【soi kèo fortuna】Khách hàng tố Công ty Vietsun 'đem con bỏ chợ' giữa đất khách
PV Chất lượng Việt Nam vừa nhận được phản ánh của chị Nguyễn Thị Thu Hương (đường Lý Chính Thắng,áchhàngtốCôngtyVietsunđemconbỏchợgiữađấtkhásoi kèo fortuna Q.3, TP.HCM) về việc Công ty du lịch Vietsun ‘đem con bỏ chợ’, bỏ rơi khách hàng nơi đất khách, khiến khách không thể nhập cảnh được vào Singapore, và bị trả về TP.HCM ngay ngày hôm sau.
Cụ thể, trong phản ánh của mình, chị Hương cho biết: Ngày 4/12/2014 vừa qua, chị Hương đến văn phòng Công ty Du lịch Vietsun để đặt mua tour du lịch Singapore – Malaysia – Indonesia 7 ngày 6 đêm. Tuy nhiên, khi làm việc với nhân viên của Vietsun thì chị Hương được thông báo chuyển sang tour với lịch trình như trên, nhưng chỉ là lịch trình 6 ngày 5 đêm.
Thế nhưng, do lịch trình quá gấp, lịch hẹn với đối tác tại Malaysia của chị Hương đã được xác nhận, nên chị Hương buộc phải đi tour 6 ngày 5 đêm mà Vietsun giới thiệu, khởi hành ngày 23/12.
Hợp đồng du lịch mà chị Hương ký với Vietsun cho tour khởi hành ngày 23/12.
Lúc ký hợp đồng du lịch, Vietsun lại chuyển cho chị Hương đến 2 hợp đồng khác nhau, một cái ghi hành trình bắt đầu từ ngày 23/12 và cái còn lại ghi hành trình bắt đầu ngày 30/12. Trong hợp đồng cam kết với khách hàng có ghi rõ, sẽ chuyển các thông tin chi tiết của chuyến đi cho khách hàng trước 3 ngày, nhưng trên thực tế, Vietsun chỉ chuyển thông tin cho khách hàng trước ngày đi 1 ngày (22/12), mà trên thực tế chỉ chuyển duy nhất tên, số điện thoại của hướng dẫn viên sẽ đi theo đoàn.
Nhưng lại có thêm 1 hợp đồng khác được ký giữa 2 bên cho tour khởi hành ngày 28/12.
Qua xác minh của khách hàng, đây chính là hướng dẫn viên của một Công ty du lịch khác (Công ty Sao Việt). Điều đó có nghĩa khách hàng của Vietsun, nhưng lại bị ghép tour với một công ty khác, mà khách hàng không hề được báo trước, và khách hàng cũng chưa đồng ý.
Chưa hết, chuyến đi ‘bão táp’ này của chị Hương lại tiếp tục gặp sự cố khi đến sân bay quốc tế Changi, Singapore.
Theo chị Hương kể lại, tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hướng dẫn viên của đoàn cầm hẳn một cây cờ ghi tên công ty du lịch rất hoành tráng, đi đầu đoàn để đối chiếu với hải quân sân bay, so sánh với hộ chiếu của từng khách hàng, nhưng khi đến sân bay Changi thì họ mặc kệ khách hàng trình hộ chiếu, hướng dẫn viên im lặng khi hải quan Singapore muốn kiểm tra thông tin vé máy bay lượt về, tên khách sạn mà khách sẽ ở. Một cảnh tượng rất lộn xộn, không giống như lúc còn xếp hàng ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Phiếu thu tiền tour du lịch mà Vietsun cấp cho chị Hương.
Khi lực lượng chức năng của Singapore hỏi chị Hương tên khách sạn ở Singapore đã đặt, vé máy bay lượt về, hướng dẫn viên tại Singapore là ai, công ty dịch vụ du lịch nào…thì chị Hương không thể trả lời được. Trình bày với PV, lý do mà chị Hương đưa ra là do chị chưa được cung cấp, cũng như tư vấn của đơn vị tổ chức tour, như cam kết trong hợp đồng.
Chị Hương cho rằng, khi có tình trạng khách bị hải quan Singapore giữ lại để kiểm tra, hỏi thêm thông tin về mặt giấy tờ, thì hướng dẫn viên du lịch của Vietsun/Sao Việt rất bị động, thậm chí là vô trách nhiệm.
Là một đơn vị chuyên tổ chức tour cho nhóm, cho đoàn, đáng lẽ Vietsun phải am hiểu thủ tục nhập cảnh của Singapore, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho khách hàng. Chính vì chị Hương không có các thông tin cần thiết này, mà chỉ có được các thông tin của nơi mình đang công tác và làm việc.
