【pumas vs】Nhịp cầu nối những bờ vui
Những cây cầu bê tông đã được các cấp hội chữ thập đỏ vận động xây dựng,ịpcầunốinhữngbờpumas vs tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và giao thương, trao đổi hàng hóa dễ dàng.
Từ sự vận động của hội chữ thập đỏ, nhiều cây cầu giao thông nông thôn được xây dựng, giúp người dân đi lại dễ dàng hơn.
Người dân đi lại dễ dàng
Khoảng 3, 4 tháng nay, người dân trên địa bàn ấp 6, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, hết sức vui mừng, vì cây cầu kênh Đòn Giông đã được xây dựng hoàn thành. Trước đó, nơi đây cũng có cầu, nhưng chiều ngang chỉ khoảng 8 tấc hoặc 1m, với lại cầu xây dựng hơn 10 năm nên đã bị xuống cấp. Nhìn cây cầu mới vững chãi kế bên nhà, bà Trần Ngọc Dung, ở ấp 6, xã Hòa An, bộc bạch: “Có cây cầu mới này, ai nấy đều vui mừng phấn khởi, trước đây cầu nhỏ, nhiều chỗ hư hỏng phải chắp vá, lót ván thêm. Nay nhờ các mạnh thường quân hỗ trợ, chúng tôi đã có cây cầu mới rộng rãi, vững chãi, thuận lợi hơn rất nhiều”.
Cây cầu mới không chỉ giúp người dân đi lại thuận lợi, mà còn giúp bà con thuận lợi hơn trong việc thông thương trao đổi hàng hóa. Theo anh Nguyễn Văn Tuấn, ở ấp 6, xã Hòa An, nhờ có cây cầu mới này, việc thu hoạch, buôn bán lúa của gia đình anh và những hộ xung quanh được thuận lợi hơn. Nhà anh làm 3 công ruộng, trước đây, việc thu hoạch lúa phải phụ thuộc vào những hộ xung quanh, nếu có hộ nào thu hoạch trước thì mượn đường vào ruộng, còn không phải đợi. Anh Tuấn cho hay: “Có cây cầu này, chúng tôi mừng biết bao nhiêu. Nay không chỉ việc thu hoạch thuận lợi, mà việc bán lúa cũng dễ dàng hơn. Hiện nay, ghe mua lúa vào tận ruộng thu mua, chúng tôi bán được giá hơn”.
Khi mỗi cây cầu bê tông nông thôn được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng không chỉ là niềm vui của những người làm công tác từ thiện, mà còn là niềm vui chung của cả người dân và chính quyền địa phương.
Với tinh thần tự nguyện, hết lòng vì cộng đồng, thời gian qua, cán bộ hội chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã không ngại khó, đi nhiều nơi để kêu gọi sự ủng hộ của các nhà mạnh thường quân, các nhà hảo tâm ở trong và ngoài tỉnh đóng góp tiền, vật tư xây dựng nhiều cây cầu bê tông cốt thép. Qua công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà mạnh thường quân và Nhân dân đã thấy được ý nghĩa thiết thực của việc xây dựng cầu nông thôn nên đã tích cực ủng hộ, sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của cho lợi ích xã hội.
Giúp mạng lưới giao thông nông thôn hoàn thiện
Với đặc thù là vùng sông nước, hệ thống sông ngòi chằng chịt, vì thế, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, Hội Chữ thập đỏ huyện Phụng Hiệp tích cực vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân xây dựng, sửa chữa những cây cầu giao thông nông thôn. Theo ông Nguyễn Nhật Hoàng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Phụng Hiệp, công tác vận động xây dựng cầu giao thông nông thôn luôn được Hội Chữ thập đỏ huyện tích cực thực hiện. Nhờ đó, ngày càng nhiều cây cầu được xây dựng mới và sửa chữa, góp phần tạo thuận lợi cho người dân địa phương. “Nhờ những cây cầu chắc chắn mà việc sinh hoạt của người dân, học hành của học sinh cũng thuận tiện hơn, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn”, ông Hoàng chia sẻ.
Không riêng huyện Phụng Hiệp, tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đều tích cực vận động thực hiện các công trình phúc lợi xã hội, nhất là xây dựng cầu giao thông nông thôn. Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Vị Thủy, cho biết: “Ngoài sự đóng góp của hội viên, Hội Chữ thập đỏ huyện và các xã, thị trấn đã tích cực vận động sự đóng góp của mọi người. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã vận động xây dựng được 7 cây cầu giao thông nông thôn, vừa giúp người dân đi lại dễ dàng, đồng thời giúp mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện”.
Từ sự vận động của các cấp hội chữ thập đỏ, toàn tỉnh đã vận động xây dựng 38 cây cầu giao thông nông thôn từ đầu năm đến nay. Theo ông Nguyễn Chí Nghề, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, những cây cầu bê tông cốt thép được xây dựng từ tấm lòng của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đã góp phần nối nhịp bờ vui. Thời gian tới, hội sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác vận động, để ngày càng có nhiều cây cầu bê tông cốt thép được xây dựng, giúp người dân đi lại, thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng hơn. Đồng thời, giúp mạng lưới giao thông nông thôn ngày càng hoàn thiện, góp phần giúp kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển…
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Màn bứt tốc ấn tượng giúp nữ sinh Hà Nội giành vòng nguyệt quế tuần Olympia
- ·Người có IQ thiên tài mới giải được câu đố này
- ·Giá thuê ký túc xá các trường đại học ở TP.HCM cao nhất 3,4 triệu đồng/tháng
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Vị vua nào trong sử Việt vay nợ khắp nơi, biệt danh Chúa Chổm?
- ·Giá thuê ký túc xá các trường đại học ở TP.HCM cao nhất 3,4 triệu đồng/tháng
- ·Xúc động hình ảnh thầy hiệu trưởng bơi giữa dòng nước lũ kiểm tra trường
- ·Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·'Xúi dục' hay 'xúi giục' mới đúng chính tả?
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Học viện Cảnh sát nhân dân tăng điểm chuẩn, ngành cao nhất 24,65
- ·Thí sinh đã xác nhận nhập học có được phép huỷ?
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dày vò' hay 'giày vò'?
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Khám phá ngành đào tạo công nghệ may tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
- ·Bốn thủ khoa tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân điểm GPA tuyệt đối 4.0
- ·Phụ huynh Hà Nội 'quây' trường xin học cho con, Phòng GD&ĐT lên tiếng
- ·TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- ·Lớp học miền núi có 100% thí sinh đậu NV1, có trường top đầu cả nước