TheừnghoạtđộngởViệtNamngườitiêudùngcódễđòiđượctiềnhàkq bayer leverkuseno Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty luật Minh Bạch - Đoàn luật sư TP Hà Nội, đối với sàn Temu, người dùng khi mua hàng phải thanh toán ngay bằng thẻ thanh toán quốc tế. Như vậy, nếu Temuthực sự ngừng kinh doanh tại Việt Nam, nguy cơ người mua mất hàng và mất tiền là rất lớn. Khả năng đòi lại được từ sàn này cũng không cao.
“Điều này phụ thuộc vào sự thiện chí của Temu. Nếu Temu cam kết hoàn tiền và mong muốn sau này sẽ đăng ký hoạt động chính thức, có giấy phép tại Việt Nam thì có thể họ sẽ hoàn tiền cho những khách đã mua hàng.
Còn trong trường hợp Temu không hoạt động tại Việt Nam nữa và không giữ cam kết hoàn tiền đối với người mua hàng thì việc bảo vệ quyền của người tiêu dùng là vô vọng, mặc dù về mặt lý thuyết là có thể”, luật sư Trần Tuấn Anh nói.
Vị luật sư phân tích thêm, về mặt lý thuyết, người tiêu dùng hoàn toàn có thể khiếu nại, khởi kiện để đòi lại số tiền đã thanh toán hoặc hàng hóa như đơn mua. Tuy nhiên, trên thực tế việc này hầu như không thể thực hiện bởi sàn Temu nằm ở nước ngoài, hành vi thương mại này là nằm ở nước ngoài nên không thuộc sự kiểm soát của pháp luật Việt Nam, mặc dù Việt Nam có đầy đủ luật để bảo vệ người tiêu dùng.
Việc tiến hành tố tụng đối với một pháp nhân không ở Việt Nam, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và thực thi pháp luật thì hiệu quả pháp lý gần như bằng 0. Giả sử có thể thực hiện được thì chi phí bỏ ra cũng sẽ gấp nhiều lần so với giá trị đơn hàng mà người tiêu dùng bị mất.
Khách hàng nên làm gì?
Tuy vậy, luật sư vẫn khuyến cáo hai việc mà người trót đặt hàng trên Temu nên làm lúc này. Đó là liên hệ với Temu kiểm tra xem khi nào sẽ giao hàng, vì có thể khâu giao hàng gặp khó khăn liên quan thủ tục hải quan. Và vẫn nên hủy đơn hàng, yêu cầu hoàn tiền để chờ thiện chí của Temu.
Từ vụ việc Temu, luật sư Tuấn Anh cho rằng, để chủ động bảo vệ quyền lợi của mình khi sử dụng sàn Temu nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung, người tiêu dùng nên ưu tiên chọn các sàn thương mại điện tử uy tín, có giấy phép hoạt động chính thống tại Việt Nam, có chính sách đổi trả, hoàn tiền rõ ràng, có hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, việc đòi lại quyền lợi khi mua sắm trực tuyến luôn phức tạp và tốn thời gian. Do đó, người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và cẩn trọng khi mua sắm để tránh rủi ro.
Một trong những điểm hấp dẫn mà sàn thương mại Temu làm được đó là đưa ra một mức giá rất rẻ, điểm hấp dẫn này đã khiến nhiều người tiêu dùng chấp nhận trả tiền trước để mua hàng thay vì sử dụng sàn thương mại điện tử khác. Do đó, lời khuyên được các chuyên gia khuyến nghị dành cho người tiêu dùng là nên thận trọng khi mua hàng giá quá rẻ.
Đồng thời, khi mua hàng trên bất kỳ sàn thương mại điện tử nào, người tiêu dùng cần luôn lưu giữ hóa đơn, chứng từ mua hàng, thông tin liên lạc với người bán để làm bằng chứng khi cần thiết. Chụp ảnh sản phẩm khi nhận hàng, thậm chí là quay video khi mở hàng để làm bằng chứng nếu sản phẩm không đúng như mô tả.
Trước đó, khi các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688…thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, Bộ đã khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Đồng thời Bộ yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp thường xuyên với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng khẳng định rằng nếu sau tháng 11, Shein và Temu không hoàn thành đăng ký tại Việt Nam thì sẽ bị chặn ứng dụng. Các sàn cũng phải thông báo với người tiêu dùng là đang thực hiện thủ tục đăng ký. Nếu các sàn không tuân thủ, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp kỹ thuật như ngăn chặn ứng dụng, chặn tên miền.
Theo phản ánh của nhiều khách hàng, thời gian gần đây, khi truy cập sản thương mại điện tử này không còn hỗ trợ tiếng Việt, kèm theo đó là dòng thông báo (bằng tiếng Anh): "Temu đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam và Bộ Công Thương để đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam". Toàn bộ nền tảng Temu từ website đến ứng dụng di động đồng loạt không còn hiển thị tiếng Việt mà chỉ còn hỗ trợ 3 loại ngôn ngữ là tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Pháp.
Nhiều người cho biết đã đặt hàng cả tháng nay nhưng vẫn chưa nhận được hàng và cũng không được hoàn tiền. Có người thì trước đó do mua phải hàng lỗi nên được Temu phản hồi sẽ hoàn tiền. Tuy nhiên, khách hàng chọn hình thức hoàn tiền về tài khoản Temu vì nghĩ rằng sẽ còn mua thêm sản phẩm khác và hiện giờ cũng chưa thể rút ra.
Hầu hết các giao dịch cũng như các chương trình, chính sách thưởng hoa hồng của Temu đối với Affiliate Marketing không còn. Phía Temu thông báo cắt toàn bộ chương trình này.
Sàn thương mại điện tử Temu rầm rộ hoạt động ở Việt Nam từ đầu tháng 10 năm nay và lập tức gây cơn sốt lớn với hàng loạt các quảng cáo trên mạng xã hội, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng giá rẻ "sập sàn", ưu đãi lớn đến 90%...Ngoài ra, sàn này còn thu hút người tham gia và giới thiệu người đăng ký Temu với phần thưởng cả chục triệu đồng.