụ trợ phục vụ giáo dục (đất nhà ở, đất hỗn hợp, cây xanh và đường giao thông...) được đề xuất giao UBND quận Hà Đông nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, với chức năng như quy hoạch dự án đã được cập nhật trong Quy hoạch phân khu S4.
Công ty Ladeco cho rằng, với văn bản đề xuất này, TP. Hà Nội có mục đích giao một phần quỹ đất Dự án cho nhà đầu tư khác thanh toán dự án BT, điều này là không có căn cứ pháp lý, đi ngược lại và không dựa trên ý kiến tham mưu của các sở, ngành chức năng Hà Nội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư Dự án, trái với chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 5930/VPCP-KTN, không có căn cứ pháp lý và có sơ suất về áp dụng, tuân thủ pháp luật.
Đáng chú ý, tại Văn bản số 548-TB/TU ngày 14/2/2017, thông báo kết luận về chủ trương thực hiện Dự án, Thường trực Thành ủy Hà Nội chỉ đồng ý với đề xuất của Ban Cán sự Đảng Thành phố về chủ trương thực hiện Dự án, lập quy hoạch chi tiết khu đất diện tích 14 ha có chức năng giáo dục, mà không kết luận chỉ đạo đối với Khu đất phụ trợ 25 ha theo kiến nghị của Ban Cán sự Đảng Thành phố. Do đó, Công ty Ladeco cho rằng, việc liên ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên - Môi trường và UBND quận Hà Đông thống nhất đề nghị UBND Thành phố báo cáo Thường trực Thành ủy giao Công ty Ladeco lập dự án, nghiên cứu, lập quy hoạch điều chỉnh khu đất giáo dục 14 ha, khu đất hỗn hợp nhà ở, cây xanh giao thông với tính chất phụ trợ giáo dục 25 ha là đúng pháp luật.
Theo đánh giá của Công ty TNHH Luật Đào và đồng nghiệp, Dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi thuộc đối tượng thẩm tra dự án đầu tư theo quy định tại Điều 47, Luật Đầu tư 2005.
Quá trình 15 năm chuẩn bị đầu tư, Văn phòng Chính phủ (thông báo ý kiến của Phó thủ tướng); các sở, ban, ngành; UBND tỉnh Hà Tây, UBND TP. Hà Nội đều thể hiện sự đồng thuận với đề nghị giao Ladeco thực hiện Dự án. Nhà đầu tư cũng đã nộp hồ sơ thẩm tra đầu tư theo quy định tại Điều 47, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP vào năm 2011.
Tuy nhiên, do Dự án được triển khai trong thời kỳ chuyển giao địa giới hành chính, đồng thời pháp luật về đầu tư có sự thay đổi, nên việc thẩm tra bị gián đoạn; thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa được thực hiện, nhưng quá trình chuẩn bị đầu tư theo quy định của pháp luật chưa kết thúc.
Theo quy định của pháp luật về quy hoạch, việc điều chỉnh Dự án phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị S4 là cơ sở, điều kiện để Ladeco tiếp tục triển khai dự án đầu tư. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư (năm 2014) cũng quy định về việc bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật. Như vậy, quá trình chuyển đổi Luật Đầu tư năm 2005 sang Luật Đầu tư năm 2014 và các quy định khác của pháp luật có liên quan, chủ đầu tư Dự án không vi phạm các quy định, quy trình về pháp luật đầu tư, ngược lại, là đối tượng chịu ảnh hưởng (thiệt hại cả về kinh tế và bị chậm cơ hội đầu tư) do sự kéo dài quá trình tiến hành các thủ tục đầu tư. Do đó, nhà đầu tư rất cần nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và lợi ích chung của xã hội.
Báo Đầu tư sẽ tiếp tục thông tin về số phận của Dự án này.
Chọn tư vấn quốc tế thẩm tra Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Gói thầu tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế.
Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được nghiên cứu trong phạm vi 20 tỉnh/thành phố dọc từ Hà Nội vào Tp.HCM. |
Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa ký Quyết định số 1670/QĐ – HĐTĐNN phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu: Tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Theo đó, gói thầu này có giá gói thầu 41,279 tỷ đồng, bằng nguồn ngân sách nhà nước, có hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi quốc tế theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ; loại hợp đồng trọn gói. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nói trên là quý IV/2020, thời gian thực hiện hợp đồng là 90 ngày.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam giao Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.
