【nhận định inter turku】Cần công khai quá trình thực nghiệm sách giáo khoa
Ảnh minh họa.
Tăng số tiết,ầncôngkhaiquátrìnhthựcnghiệmsáchgiánhận định inter turku số lần thực nghiệm
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến thời điểm này đã được triển khai ở lớp 1, 2 và 6. Trong năm học tới, các lớp 3, 7 và 10 sẽ học theo chương trình và SGK mới. Điều băn khoăn đó là dù trải qua quá trình biên soạn, thẩm định ở nhiều cấp song khi đưa SGK vào giảng dạy trực tiếp vẫn gặp phải những “hạt sạn” không đáng có.
Hiện nay, quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK đang thực hiện theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT gần nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33.
Một trong những nội dung điều chỉnh đáng chú ý của Thông tư 05 là về yêu cầu và quy trình thực nghiệm SGK. Theo đó, đối với mỗi bản mẫu SGK, lựa chọn các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loạt bài, thể hiện điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Việc thực nghiệm được tổ chức với ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên; ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học; ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại. Mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 2 lần...
GS. TS Phạm Tất Dong - nguyên Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, trên thực tế, theo quy định của Bộ GDĐT, nhà xuất bản là đơn vị tổ chức biên tập, hoàn thành bản mẫu SGK, phối hợp với tổ chức, cá nhân biên soạn SGK tổ chức thực nghiệm SGK. Trong vai trò “vừa đá bóng, vừa thổi còi” như vậy thì nhiều ý kiến lo ngại về quá trình thực nghiệm cho có, cho đủ hồ sơ… không phải là không có căn cứ.
Vì vậy, giải pháp là công khai quá trình này để mọi người dân quan tâm đều có thể chủ động tìm kiếm. Theo ông Dong, hiện nay khi công nghệ thông tin phát triển, mọi hoạt động đều có thể được lưu lại trên nền tảng số để mọi người có thể xem xét, góp ý khi cần nên nếu những tiết học thực nghiệm này được ghi lại và đăng tải trên các website của nhà xuất bản, của Bộ GDĐT… thì sẽ giúp những giáo viên khác, người học và xã hội có góp ý chân thực nhất.
Về quan điểm cần thực nghiệm những bài khó, bài mới và tăng số lần thực nghiệm mỗi bài lên 2 lần, ông Dong hoàn toàn ủng hộ và cho rằng theo quy định, giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là những người đang trực tiếp dạy học môn học có SGK được thực nghiệm. Mỗi tiết dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 3 giáo viên dự giờ và tham gia góp ý bài học thực nghiệm. Những ý kiến này cũng cần được đăng tải công khai để mọi người được biết để tránh việc góp ý hình thức, lấy lệ…
Tận dụng cơ hội thực nghiệm
Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về hỗ trợ đổi mới GDPT cho rằng, thực nghiệm SGK mới càng lâu, diện càng rộng thì càng tốt, tránh được mọi sai sót và cơ hội có được bộ sách chất lượng tốt là khả thi. Trước đây, khi chương trình phổ thông năm 2000 triển khai, quá trình dạy thực nghiệm phải tiến hành gần 2 năm. Nay một số cuốn SGK lớp 1, 2, và 6 khi đưa vào giảng dạy đã có những sai sót phải chỉnh sửa cho thấy tầm quan trọng của việc dạy thực nghiệm đối với SGK nói riêng cũng như bất cứ một công trình nghiên cứu nào.
Chia sẻ quan điểm này, ông Lê Hồng Vũ - nguyên Trưởng Phòng GDĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) cho rằng, việc thực nghiệm SGK càng tiến hành trên diện rộng càng có lợi cho việc phát hiện những sai sót nếu có hoặc rút kinh nghiệm khi giảng dạy trong năm học. Trong đó, giáo viên, nhà trường phải xác định rõ rằng dạy thử nghiệm không phải nhằm mục đích đánh giá hay đưa ra kết luận gì về SGK mới. Điều cần đạt được là giúp giáo viên làm quen với phương pháp dạy cũng như chủ động xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp với chương trình mới. Đồng thời, quá trình dạy thử nghiệm chính là cơ hội tương tác trực tiếp giữa nhóm tác giả bộ SGK và các giáo viên. Thầy cô cần nghiên cứu chương trình cũng như bài học tỉ mỉ để nếu có thắc mắc gì có thể hỏi để được các tác giả giải đáp trực tiếp.
GS. TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, mỗi cuốn SGK cũng giống như một công trình khoa học, trước khi đưa vào giảng dạy cần công khai quá trình thực nghiệm cho dư luận được biết. Bởi ngoài tỷ lệ thực nghiệm như đã công bố thì điều đáng quan tâm không kém là quá trình thực nghiệm diễn ra như thế nào. Các đơn vị biên soạn, xuất bản SGK có làm đúng, làm cẩn thận hay không cần phải có những minh chứng, có sự giám sát cụ thể của các cơ quan chuyên môn của Bộ GDĐT. |
TheoĐại đoàn kết
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tháng Sáu nhớ Bác, người khai sinh nền báo chí Cách mạng Việt Nam
- ·Bãi rác gần ngay trụ sở UBND xã
- ·Giữ hồn quê
- ·Công chức BHXH không được nhận quà của tổ chức, cá nhân
- ·Cận cảnh 4 phương án giải cứu đội bóng Thái Lan đang bị mắc kẹt trong hang động ngập nước
- ·95% trẻ từ 1
- ·Nguồn nhân lực Cà Mau góc nhìn từ thực tiễn.Bài 2: Khoảng trống trong phân luồng và đào tạo nghề
- ·Số người mắc bệnh sốt rét tăng cao
- ·Hà Nội hạn chế tụ tập đông người đến hết ngày 15/4/2020
- ·Người gieo hạnh phúc cho đời
- ·Chuyển đổi số
- ·1.515 phần quà tặng người yếu thế, hộ nghèo
- ·Hơn 65.000 con cá giống thả xuống hồ Đồng Xoài
- ·Ông Trịnh Minh Thành tái đắc cử Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Cà Mau khóa IV
- ·Hàng loạt phi công Vietnam Airlines lại xin nghỉ việc: Lãnh đạo Bộ Giao thông nói gì
- ·Thiếu ý thức
- ·Lễ Vu Lan nhớ đạo làm con
- ·Gian nan tìm chữ
- ·Hướng dẫn thủ tục về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi thực thi EVFTA
- ·Tuyến đường “đau khổ”