“Trong trường hợp đó, tại sao hướng dẫn viên người Singapore của Vietsun không đứng ra bảo lãnh cho hành khách, vào làm việc với hải quan? Tại sao khi hành khách bị giữ lại, họ không có một động thái nào để giải thích, làm việc với hải quan, cũng như phối hợp với đối tác của Singapore đứng ra giải trình với hải quan, vì tất cả các công ty du lịch của Việt Nam khi đưa khách sang Singapore, đều có đối tác từ phía nước này.
Chuyến đi Singapore 'bão táp' của chị Hương kéo dài 1 ngày, vì không được nhập cảnh nước bạn, phải quay về.
Cũng theo vị khách Thu Hương này thì, chị đã không được đối xử như là một hành khách. Hầu như Vietsun chỉ nhận tiền của khách hàng xong, là họ không còn trách nhiệm gì với khách hàng nữa. Sát ngày bay, họ chỉ đưa duy nhất số điện thoại và tên của hướng dẫn viên Việt Nam. Đi du lịch quốc tế, Vietsun thừa hiểu hải quan sẽ kiểm tra thông tin căn bản của đoàn khách du lịch bất kỳ, nên họ buộc phải đi theo đoàn, tư vấn cho khách hàng.
“Với cách làm việc vô trách nhiệm như vậy, công ty du lịch dễ dàng thu được những khoản tiền rất lớn, hoặc cố tình hay thậm chí bỏ rơi hành khách để trục lợi riêng cho mình. Thực tế, không biết có bao nhiêu hành khách đã bị công ty du lịch bỏ rơi, lơ là tư vấn cũng như đưa thông tin đầy đủ để khách không được nhập cảnh, thu lợi bất chính? “ – chị Hương nhấn mạnh.
Khi bị hải quan trả về như vậy, chị Hương cảm thấy rất bức xúc, và đã có email thông báo, yêu cầu Vietsun phải có trách nhiệm giải quyết cho sự thiếu trách nhiệm của mình, nhưng cho đến thời điểm này, Vietsun đã phủi bỏ trách nhiệm, không giải quyết bồi thường cho khách hàng.
Qua Chất lượng Việt Nam, chị Hương đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, làm sáng tỏ vụ việc, để tránh các hành khách khác gặp tình huống tương tự có thể xảy ra, bị mất tiền oan uổng. Đồng thời, chị Hương đề nghị Vietsun phải hoàn trả toàn bộ tiền du lịch mà chị Hương đã đóng, các chi phí phát sinh do lỗi của họ gây ra.
Xung quanh các ý kiến thắc mắc của độc giả, chiều ngày 9/1 PV đã gặp, làm việc với bà Nguyễn Thu Thảo – Giám đốc Công ty du lịch Vietsun.
Về trường hợp của chị Thu Hương, bà Thảo cho biết: Khách hàng Hương mua tour của Công ty du lịch Vietsun, nhưng khi đi đến Singapore thì lại không được hải quan cho phép nhập cảnh, chỉ vì lý do cá nhân. Vietsun hoàn toàn bác bỏ ý kiến mà chị Hương nêu lên là do hướng dẫn viên của đoàn đã ‘đem con bỏ chợ’ ở nơi đất khách, quê người.
Không có bất kỳ công ty du lịch nào tại Việt Nam có thể đảm bảo 100% cho hành khách được phép nhập cảnh Singapore bao giờ cả. Chính vì vậy, trong hợp đồng du lịch cũng đã ghi rõ, nếu khách bị từ chối nhập cảnh tại nước sở tại, Công ty du lịch sẽ không bồi hoàn bất cứ khoản chi phí nào. Đó là quy định chung của tất cả các công ty du lịch.
Chất lượng Việt Nam sẽ tiếp tục phản ánh trong các bài tiếp theo.
Hà Trang
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Thủ tướng bổ nhiệm 2 thứ trưởng Bộ Công an
- ·Các địa phương cân nhắc không áp dụng các biện pháp phòng dịch cao hơn yêu cầu của Thủ tướng
- ·Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng hoạt sai phạm tại Hà Nam
- ·5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- ·Dự thảo Luật Thú y: Quản lý giết mổ động vật theo hướng tập trung
- ·Phải đạt mục tiêu kép về phòng chống dịch và phát triển kinh tế
- ·Thực thi Hiệp ước Sen
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Cần xử lý nghiêm các hành vi trục lợi từ tiêm chủng dịch vụ
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·TP. Hồ Chí Minh: Cận cảnh tiêu hủy 18.000 sản phẩm và gần 800kg thực phẩm vi phạm
- ·Bình Định: Tạm giữ hơn 2.000 vỏ chai LPG không rõ nguồn gốc
- ·Chuyển nhượng sân bay: Sẽ chỉ bán cho nhà đầu tư trong nước
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Xem xét kỷ luật Bí thư và Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi
- ·Nước như lũ quét sau mưa ở TP Thủ Đức, cuốn trôi cả xe máy
- ·Đại học Kinh tế quốc dân sẽ được tự quyết mức học phí
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Hà Nội: Cấm sử dụng xe công, giờ hành chính đi lễ hội