Được biết có tới 18 nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, trong đó đáng chú ý nhất là việc đánh giá sự cần thiết để thực hiện đầu tư; lợi thế và tác động của việc thực hiện Dự án theo hình thức PPP; đánh giá việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính và các điều kiện cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng; việc lựa chọn sơ bộ phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư; đánh giá việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; phương án tài chính dự án; đánh giá về tiến độ, thời gian thực hiện, việc phân chia giai đoạn đầu tư hoặc phân chia các dự án thành phần hoặc tiểu dự án; đánh giá về cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi, hỗ trợ/đảm bảo đầu tư; dự kiến sơ bộ rủi ro trong quá trình thực hiện.
Dự kiến chi phí thẩm tra Báo cáo Pre F/S Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dự kiến là 41,2 tỷ đồng và chi phí thẩm định Báo cáo Pre F/S là 0,54 tỷ đồng.
Vào tháng 7/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 859/TTg - QĐ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch hội đồng.
Trước đó, vào tháng 2/2019, Bộ GTVT đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Theo đó, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được nghiên cứu trong phạm vi 20 tỉnh/thành phố dọc từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án dự kiến phương án tổ chức chạy tàu với tốc độ chạy tàu lớn nhất là 320km/h. Trên tuyến sẽ tổ chức các đoàn tàu thuộc các khu đoạn: Ngọc Hồi - Vinh, Ngọc Hồi - Đà Nẵng, Ngọc Hồi - Nha Trang, Thủ Thiêm - Nha Trang, Thủ Thiêm - Đà Nẵng, Ngọc Hồi - Thủ Thiêm (tàu suốt Bắc - Nam). Dự kiến tổng mức đầu tư (TMĐT) Dự án là 1.334.233 tỷ đồng (58,71 tỷ USD).
Với tổng mức đầu tư rất lớn, để đảm bảo hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, giảm áp lực nợ công của nền kinh tế, nghiên cứu đề xuất 2 phương án phân kỳ đầu tư.
Theo đó, với phương án phân kỳ theo chiều ngang sẽ đầu tư hoàn chỉnh và khai thác đồng bộ đường sắt tốc độ cao trên từng đoạn. Theo đó: Giai đoạn 1 (dự kiến từ 2020 - 2032) nghiên cứu, đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang. Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050) đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến (mặc dù được phân thành 2 giai đoạn nhưng thực chất đây là một quá trình đầu tư liên tục).
Phương án phân theo chiều kỳ dọc sẽ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao và phân kỳ đối với việc đầu tư thiết bị, phương tiện vận tải và phương thức khai thác. Theo đó, giai đoạn 1 (dự kiến từ 2020 - 2032) đầu tư hạ tầng toàn bộ tuyến Hà Nội - Tp.HCM đảm bảo tốc độ thiết kế 350km/h nhưng chưa điện khí hóa. Mua sắm đoàn tàu diezel để khai thác riêng tàu khách trên toàn tuyến với vận tốc khai thác tối đa 150Km/h. Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050) tiến hành điện khí hóa, nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu, mua sắm đoàn tàu tốc độ cao thay thế tầu diezel để khai thác trên toàn tuyến.
Trên cơ sở phân tích về nhu cầu vận tải, khả năng huy động các nguồn lực đầu tư, hiệu quả đầu tư Dự án cũng như sự phù hợp với quy hoạch liên quan, kết quả Bộ GTVT đề xuất phương án 1 với tiến độ dự kiến như sau: chuẩn bị đầu tư (Dự kiến từ 2020 – 2026; thực hiện đầu tư (Dự kiến từ 2027 – 2050) với 2 giai đoạn.
Cụ thể, giai đoạn 1 (từ 2027 và dự kiến hoàn thành vào 2030 - 2032) sẽ ổ chức đầu tư xây dựng 2 đoạn (Hà Nội - Vinh và Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh). Cùng với quá trình đầu tư xây dựng là công tác chuẩn bị nguồn nhân lực, xây dựng thể chế để khai thác vào năm 2032.
Giai đoạn 2 (dự kiến từ 2032 - 2050): Tiếp tục đầu tư xây dựng đoạn Vinh - Nha Trang. Trong đó ưu tiên đoạn Vinh - Đà Nẵng để có thể khai thác vào năm 2040 và tiếp tục hoàn thành đoạn Đà Nẵng - Nha Trang vào năm 2050.
Dự án được đề xuất thực hiện theo hình thức đối tác công tư (nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng - chiếm khoảng 80% TMĐT dự án; nhà đầu tư mua sắm đoàn tàu và một số thiết bị - chiếm khoảng 20%. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm vận hành khai thác, duy tu bảo dưỡng và trả phí thuê hạ tầng).
Cất nóc Bệnh viện Vạn Phúc - Sài Gòn
Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc và Công ty cổ phần Bệnh viện Vạn Phúc Sài Gòn vừa tổ chức Lễ Cất nóc Bệnh viện Vạn Phúc - Sài Gòn nằm trong Khu đô thị Van Phuc City.
