【keo chap toi nay】Khách Nhật Bản đến Huế giảm: Cần giải pháp thị trường
Chưa khai thác trực tiếp
Cuối năm 2016,áchNhậtBảnđếnHuếgiảmCầngiảiphápthịtrườkeo chap toi nay đoàn gồm lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, ban, ngành có chuyến công tác tại Nhật Bản. Tại đây, nhiều hợp tác được ký kết giữa Huế và các địa phương của Nhật, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Theo đó, các địa phương của Nhật sẽ tăng cường quảng bá cho Huế và ngược lại; các doanh nghiệp Nhật cũng cam kết sẽ tăng cường đưa khách sang Huế du lịch.
Ngành du lịch Huế tham gia quảng bá hình ảnh tại một hội chợ được tổ chức tại Nhật Bản
Đầu năm 2017, Huế đón Nhật Hoàng sang thăm. Sự kiện nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả nước Nhật Bản, thu hút hơn 100 phóng viên sang đưa tin. Đây chính là sự kiện được đánh giá không thể tốt hơn để Huế quảng bá hình ảnh đến với đất nước mặt trời mọc. Tại các hội chợ du lịch quốc tế được tổ chức tại Nhật Bản, đều có sự tham gia của ngành du lịch Huế. Riêng tổ chức JICA còn hỗ trợ một tình nguyện viên sang tổ chức và duy trì hoạt động trang thông tin điện tử du lịch bằng tiếng Nhật, nhằm phục vụ khách Nhật Bản khi muốn tìm hiểu thông tin về Huế.
Tuy nhiên, số liệu lượng khách Nhật Bản sang Huế du lịch hơn hai năm qua cho thấy, chưa đúng với kỳ vọng và sự hợp tác, thậm chí, khách còn có dấu hiệu sụt giảm. Năm 2016, tổng lượng khách Nhật đến Huế đạt gần 23 nghìn lượt, năm 2017 giảm còn hơn 20 nghìn và 7 tháng đầu năm 2018, khách Nhật đến Huế khoảng gần 14 nghìn lượt, chỉ chiếm 2,4% tổng lượng khách quốc tế đến Huế. Rõ ràng, với một thị trường truyền thống, đầy tiềm năng, Huế lại hội tụ được nhiều yếu tố đáp ứng được nhu cầu, với lượng khách như thế thì cần có sự đánh giá lại.
Vì sao khách Nhật Bản đến Huế thấp? Lãnh đạo ngành du lịch cho rằng, Huế chưa có doanh nghiệp nào trực tiếp đưa khách từ Nhật về. Lượng khách đến Huế hiện chủ yếu từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng. Huế đang phụ thuộc, bị động trong việc tìm nguồn khách nên không quyết định được số lượng khách. Cách đây vài năm, Huế có một doanh nghiệp chuyên khai thác khách Nhật, nhưng gần đây cũng đã ngưng hoạt động.
Huế chưa khai thác trực tiếp nguồn khách Nhật Bản liệu có phải là nguyên nhân chính? Phải nhìn nhận, khách Nhật cực kỳ khó tính, nếu dịch vụ không đảm bảo, họ sẽ không đến nữa. Các dịch vụ của Huế nhiều, nhưng chưa thể làm hài lòng dòng khách này. Trên thực tế, Huế có nhiều lợi thế để thu hút, nhất là sản phẩm tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa truyền thống, ẩm thực. Đặc biệt, Huế có những khu nghỉ dưỡng kết hợp với tắm nước khoáng nóng tự nhiên. Thế nhưng, tại một khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ở Huế như thế, do đảm bảo về nguồn thu nên mở cửa chào đón tất cả các dòng khách. Khi nhiều dẫn đến ồn ào, không phù hợp với nghỉ dưỡng của riêng một dòng khách nữa. Hay khách của Nhật rất thích dịch vụ spa cao cấp, họ dành nhiều thời gian của chuyến đi để tận hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe này, nhưng quả thật, Huế chưa thể đáp ứng được nhu cầu.
Cần giải pháp tốt hơn
Có hai giải pháp mà Huế cần phải làm để thu hút khách Nhật tốt hơn. Đầu tiên là tăng cường các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách; thứ hai là doanh nghiệp Huế cần trực tiếp đưa khách về Huế mà không phụ thuộc vào các doanh nghiệp ở các địa phương khác nữa.
Khách Nhật Bản đến Huế chưa được như kỳ vọng
Về sản phẩm du lịch, ngoài văn hóa, di sản, khách Nhật luôn ưu tiên đi du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Do đó, nghỉ dưỡng kết hợp với tắm khoáng nóng cần được tổ chức bài bản hơn. Lợi thế của Huế là về y tế, đây là nhu cầu đang ngày càng lớn của du khách Nhật. Điều này được nhắc đến nhiều trong cuộc làm việc của đoàn công tác tỉnh cuối năm 2016, khi Huế sẽ xây dựng những viện dưỡng lão, khách Nhật có thể sang vừa nghỉ dưỡng vừa chăm sóc sức khỏe dài ngày…
Ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch cho biết, về nguồn khách, trước mắt, các doanh nghiệp Huế chưa thể khai thác trực tiếp, ngành sẽ mời các doanh nghiệp ở hai đầu chuyên về khách Nhật về Huế khảo sát sản phẩm du lịch mới, từ đó, tăng cường đưa khách về Huế nhiều hơn. Dự kiến, ngay trong tháng 9/2018 đến, ngành sẽ đón hai đoàn famtrip chuyên về khách Nhật về khảo sát.
Tại hội chợ du lịch tại Nhật Bản 2017, ngành du lịch đã tổ chức hội nghị để các doanh nghiệp Huế và Nhật Bản cùng trao đổi và tìm kiếm hợp tác. Lãnh đạo Sở Du lịch cho hay, thời gian đến sẽ tổ chức cuộc làm việc với các doanh nghiệp để mổ xẻ nguyên nhân hợp tác vẫn chưa được hiệu quả. Từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục.
Sân bay Huế đang chuẩn bị được nâng cấp, khi mở rộng quy mô, đường bay thẳng giữa Huế - Nhật Bản là rất khả thi. Đây là giai đoạn để quảng bá và bắt đầu cho các hợp tác, vì phải mất 2-3 năm cho một sản phẩm hoạt động mới đạt hiệu quả. Nếu làm tốt, khách Nhật là dòng khách sang, chi tiêu nhiều. Điều mà du lịch đang hướng đến.
Bài, ảnh: Đức Quang
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Nghệ sĩ Hoa Mỹ Hạnh chống chọi với bệnh tật
- ·Dương Minh Ánh: Không nên đưa phát thanh viên vào hệ thống xét tặng NSND
- ·Quý II, thu nội địa phải đạt trên 167 nghìn tỷ đồng
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Thời tiết ngày 17/4: Cả nước có mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ đề phòng lốc, sét, mưa đá
- ·Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên 29/6
- ·Không bắt buộc đeo khẩu trang, ngồi giãn cách trong lớp học
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·ASUS chuẩn bị ra mắt ZenFone tại Đông Nam Á
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Apple bán được 500 triệu iPhone trong 7 năm
- ·Quảng Ninh: Cho phép mở lại các dịch vụ không thiết yếu từ 8/5
- ·Đập hộp smartphone cảm ứng hạng sang của BlackBerry ở VN
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Diễn biến COVID
- ·Apple sản xuất MacBook Air 12 inch, màn hình siêu nét Retina
- ·Bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh thêm tại 47 xã
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Chuẩn bị điều kiện tốt nhất để đón học sinh trở lại trường