【nhận định chelsea vs west ham】Năm học mới, cẩn trọng với dịch bệnh bùng phát
Đáng lo sởi, tay chân miệng
Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị báo chí tăng cường truyền thông, lồng ghép nội dung tuyên truyền ngay trong nhà trường, hướng đến từng đối tượng học sinh giúp các em tự bảo vệ sức khỏe của mình. Đồng thời, giúp các em cũng trở thành nhân tố quan trọng tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cho gia đình, nhà trường và cộng đồng. |
Bên cạnh đó, thời điểm năm học mới, dịch tay chân miệng đe doạ bùng phát tại trường học, đặc biệt tại các trường mầm non vẫn đáng ngại. Theo đó, với hơn 1.000 trường mầm non đang hoạt động trên địa bàn, nếu các biện pháp vệ sinh lớp học, dụng cụ, đồ chơi không được đảm bảo, đây sẽ là môi trường lý tưởng để dịch bùng phát. Ngoài ra, các dịch bệnh như cúm, Ebola, MERS-CoV cũng có nguy cơ bùng phát trong trường học nếu như không được dự phòng hiệu quả.
Nói về sự nguy hiểm của dịch tay chân miệng, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phân tích, sở dĩ bệnh tay chân miệng thường tăng mạnh, bùng phát vào mùa tựu trường là do bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn thông qua việc tiếp xúc.
Cơ chế lây bệnh của tay chân miệng thường là lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh, lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm vi rút, do đó nó rất dễ lây trong môi trường sinh hoạt chung của trẻ ở lớp học, nhà trẻ… “Chỉ cần một trẻ bị bệnh tay chân miệng là những trẻ xung quanh có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào, do vậy công tác vệ sinh trường học cần được quan tâm đặc biệt”, ông Trần Đắc Phu nói.
Theo bác sỹ Đỗ Thiện Hải, Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.
Để nhận biết bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu như sốt nhẹ hoặc sốt cao; tổn thương ở da: rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối… “Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc”, bác sỹ Hải nói.
Thực hiện rửa tay bằng xà phòng là biện pháp quan trọng để phòng chống dịch truyền nhiễm tại trường học. Ảnh: Nhung Nguyễn. |
Đặc biệt coi trọng vệ sinh trường học
Dù năm nay dịch sốt xuất huyết của Hà Nội giảm đáng kể song theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, chúng ta vẫn không chủ quan với dịch.
Để ngăn không cho dịch bùng phát vào mùa tựu trường, hiện nay, Hà Nội đang đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường phối hợp với các trường học để triển khai các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như phun thuốc, diệt bọ gậy, loăng quăng, đảm bảo vệ sinh trường học.
Với tay chân miệng, do đây là bệnh chưa có vắc xin dự phòng, do vậy, để phòng bệnh tay chân miệng, ông Cảm khuyến cáo các cơ sở giáo dục phải vận động học sinh thường xuyên thực hiện các biện pháp về vệ sinh phòng bệnh, rửa tay bằng xà phòng tại hộ gia đình.
Các trường học phải bố trí đủ bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng ở những vị trí thuận lợi cho học sinh rửa tay. Hướng dẫn học sinh rửa tay đúng cách, thường xuyên với nước và xà phòng khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu.
Đối với trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ, theo ông Cảm, cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Đối với các trường tổ chức bữa ăn tại trường, theo Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng, cần đảm bảo ăn chín, uống chín, đủ chất dinh dưỡng, vật dụng ăn uống phải được sửa rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Theo dõi sức khỏe của trẻ em, học sinh để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Cho các trường hợp mắc bệnh nghỉ học, không đến nhà trẻ, trường học trong vòng 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh.
Về phía Bộ Y tế, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đang phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng mô hình sức khỏe trong trường học để nâng cao nhận thức cho các em học sinh và các thành viên trong nhà trường phòng chống dịch bệnh.
Để phòng chống dịch bệnh tại trường học, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, các trường học thực hiện ngay các nội dung nhằm phòng chống dịch sốt xuất huyết và các dịch bệnh trong trường học đầu năm học. Cụ thể, chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo khuôn viên trường, lớp, các phòng chức năng, phòng nghiệp vụ, nhà vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt đúng quy định và tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế quy định.
Theo ông Dũng, Sở cũng giao cho các cơ sở kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đảm nhiệm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh phòng, chống dịch, bệnh theo mùa, đặc biệt trong dịp này là các bệnh: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy cấp và dịch bệnh mùa bão lụt,...
“Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các trạm Y tế xã, phường, thị trấn để kiểm tra giám sát, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, chuyển bệnh viện điều trị kịp thời các trường hợp cán bộ, giáo viên, học sinh bị sốt, cảm cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy,... không tự ý điều trị tại trường, tại nhà để tránh dịch lây lan. Đồng thời triển khai phun hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy ở các khu ẩm thấp, cây um tùm và các vi trí muỗi thường sinh sản, xử lý các dụng cụ chứa nước sạch sẽ, phát quang bụi rậm, vệ sinh cống rãnh thoát nước”, ông Dũng nói.
(责任编辑:La liga)
- ·Thị trường vàng miếng và nhẫn không biến động, giá thế giới giảm
- ·Hội Cựu chiến binh huyện Phú Giáo: Trên 99% gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa
- ·Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện
- ·Phát triển đô thị xanh
- ·Xót lòng mẹ đơn thân nuôi con bị tim bẩm sinh
- ·Xã Đất Cuốc: Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch
- ·Phường Phú Cường: Thực hiện tốt công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”
- ·Tập trung thực hiện chương trình phát triển đô thị
- ·Thương cảnh người con dang dở việc học nuôi mẹ bại liệt
- ·Nghe đất trở mình…
- ·Chuyện lạ: Bia vỏ Tiger nắp Heineken
- ·Chuẩn bị cho chuỗi hoạt động “Xuân chiến sĩ” Giáp Thìn 2024
- ·Tăng cường kiểm tra, giám sát khai thác khoáng sản bảo đảm đúng quy chuẩn an toàn
- ·Hứa mà không làm là suy thoái!
- ·Vụ Tây Nam bộ: Đề nghị kỷ luật ông Nguyễn Phong Quang
- ·Đô thị hướng tới văn minh, hiện đại
- ·Bình Phước: Tổng kết công tác khoa học và công nghệ năm 2023
- ·Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 2
- ·4 khách sạn, resort ở Đà Lạt thường xuyên ‘cháy phòng’ trên Traveloka
- ·Chuyến thăm của Thủ tướng tạo động lực thúc đẩy hợp tác Việt Nam