Trong năm 2020, Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc đã đầu tư 2.500 tỷ đồng để hoàn thiện 10 hạng mục tiện ích trọng điểm (ảnh: VP) |
Công trình có tổng vốn đầu tư vào khoảng 864 tỷ đồng được xây dựng trên diện tích hơn 37.683 m², tổng diện tích sàn là 37.683 m², với khối nhà chính cao 6 tầng, 1 tầng hầm và khối nhà phụ. Đây là một trong những hạng mục tiện ích quan trọng được triển khai xây dựng trong năm 2020 tại Khu đô thị Vạn Phúc.
Với quy mô 350 giường và 17 chuyên khoa trong đó có các khoa chủ lực như Tim mạch, thần kinh, ngoại – sản, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ…
Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất như: máy chụp công hưởng từ 1,5 Tesla, máy chụp cắt lớp điện toán 128 dãy, máy chụp mạch máu DSA, máy chụp nhũ ảnh, máy siêu âm tim màu, hệ thống xét nghiệm tự động hóa... đạt chất lượng chuẩn quốc tế.
Đội ngũ y bác sĩ chất lượng cao, tâm huyết, có trình độ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, các giáo sư, tiến sĩ đã từng công tác tại các bệnh viện lớn. Ngoài ra Bệnh viện Vạn Phúc - Sài Gòn còn hợp tác với các bệnh viện hàng đầu trong và ngoài nước trong công tác khám và chữa bệnh.
Đặc biệt, Bệnh viện Vạn - Phúc Sài Gòn sẽ cung cấp chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh hàng đầu với mô hình bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử, chương trình khám bệnh từ xa kết hợp giải pháp giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi đăng ký khám, chờ khám bệnh của người bệnh theo phương thức đăng ký khám bệnh, đóng tiền qua điện thoại, qua trang web bệnh viện.
Dự kiến vào quý IV/2021, Bệnh viện Vạn Phúc - Sài Gòn sẽ chính thức khánh thành và đi vào hoạt động tiếp nhận hơn 500 bệnh nhân đến khám, chữa bệnh mỗi ngày.
Khu đô thị Vạn Phúc có diện tích 198ha, là 1 trong 3 bán đảo bên sông Sài Gòn được biết đến như một thành phố thu nhỏ tại phía Đông TP.HCM với tổng mức đầu tư 2 tỷ USD.
Trong năm 2020, Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc đầu tư 2.500 tỷ đồng hoàn thiện 10 hạng mục tiện ích trọng điểm và khởi công thêm 6 hạng mục tiện ích mới nhằm cung cấp một không gian sống hoàn hảo và những tiện ích sống đẳng cấp, hiện đại hàng đầu dành cho cư dân của mình.
Đà Nẵng: Tìm đơn vị lập quy hoạch cảng hàng không quốc tế
Đà Nẵng đã đề xuất Bộ Giao thông vận tải giới thiệu một đơn vị tư vấn thực hiện quy hoạch cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải giới thiệu 1 đơn vị tư vấn trong nước có năng lực, uy tín, kinh nghiệm để xem xét, lựa chọn, giao nhiệm vụ thực hiện Đồ án điều chỉnh quy hoạch cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm tiến độ yêu cầu.
Đồng thời, đồng ý để Thành phố tận dụng toàn bộ kết quả đã được Cục Hàng không Việt Nam thực hiện trong các năm 2017-2019 nhằm rút ngắn thời gian triển khai, hoàn thành sản phẩm quy hoạch trong quý 1-2021, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển giao thông trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo Cục hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn và tham gia hỗ trợ, phối hợp với Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng và các sở, ngành liên quan của Thành phố trong quá trình tổ chức chọn tư vấn và lập quy hoạch cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng.
Liên quan đến cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, đầu tháng 1/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có ý kiến về việc tổ chức lập quy hoạch chi tiết điều chỉnh Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và UBND thành phố Đà Nẵng tiếp thu ý kiến các bộ, tổ chức triển khai lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng theo đúng quy định.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là 1 trong 3 Cảng hàng không quốc tế nhộn nhịp nhất Việt Nam sau Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là Cảng hàng không chủ đạo phục vụ nhu cầu giao thông hàng không cho thành phố Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận. Đây là điểm đi đến của hơn 150 chuyến bay trong nước và quốc tế với khoảng 15.000 lượt khách thông qua mỗi ngày.
