【bxh hạng 2 tbn】Làm thế nào để việc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định?
Thực tế “đi lệch” quy định
Trường hợp của Công ty Ford Việt Nam, Công ty NK các mặt hàng linh kiện, phụ tùng phục vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô. Các mặt hàng này đã được mã hóa sản phẩm theo quy định của Tập đoàn Ford toàn cầu và mã sản phẩm này được dán trên hộp hay in/khắc trực tiếp trên linh kiện. Mỗi mã sản phẩm được tích hợp trên hệ thống quản lý sản phẩm của Tập đoàn Ford, tương ứng với đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa đó, bao gồm: Tên hàng, nhà cung cấp, xuất xứ hàng hóa… Tuy nhiên, các thông tin này lại không thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa.
Tương tự như trường hợp của Công ty Ford, một số DN khác như Intel cũng gặp phải tình huống khó khi di chuyển toàn bộ nhà máy đang hoạt động sang Việt Nam. Trường hợp này, công ty không thể có nhãn của nhà sản xuất ra máy móc thiết bị. Hay một số Công ty Nhật Bản di chuyển máy móc tại Trung Quốc và các nước sang Việt Nam cũng không thể có đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
Có thể thấy, đối với các mặt hàng là linh kiện, phụ tùng NK để sản xuất, lắp ráp, thay thế; máy móc, thiết bị đã qua sử dụng NK để phục vụ sản xuất thì không thể có nhãn của nhà sản xuất, không có bao bì, đóng gói hoặc do yêu cầu bảo quản vận chuyển không thể đảm bảo nguyên trạng nhãn trên sản phẩm.
Bên cạnh đó khi làm thủ tục cho DN, Tổng cục Hải quan cũng gặp phải các trường hợp ghi nhãn gốc trên sản phẩm hàng hóa chưa thống nhất. Khi kiểm tra thực tế một số lô hàng NK, cơ quan Hải quan thấy rằng việc ghi xuất xứ bằng tiếng Anh trên hàng hóa cũng có rất nhiều kiểu, thường thể hiện thông tin theo yêu cầu của nhà NK hoặc quy định của nhà sản xuất, nhà phân phối nên không đảm bảo tính thống nhất.
Cụ thể như điện thoại di động nhãn hiệu Nokia ghi: Made by Nokia, Finland (sản xuất bởi Nokia, Phần Lan), nhưng không ghi sản xuất tại nước nào nên có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng là sản phẩm sản xuất tại Phần Lan, nhưng thực chất hàng sản xuất tại Trung Quốc; Các sản phẩn iphone, ipad NK ghi xuất xứ trên sản phẩm là Assembled in China (lắp ráp tại Trung Quốc), chứ không ghi xuất xứ như quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP "ghi 'sản xuất tại' hoặc 'chế tạo lại' hoặc 'xuất xứ' kèm theo tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó". Điều này gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong việc xác định hành vi vi phạm và xử lý vi phạm hành chính.
Phạt hợp lý
Rõ ràng, việc thực hiện các quy định về nhãn hàng hóa NK chưa được thực hiện đầy đủ và thống nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải trường hợp nào cũng áp dụng được đầy đủ những quy định trong các văn bản pháp luật. Thậm chí, với cơ quan Hải quan khi xử lý cũng phải “lăn tăn” bởi nếu xử phạt thì cũng “khó” cho DN còn nếu không xử phạt thì chưa thực hiện đúng các quy định tại các văn bản luật.
Điều 3 Nghị định 89 quy định, lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, vận chuyển lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân NK hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
Được biết, Bộ Khoa học và Công nghệ từng trả lời Tổng cục Hải quan: Hàng hóa NK vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì không vi phạm quy định về nhãn hàng hóa nhưng tổ chức, cá nhân phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa ra lưu thông (với điều kiện hàng hóa phải có nhãn gốc theo quy định).
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm e khoản 5 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, hành vi NK hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật bị xử phạt với mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 60 triệu đồng và buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan.
Như vậy, việc quy định về dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 89 và xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 127 là chưa thống nhất.
Để thống nhất thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động XNK, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các quy định tại Nghị định 89, Tổng cục Hải quan đề xuất Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ không xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đối với trường hợp hàng hóa NK mà trên nhãn gốc chưa thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định của Nghị định 89, chủ hàng hóa NK phải chịu trách nhiệm dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Cùng với đó, việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 127 chỉ áp dụng đối với trường hợp hàng hóa được cơ quan Hải quan cho phép đưa về bảo quản, nhưng DN tự ý đưa ra thị trường tiêu thụ và trên nhãn hàng hóa chưa thể hiện đúng, đủ các nội dung theo quy định của Nghị định 89.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cuối vụ, giá thanh long tăng cao
- ·Ngộ độc rượu dịp Tết: Đến hẹn lại lo
- ·5 nhóm giải pháp triển khai đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành
- ·Xuất khẩu chè 7 tháng năm 2023: Duy nhất một mặt hàng tăng trưởng dương
- ·Giận vợ...sa ngã tình một đêm
- ·Cải cách là điều kiện tiên quyết để phục hồi kinh tế
- ·Đắk Nông: Giải ngân vốn đầu tư thấp hơn tỷ lệ bình quân cả nước
- ·Nhớ mùi Tết Việt
- ·Bàn ăn gỗ óc chó 8 ghế Ahome
- ·Cận Tết, đào Thất Thốn có giá gần 100 triệu đồng/cây
- ·Là Việt kiều... bất lực cũng lấy được vợ
- ·Cơ hội đón đơn hàng từ Hội chợ đồ gỗ VIFA ASEAN 2023
- ·Gấp rút triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid
- ·Vicem Hà Tiên xuất khẩu lô xi măng đầu tiên sang thị trường Mỹ
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày giữa tháng 3
- ·Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc Tết, kiểm tra công tác tại Tổng cục Hải quan
- ·Chủ động giải tỏa ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu Kim Thành
- ·Việt Nam mong muốn Mỹ và Trung Quốc giải quyết những bất đồng thông qua đối thoại
- ·VNPT Long An trao thưởng chương trình “Vui tết thả ga
- ·Nền sản xuất tiếp tục vẽ nên điểm sáng trong bức trang kinh tế cuối năm