Giao khu vực biển rộng 77 ha tại Ninh Thuận cho Công ty cảng Trung Nam Cà Ná
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ký Quyết định số 359/QĐ – UBND ngày 9/11/2020 về việc giao khu vực biển.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển cho Công ty cổ phẩn Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná để thực hiện Dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 DWT, sử dụng để thực hiện các hạng mục gồm: Bến cảng, kè bảo vệ bờ, khu nước trước bến, vũng quay tàu và luồng vào cảng.
Khu vực xây dựng cảng tổng hợp Cà Ná - Ninh Thuận. (Ảnh: Khải An). |
Khu vực biển được giao cho Công ty cổ phần Cảng quốc tế Trung Nam Cá Ná có địa điểm tại thôn Thương Diêm 2, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Diện tích biển được giao là 77,39 ha biển (gồm: 38,56 ha xây dựng bến cảng, kè bảo vệ bờ và 38,83 ha làm vùng nước trước cầu cảng, vũng quay tàu, luồng vào cảng) với độ sâu khu vực biển được phép sử dụng: 18,7 m tính từ mực "0" cao độ hệ thống quốc gia.
Mục đích sử dụng của khu vực biển này là làm bến cảng, kè bảo vệ bờ; vùng nước trước cầu cảng, vũng quay tàu và luồng vào cảng; thời hạn sử dụng là 30 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu nhà đầu tư phải nộp phí sử dụng biển để làm bến cảng, kè bảo vệ bờ là 5 triệuđồng/ha/năm và sử dụng biển để làm vùng nước trước cầu cảng, vũng quay tàu, luồng vào cảng là 6 triệu đồng đồng/ha/năm theo hình thức nộp trả tiền hàng năm.
Công ty cổ phẩn Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná có trách nhiệm nộp tiền sử dụng khu vực biển được quy định; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường biển trong thời hạn sử dụng; phải cải tạo phục hồi, cải thiện môi trường biển sau khi thời hạn sử dụng khu vực biển hết hiệu lực và không cản trở các hoạt động khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện trong khu vực biển được giao và các hoạt động hợp pháp khác trên biển theo quy định.
Dự án cảng biển tổng hợp Cà Ná nằm ở khu vực biển Cà Ná- phía Tây mũi sừng Trâu, thuộc địa bàn xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, phía Bắc giáp tuyến đường ven biển tỉnh Ninh Thuận (DT 701), phía Đông giáp mũi sừng Trâu và biển Đông, phía Tây và Nam giáp biển Đông.
Giai đoạn 1 của Dự án có mục tiêu xây dựng hai bến cảng 70.000 – 100.000 DWT; một bến cảng 20.000 DWT và khu kho bãi, hạ tầng dịch vụ. Công suất thiết kế lượng hàng qua cảng khoảng 3,3 triệu tấn/năm. Khi đi vào hoạt động, Cảng biển sẽ áp dụng công nghệ thông minh trong hoạt động vận hành giúp cho quá trình xử lý hàng hóa trong cảng nhanh chóng và thuận tiện. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và chế biến tại các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo tiến độ, đến tháng 12/2022 Dự án sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động bến số 1 và tiếp tục khởi công xây dựng bến số 2 vào tháng 1/2023.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vụ nâng điểm ở Hà Giang: Hà Nội có nhiều điểm 10 nhất nước liệu có chấm lại?
- ·Spouses of Vietnamese, Chinese leaders visit Hà Nội university
- ·President honours Special Reconnaissance Brigade
- ·President hosts top citizens from ethnic minority groups
- ·Tai nạn giao thông thảm khốc ở Quảng Nam: Anh trai chú rể thoát nạn trong gang tấc ra sao
- ·Việt Nam gives top priority to developing ties with China: Party official
- ·Việt Nam a bright spot in global panorama
- ·Việt Nam, Thailand to promote defence cooperation
- ·Xe chở ngô bị đổ và hành động bất ngờ của CSGT Quảng Ninh
- ·PM meets with countries’ leaders on sidelines of ASEAN
- ·Sắp thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại 9 tỉnh, thành
- ·PM proposes strengthening ASEAN
- ·More room for cooperation between Việt Nam and the Netherlands
- ·Scholars and youths play key role in promoting Việt Nam
- ·Vụ khung sắt rơi làm 1 người tử vong: Hé lộ những lần đổi chủ của dự án
- ·PM meets with former Japanese PM, Singaporean counterpart in Tokyo
- ·Vietnamese President receives Cambodian Prime Minister
- ·Việt Nam, China strive for people’s happiness, humankind’s progress: foreign ministry's spokesperson
- ·5 đột phá quan trọng của Bộ KH&CN thực hiện nhiệm vụ 2019
- ·Ceremony held to mark construction of new Canadian embassy in Hà Nội